Yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đối với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay (Trang 27)

việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xu hƣớng phát triển chung của các nƣớc trên thế giới. Đó cũng là con đƣờng phát triển tất yếu của nƣớc ta để đi tới mục tiêu "dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Công nghiệp hoá, hiện đại hoá không đơn giản chỉ là công cuộc xây dựng kinh tế, mà chính là quá trình biến đổi cách mạng sâu sắc trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, con ngƣời...), làm cho xã hội phát triển lên một trạng thái mới về chất. Chính vì vậy, nó đòi hỏi phải có nguồn nhân lực đủ về số lƣợng, mạnh về chất lƣợng .

Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực là mục tiêu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà chúng ta đang từng bƣớc tiến hành. Bởi lẽ, khi ngƣời lao động nƣớc ta ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và trong sự phát triển nền kinh tế đất nƣớc theo cơ chế thị trƣờng, có sự quản lý của Nhà nƣớc, theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, thì chất lƣợng nguồn nhân lực là nhân tố quyết định: Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định:

"Nâng cao dân trí, bồi dƣỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con ngƣời Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá" [14, tr. 21].

Thực tiễn đã chứng tỏ rằng, không có nguồn nhân lực chất lƣợng cao, chúng ta không thể phát triển kinh tế, đƣa nƣớc ta thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Nhƣng cũng chính vì nghèo nàn, lạc hậu về kinh tế mà chất lƣợng nguồn nhân lực nƣớc ta chƣa cao. Để có thể thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn này và tạo đà cho bƣớc phát triển tiếp theo của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thì một nƣớc đang ở tình trạng kém phát triển nhƣ nƣớc ta không thể không

xây dựng một chính sách phát triển lâu bền, có tầm nhìn xa, trông rộng, phát triển con ngƣời, nâng cao dần chất lƣợng nguồn nhân lực.

Các nƣớc công nghiệp mới ở Châu Á đang đƣợc coi là tấm gƣơng trong lĩnh vực này. Các nƣớc này dẫu đất chật, ngƣời đông, sức ép dân số có thể nói là rất lớn, song họ đã sử dụng khá thành công chiến lƣợc nâng cao chất lƣợng dân cƣ để giải toả sức ép về dân số, làm cho nó không biến thành nhân tố tiêu cực, ảnh hƣởng đến sự phát triển kinh tế. Với chiến lƣợc đó và do coi trọng tài nguyên sức ngƣời, đầu tƣ lớn cho việc nâng cao chất lƣợng tài nguyên vô giá đó, các nƣớc này đã đạt đƣợc những thành công khá lớn trong phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân nƣớc mình.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá tự bản thân nó luôn đặt ra những đòi hỏi khách quan về số lƣợng, cơ cấu và chất lƣợng nguồn nhân lực với những năng lực, phẩm chất cần thiết. Hiện nay ở nƣớc ta có lực lƣợng lao động dồi dào nhƣng không phải tất cả đều trở thành nguồn nhân lực với tính cách là động lực của công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chất lƣợng nguồn nhân lực còn quá kém so với yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đặc biệt chúng ta còn thiếu một đội ngũ cán bộ khoa học - công nghệ giỏi.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong thời đại cách mạng khoa học và công nghệ đòi hỏi khá cao về phẩm chất trí tuệ ở ngƣời lao động - một phẩm chất đƣợc coi là quan trọng nhất hiện nay. Đó là, ngƣời lao động phải có năng lực sáng tạo, có khả năng áp dụng những thành tựu của khoa học để sáng chế ra những kỹ thuật, công nghệ tiên tiến; có năng lực thu thập và xử lý thông tin trong điều kiện bùng nổ thông tin; có sự nhạy bén, thích nghi nhanh và thực sự làm chủ khoa học, kỹ thuật, công nghệ hiện đại chứ không nhƣ những rôbốt đơn thuần. Đồng thời, ngƣời lao động phải có khả năng biến tri thức thành kỹ năng lao động nghề nghiệp, nghĩa là, phải có kỹ năng lao động giỏi thể hiện qua trình độ tay nghề, mức độ thành thạo chuyên môn nghề nghiệp ...

