Về những phẩm chất đạo đức, tinh thần của con người Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay (Trang 46)

mặt bằng dân trí ở nƣớc ta, chất lƣợng của ngƣời lao động về mặt trí tuệ, chất lƣợng của đội ngũ trí thức ở nƣớc ta nhìn chung còn rất thấp. Chúng ta không thể tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc với những con ngƣời có học vấn thấp đƣợc. Trong thời đại ngày nay "tri thức là sức mạnh, tri thức là sự giàu có". Chính vì nhận thức đƣợc điều này nên Đảng ta đã xác định "Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu". Hiện nay chúng ta mới chỉ tiến hành phổ cập giáo dục tiểu học - mức phổ cập rất thấp so với các nƣớc trong khu vực. Ngƣời lao động ở nƣớc ta phần lớn không đƣợc đào tạo nghề (hiện nay mới có 12% trong tổng số lao động đã qua đào tạo). Chất lƣợng của đội ngũ trí thức ở nƣớc ta cũng còn rất nhiều hạn chế do chất lƣợng của sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Chúng ta hãy lƣu ý tới đánh giá của Giáo sƣ Phạm Tất Dong: "Thực trạng của giáo dục hiện nay là đang trong vòng luẩn quẩn của sự suy thoái", [58, tr. 166]. Nhƣ vậy, để giải quyết bất cập này không có con đƣờng nào khác là phải đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục và đào tạo đúng với tầm vóc là "mặt trận hàng đầu".

2.1.3. Về những phẩm chất đạo đức, tinh thần của con người Việt Nam Nam

Nói tới chất lƣợng nguồn nhân lực không thể không nói đến đạo đức, tƣ tƣởng, văn hoá, tâm lý, tính cách, v.v.. của con ngƣời. Đó là những phẩm chất đạo đức, tinh thần có vai trò hết sức quan trọng, ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng nguồn nhân lực, thúc đẩy tính tích cực và làm gia tăng hiệu quả hoạt động của con ngƣời. Những phẩm chất đạo đức, tinh thần trên không chỉ do tồn tại xã hội đƣơng thời chi phối mà còn chịu ảnh hƣởng của xã hội trƣớc, nhất là khi đã trở thành truyền thống. Con ngƣời là sản phẩm của lịch sử, nên dù có ý thức hay không, đều mang trong mình một di sản truyền thống nhất định. Mà truyền thống thì bao gồm cả những yếu tố giá trị, tích cực lẫn những yếu tố phản giá trị, tiêu cực. Vì vậy, trong tƣ tƣởng, đạo đức, văn hoá, tâm lý, tính cách của con ngƣời Việt Nam hôm nay, bên cạnh những giá trị truyền thống, có cả những di sản không mấy tốt lành, cần đƣợc khắc phục trong quá trình phát triển.

Các công trình nghiên cứu mới đây cho thấy, trải qua hàng nghìn năm tồn tại trong một nƣớc nông nghiệp cổ truyền, ngƣời dân Việt Nam điển hình vẫn là một ngƣời nông dân và cơ sở kinh tế - xã hội vẫn là nền sản xuất nhỏ, thủ công phân tán, chƣa có sự thay đổi căn bản. Vì thế những đặc điểm trong con ngƣời Việt Nam thời hiện đại, nói cách khác, những phẩm chất tinh thần của con ngƣời Việt Nam hôm nay là kết quả tổng hợp của con ngƣời Việt Nam hiện đại và con ngƣời Việt Nam truyền thống.

Trƣớc hết, phải khẳng định rằng, những tƣ tƣởng cơ bản, nổi bật mà ngƣời Việt Nam lấy đó làm tiêu trí quan trọng nhất trong bảng giá trị đạo đức của mình, làm cơ sở hƣớng dẫn cho mọi hành động của mỗi thành viên và của cả cộng đồng - đó là tinh thần yêu nƣớc, ý thức dân tộc, tự lực tự cƣờng, tự tôn dân tộc, tƣ tƣởng nhân văn, nhân ái, trọng đạo lý trong lối sống, trong ứng xử giữa ngƣời với ngƣời, giữa cộng đồng với cộng đồng v.v... Những tƣ

tƣởng này đã đƣợc hiện thực hoá trong lịch sử dân tộc, trở thành phẩm chất, truyền thống quý báu của con ngƣời Việt Nam.