Ngày trƣớc, ông cha ta đã khẳng định, "một nghề cho chín, hơn chín mƣời nghề". Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đòi hỏi ngƣời lao động ở chức trách nào cũng phải tinh thông nghiệp vụ của mình: ngƣời đầu bếp thì phải nấu ăn ngon, thầy thuốc thì phải giỏi trị bệnh cứu ngƣời, công nhân phải giỏi ngành nghề, giám đốc phải giỏi kinh doanh và quản lý v.v... Lời dạy của Ngƣời càng trở nên thấm thía trong điều kiện hiện nay, khi quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá càng đi vào chiều sâu càng đòi hỏi trình độ chuyên môn hoá cao của đội ngũ lao động nhằm đạt đƣợc năng suất lao động xã hội, hiệu quả sản xuất kinh doanh cao gấp nhiều lần so với hiện nay.

Nhƣ vậy, ngƣời lao động phải có năng lực hoạt động thực tiễn tốt, có khả năng xử lý tình huống có vấn đề trong điều kiện kinh tế thị trƣờng và cách mạng khoa hoc - công nghệ. Họ còn phải có năng lực tham gia hoạch định chính sách, lựa chọn giải pháp và tổ chức thực hiện, biết quản lý sản xuất, kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng và phân công lao động quốc tế; biết chấp nhận cạnh tranh, dám mạo hiểm, dám hy sinh lợi ích trƣớc mắt, lợi ích cục bộ, vì lợi ích lâu dài, lợi ích toàn cục, v.v... Muốn có đƣợc năng lực trên đây, ngƣời lao động nhất thiết phải có tri thức, vốn văn hoá và phải đƣợc đào tạo.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nƣớc ta đƣợc tiến hành trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới với tƣ cách là xu thế phát triển khách quan, do đó đòi hỏi ngƣời lao động Việt Nam còn phải biết chủ động hội nhập quốc tế. Bởi hội nhập trên thế hoàn toàn chủ động là điều kiện của việc xử lý đúng mối quan hệ biện chứng giữa yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh. Khác với toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế là hành động chủ quan, có chủ đích của con ngƣời nhằm tiếp thu tri thức, kinh nghiệm, sức mạnh của thế giới bên ngoài để phát huy, tăng cƣờng sức mạnh của đất nƣớc mình. Hội nhập quốc tế cũng có nghĩa là chấp nhận cạnh tranh với thế giới bên ngoài. Trong điều kiện ở

Việt Nam còn nhiều mặt hạn chế, yếu kém, đặt ra những đòi hỏi bức xúc về chất lƣợng nguồn lực con ngƣời Việt Nam. Một vấn đề rất lớn khác là làm sao đó để hội nhập mà không bị hoà tan, đồng thời vẫn bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc mình và nhất là bảo vệ đƣợc nền độc lập dân tộc.

Rõ ràng là trong điều kiện kinh tế thị trƣờng và hội nhập quốc tế sâu rộng, ngƣời lao động dù có lòng yêu nƣớc nhƣ thời kháng chiến chống đế quốc, thậm chí có nhiệt huyết cách mạng cao thì cũng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Bởi ngoài bản lĩnh chính trị vững vàng, ý thức dân tộc cao, họ còn phải có trình độ trí tuệ ngang tầm đòi hỏi, ít ra là của khu vực. Trình độ trí tuệ đó của con ngƣời đƣợc phản ánh qua trình độ học vấn và năng lực sáng tạo. Để có đƣợc điều này, ngoài tƣ chất ban đầu, vai trò chủ yếu thuộc về giáo dục và đào tạo, vì nó là phƣơng tiện cơ bản nhất và hữu hiệu nhất để phát triển trí tuệ, trang bị các tri thức chuyên môn, nghề nghiệp cho ngƣời lao động, là giá đỡ cho tiềm năng sáng tạo của con ngƣời. Nói cách khác, giáo dục và đào tạo là phƣơng tiện để khai trí, thiếu nó thì trí tuệ của một dân tộc sẽ kém cỏi và do vậy sẽ không có sức mạnh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu" [41, tr.8].

Tóm lại, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện ngày nay đòi hỏi ngƣời lao động phải có năng lực sáng tạo, khả năng thích nghi nhanh và kỹ năng lao động giỏi, đó là những yêu cầu chung đối với ngƣời lao động. Tuy nhiên, các thành phần lao động khác nhau thì mức độ yêu cầu chuyên sâu của mỗi loại năng lực cũng khác nhau. Điều này đòi hỏi phải cơ cấu lại đội ngũ lao động theo hƣớng chuyên sâu.