Ngoài ra quá trình lao động sản xuất trong nền kinh tế tiểu nông và điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt đã hình thành nên ở con ngƣời Việt Nam truyền thống cần cù, chịu thƣơng, chịu khó, giỏi chịu đựng gian khổ. Thậm chí chịu khổ còn trở thành một lối nghĩ, một triết lý sống đƣợc nhiều ngƣời chấp nhận. Chính tâm lý giỏi chịu đựng, cần cù đã giúp cho con ngƣời có đức tính kiên trì, nhẫn nại, có khả năng thích ứng cao và nhanh chóng hoà nhập. Điều này thể hiện khá rõ từ khi nƣớc ta tiến hành công cuộc đổi mới, thực hiện kinh tế thị trƣờng và hội nhập quốc tế.

Mặt khác, cuộc đấu tranh gần nhƣ thƣờng xuyên chống thiên tai và chống các triều đại phong kiến hùng mạnh ở phƣơng Bắc để bảo tồn nền độc lập dân tộc, rồi các cuộc chiến tranh chống đế quốc xâm lƣợc trong suốt hơn một trăm năm qua - tất cả những tình huống lịch sử không đơn giản và dài lâu đó đòi hỏi con ngƣời Việt Nam phải liên kết lại trong cộng đồng để tạo nên sức mạnh vƣợt qua thử thách. Từ đó đã rèn đúc nên ở con ngƣời Việt Nam truyền thống đoàn kết cộng đồng, phƣơng thức ứng xử thông minh, khôn khéo, sáng tạo, linh hoạt, năng động, mềm dẻo, không cực đoan, biết kết hợp cƣơng - nhu, thích ứng nhanh với hoàn cảnh để tồn taị và phát triển. Mặc dù giao lƣu với các nền văn hoá mà chủ thể của nó là những kẻ đối đầu có nền văn minh phát triển mạnh hơn, nhƣng con ngƣời Việt Nam chẳng những không bị "đồng hoá " mà còn lựa chọn tiếp thu đƣợc những giá trị của các nền văn hoá ngoại sinh đó. Cũng từ hoàn cảnh trên, trong tính cách của con ngƣời Việt Nam đã hình thành nên những giá trị trở thành truyền thống, đó là tinh thần anh hùng, bất khuất, nhân ái, lạc quan, yêu chuộng công lý, trọng chính nghĩa, lẽ phải, có ý chí cao, không sợ gian khổ hy sinh ... Đây là những

phẩm chất quý báu mà không phải dân tộc nào cũng có đƣợc, dù muốn hay không.

Hơn nữa do cuộc sống gắn bó với sản xuất nông nghiệp, nên con ngƣời Việt Nam luôn gần gũi với thiên nhiên, hoà đồng và thích nghi với thiên nhiên. Đó là cội nguồn chủ yếu tạo nên ở họ có lối sống giản dị, chất phác, vị tha, ƣa đơn giản, ghét cầu kỳ, xa hoa. Văn minh nông nghiệp với kinh tế tiểu nông cũng rèn luyện con ngƣời Việt Nam tƣ duy thực tế, tổng hợp, coi trọng kinh nghiệm, tôn trọng ngƣời già giàu kinh nghiệm dựa trên sự đúc rút kinh nghiệm của lao động nông nghiệp mang tính thời vụ của chu kỳ thiên nhiên. Hoàn cảnh sống của nông thôn - nông nghiệp - làng xã với tinh thần "tối lửa tắt đèn có nhau" và với sự ảnh hƣởng phần nào của triết lý Phật giáo đã hình thành trong con ngƣời Việt Nam lối sống trọng tình nghĩa, vị tha, khoan dung. Cuối cùng, nền giáo dục ra đời sớm cùng với những tác động tích cực của Nho giáo đã hình thành nên truyền thống hiếu học, trọng học, truyền thống tôn sƣ trọng đạo "nhất tự vi sƣ, bán tự vi sƣ" của con ngƣời Việt Nam. Xã hội Việt Nam coi trọng con ngƣời có văn hoá không chỉ về mặt học vấn mà còn biết ứng xử theo đạo làm ngƣời: Hiểu biết, lịch sự, trọng công bằng xã hội ...

Những giá trị truyền thống cơ bản trên đây, nếu đƣợc giữ gìn, phát huy, phát triển lên một tầm cao mới với những nội dung và hình thức biểu hiện mới, phù hợp với yêu cầu và điều kiện ngày nay, sẽ tạo ra sức mạnh to lớn, làm gia tăng gấp bội chất lƣợng nguồn nhân lực nƣớc ta. Tuy nhiên, bên cạnh những giá trị truyền thống đó, những mặt hạn chế, tiêu cực đang còn tồn tại trong con ngƣời Việt Nam cũng không phải nhỏ. Nổi cộm nhất là những nhƣợc điểm của tƣ tƣởng tâm lý ngƣời tiểu nông, đó là: coi trọng địa vị, ngôi thứ, chủ nghĩa hình thức, gia trƣởng; nặng về tình nghĩa hơn lý lẽ; thiên về tình cảm, kinh nghiệm, thiếu lý trí, sống theo lệ hơn theo luật ... Tất cả những điều đó đã làm cho ngƣời ta thiển cận, đố kỵ, bản vị, cục bộ, bè phái. Trong

truyền thống, ngƣời Việt Nam thƣờng không đề cao trí tuệ (mặc dù trọng sự học) mà ca tụng sự khôn khéo: ''ăn đi trƣớc, lội nƣớc theo sau", thủ thế, giữ mình. Những đặc điểm trên đây chẳng những hoàn toàn xa lạ, không thích hợp với con ngƣời lao động công nghiệp, mà còn tạo ra "sức ỳ" ghê gớm, là lực cản quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vì vậy, việc cải tạo, khắc phục và xoá bỏ những di sản tiêu cực của truyền thống thực sự là một cuộc đấu tranh rất khó khăn, phức tạp và lâu dài nhƣ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Thói quen và truyền thống lạc hậu cũng là kẻ địch to, nó ngấm ngầm cản trở cách mạng tiến bộ. Chúng ta không thể trấn áp nó, mà phải cải tạo nó một cách rất cẩn thận, rất chịu khó, rất lâu dài" [42, tr. 287].

Ngoài ra, cũng cần thấy rằng một thời gian dài ngƣời lao động nƣớc ta sống trong nền kinh tế bao cấp, với những hình thức quan hệ sản xuất (trong đó có chế độ phân phối bình quân) và hệ thống quản lý nói chung không kích thích đƣợc tính tích cực xã hội của con ngƣời, làm triệt tiêu mọi động lực tìm tòi, sáng tạo của ngƣời lao động. Nền kinh tế bao cấp thậm chí còn để lại cho ngƣời lao động những thói quen không phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội hiện nay nhƣ: thụ động, thờ ơ, xa lánh sản xuất, ỷ lại, thiếu năng động, thiếu ý thức trách nhiệm trong lao động, tâm lý dựa dẫm, muốn làm việc ở các doanh nghiệp nhà nƣớc ... Từ khi chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu và phân phối, cơ chế thị trƣờng, mở cửa, cùng với hệ thống chính sách mới, tính tích cực của con ngƣời đã dần đƣợc khơi dậy. Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế thị trƣờng và mở cửa cũng đang làm nảy sinh nhiều thói hƣ, tật xấu, tệ nạn xã hội, làm băng hoại đời sống đạo đức, các giá trị truyền thống của con ngƣời Việt Nam, ảnh hƣởng xấu đến chất lƣợng của nguồn nhân lực.

Trƣớc những đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc hiện nay, chất lƣợng nguồn nhân lực nƣớc ta vẫn bộc lộ nhiều yếu tố bất cập.