Lực lƣợng trụ cột của đội ngũ lao động là đội ngũ công nhân mà trƣớc hết là công nhân lành nghề, tức là đội ngũ những ngƣời lao động trực tiếp sản xuất ra hàng hoá (hàng hoá công nghiệp, hàng hoá nông nghiệp), cung ứng

dịch vụ đạt chất lƣợng theo chuẩn mực quốc tế để cung cấp cho ngƣời tiêu dùng cả trong nƣớc lẫn các nƣớc khác trên thế giới. Muốn vậy, họ phải có một trình độ trí tuệ nhất định để tiếp thu và làm chủ đƣợc công nghệ tiên tiến. Hơn thế nữa, với những tri thức khoa học và những kinh nghiệm tích luỹ đƣợc trong quá trình sản xuất trực tiếp, ngƣời công nhân lao động không những sử dụng các công cụ lao động hiện có, mà còn có thể sáng chế ra những tƣ liệu lao động mới, hoàn thiện kỹ thuật và phƣơng pháp sản xuất.

Cơ cấu nòng cốt của đội ngũ lao động là đội ngũ trí thức, với cơ cấu đồng bộ trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ, quản lý kinh tế - xã hội, văn hoá - văn nghệ ... Họ phải thành thạo chuyên môn, nghề nghiệp, với năng lực tiếp thu có chọn lọc và ứng dụng có hiệu quả những thành tựu của khoa hoc - công nghệ hiện đại, những tinh hoa văn hoá, văn minh thế giới, những di sản văn hoá dân tộc vào thực tiễn Việt Nam. Đồng thời họ phải có năng lực sáng tạo về lý thuyết cũng nhƣ thực hành, nhằm giải quyết cả những vấn đề trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài của đất nƣớc. Đội ngũ trí thức phải thực hiện có hiệu quả các chức năng: nghiên cứu, thiết kế, tham mƣu, sáng tác, thực hiện, thi hành, ứng dụng, phát triển, giáo dục, đào tạo, bồi dƣỡng, huấn luyện ,v.v...

Điều có tầm quan trọng rất lớn là hình thành cho đƣợc đội ngũ nhân lực có trình độ và năng lực cao trong từng lĩnh vực kinh tế - xã hội khác nhau. Có thể nói, đây là lực lƣợng xung kích trong việc tiếp nhận, chuyển giao công nghệ tiên tiến, thực hiện việc ứng dụng có kết quả vào điều kiện nƣớc ta, là hạt nhân trong việc đƣa lĩnh vực kinh tế - xã hội nơi họ lao động đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Có nghĩa là họ có thể thực hiện đƣợc việc dẫn dắt, hƣớng đạo cho những bộ phận có năng lực và trình độ thấp hơn đi lên, bắt kịp dòng chảy chung của thời đại, để không bị tụt hậu.

Đặc biệt quan trọng là bộ phận nhân tài trong đội ngũ lao động. Bộ phận này là hạt nhân có chất lƣợng cao, trình độ cao, hiện đại, có năng lực khai phá

những con đƣờng mới mẻ trong nghiên cứu khoa học để đạt đƣợc những thành tựu mới có ý nghĩa thực tiễn, phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đội ngũ này có số lƣợng không nhất thiết phải đông, nhƣng phải thực sự là đội ngũ các nhà khoa học đầu đàn, tiêu biểu cho tinh hoa trí tuệ của dân tộc. Bởi chính đội ngũ này là đội ngũ "nhân lực tinh hoa", có nhiệm vụ chủ trì những hƣớng, những ngành, những lĩnh vực khoa hoc và công nghệ quan trọng, then chốt của đất nƣớc, đƣa những hƣớng, ngành, lĩnh vực đó phát triển, rút ngắn dần khoảng cách tụt hậu so với các nƣớc tiên tiến.

Cũng chính từ đội ngũ này mà đào tạo, bồi dƣỡng, thu hút các tài năng khoa học trẻ, tạo nên môt thế hệ đồng bộ đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học giỏi, bao gồm những cán bộ có năng lực nghiên cứu, thiết kế giỏi và những cán bộ có năng lực công nghệ giỏi cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Trong thế giới hiện đại, không thể thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá một cách có hiệu quả, nếu chúng ta không có đội ngũ cán bộ khoa học - công nghệ giỏi. Đội ngũ này là nòng cốt trong nguồn nhân lực, là nhân tố bảo đảm thắng lợi công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Bài học kinh nghiệm của các nƣớc đi trƣớc và của bản thân nƣớc ta cho thấy, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc muốn đạt đƣợc hiệu quả cao, tất yếu phải dựa vào nguồn nhân lực, trong đó quan trọng nhất là chất lƣợng nguồn nhân lực.

Thực tiễn đã chứng tỏ và xác nhận rằng trong số các nguồn lực tạo nên cơ sở cho sự phát triển của xã hội hiện đại thì nguồn nhân lực trong đó có đội ngũ trí thức là tài nguyên vô cùng quý giá có khả năng tự tái sinh. Các nguồn lực khác, dù phong phú, đa dạng và giàu có đến mấy cũng sẽ bị cạn kiệt dần nếu con ngƣời không có cách khai thác thích hợp. Mặt khác, các nguồn lực ấy

tồn tại nhƣ những tiềm năng. Chúng chỉ thực sự có ý nghĩa và phát huy khi thông qua hoạt động của con ngƣời. Do vậy, không phải ngẫu nhiên mà C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin coi con ngƣời là yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định trong lực lƣợng sản xuất. Đảng ta, trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội cũng khẳng định rằng, con ngƣời đóng vai trò là "chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn của cải vật chất và văn hoá, mọi nền văn minh ...", [12, tr. 5] là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội.

Xuất phát từ vai trò của con ngƣời đối với sự phát triển của xã hội, chúng ta nhận thấy rằng một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nguồn nhân lực có chất lƣợng, đƣợc đào tạo tốt, sử dụng và phân bổ theo một cơ cấu hợp lý. Nói đến chất lƣợng nguồn nhân lực là nói đến hàm lƣợng trí tuệ ở trong đó, nói tới "ngƣời lao động có trí tuệ cao, có tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp, đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng và phát huy bởi nền giáo dục tiên tiến, gắn liền với một nền khoa hoc - công nghệ hiện đại", [15, tr. 9]. Sở dĩ ngƣời ta nói đến tính vô tận, tính không bị cạn kiệt, không bao giờ hết của nguồn nhân lực chính là nói tới yếu tố trí tuệ. Trí tuệ của con ngƣời ngày càng phát triển và có tác động mạnh mẽ nhất đối với sự tiến bộ, phát triển của xã hội. Nhà tƣơng lai học Mỹ - AlvinToffler khẳng định rằng: mọi nguồn lực tự nhiên đều có thể bị khai thác cạn kiệt, chỉ có tri thức con ngƣời là không bao giờ cạn kiệt và "tri thức có tính chất lấy không bao giờ hết" [53, tr. 41].

Do tầm quan trọng của trí tuệ, tri thức nhƣ vậy, ngày nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều tìm cách nâng cao hàm lƣợng trí tuệ trong đội ngũ những ngƣời lao động. Trình độ trí tuệ phản ánh qua trình độ học vấn và tài năng sáng tạo. Nó biểu hiện ở khả năng áp dụng những thành tựu khoa học để sáng chế ra những kỹ thuật, công nghiệp tiên tiến, ở sự nhạy bén thích ứng nhanh và làm chủ đƣợc những kỹ thuật, công nghệ hiện đại có kỹ năng lao

động nghề nghiệp, có năng lực hoạch định chính sách, lựa chọn giải pháp và tổ chức thực hiện, biết quản lý sản xuất kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trƣờng. Để có đƣợc những năng lực này, ngoài tƣ chất ban đầu, vai trò chủ yếu thuộc về giáo dục đào tạo, vì nó là phƣơng tiện hữu hiệu để phát triển trí tuệ, trang bị chuyên môn, nghề nghiệp, là giá đỡ cho tiềm năng sáng tạo của con ngƣời.

Sau trí tuệ là yếu tố sức khoẻ một yêu cầu không thể thiếu đƣợc đối với

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay (Trang 27)