Nhìn nhận thực trạng chất lƣợng nguồn nhân lực ở nƣớc ta hiện nay không thể không có những băn khoăn. Bên cạnh những ƣu thế nhƣ: Lực lƣợng lao động dồi dào, con ngƣời Việt Nam cần cù, chịu khó, thông minh, sáng tạo, có khả năng vận dụng và thích ứng nhanh, thì những hạn chế về chất lƣợng ngƣời lao động, sự bất hợp lý về phân bố lao động đƣợc đào tạo trong các lĩnh vực sản xuất và những khó khăn trong phân bố dân cƣ, cũng không phải nhỏ. Đại bộ phận lao động nƣớc ta chƣa đƣợc đào tạo đầy đủ. Đáng lo ngại hơn là, mặc dù chúng ta đã cố gắng để đạt đƣợc 88% dân số biết chữ nhƣng hiện lại đang diễn ra quá trình tái mù chữ, nhất là ở các tỉnh miền núi. Số ngƣời đƣợc đào tạo có tay nghề cao cũng nhƣ ngƣời có học vấn đại học và sau đại học còn ít và có biểu hiện giảm. Hiện tại, trong 75% lực lƣợng lao động làm việc ở lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, số lƣợng đào tạo mới chỉ chiếm 7%. Đây là trở ngại lớn nhất khi tiến hành công nghiệp hoá trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Mặt khác, ngƣời lao động Việt Nam còn hạn chế về thể lực. Sự phát triển về phƣơng diện sinh lý và thể lực dƣờng nhƣ chững lại. Hơn nữa, ngƣời lao động nƣớc ta nói chung chƣa có văn hoá lao động công nghiệp, quen theo kiểu sản xuất nhỏ và lao động đơn giản ... Có thể khẳng định rằng lực lƣợng lao động ở nƣớc ta hiện nay rất hạn chế về chất lƣợng, nhất là về chuyên môn, nghề nghiệp - kỹ năng lao động, thể lực và văn hoá lao động công nghiệp. Thêm vào đó, việc sử dụng và khai thác số lao động đã đƣợc đào tạo, có trình độ lại bất hợp lý và kém hiệu quả. Nếu không kịp thời có những nỗ lực phi thƣờng bằng hành động thực tế trong việc xây dựng và sử dụng nguồn lực con ngƣờithì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá khó có thể thành công.

Hiện nay ở nƣớc ta có lực lƣợng lao động về mặt số lƣợng là dồi dào. Tuy nhiên không phải tất cả số này đều trở thành nguồn nhân lực với tính cách là động lực của công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Bởi vì, thứ nhất, cho đến nay, nền kinh tế của ta vẫn còn là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, thƣờng xuyên có một số lƣợng ngƣời không có việc làm và một số lƣợng không nhỏ thiếu việc làm. Tình trạng thiếu việc làm diễn ra không chỉ ở nông thôn, ở các xí nghiệp tƣ nhân, mà còn ở cả thành thị và các cơ quan Nhà nƣớc. Thứ hai, số ngƣời lao động đƣợc đào tạo quá ít, chỉ chiếm 5,5% dân số và 11% tổng số lao động. Trong 74% lao động sản xuất nông nghiệp chỉ có 7% đƣợc đào tạo, [54, tr. 14]. Vì vậy, năng suất lao động thấp, trong công nghiệp chỉ đạt 30% mức trung bình của thế giới, còn trong nông nghiệp một lao động của ta chỉ nuôi đƣợc 3 - 5 ngƣời, trong khi đó chỉ số này ở các nƣớc phát triển là 20 - 30 ngƣời. Điều đó cho thấy chất lƣợng nguồn nhân lực của ta còn quá kém so với yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đặc biệt chúng ta còn thiếu hẳn một đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ giỏi.

Trong thế giới hiện đại, không thể thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá một cách có hiệu quả, nếu chúng ta không có đội ngũ cán bộ khoa học giỏi. Đội ngũ này là lực lƣợng nòng cốt trong nguồn nhân lực, là nhân tố bảo đảm thắng lợi của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc.

Nƣớc ta hiện có hơn 900.000 cán bộ có trình độ đại học và trên đại học, trong đó có khoảng trên 13.000 tiến sĩ. Con số này chƣa phải là lớn so với các nƣớc phát triển, nhƣng đây là vốn quý mà nhiều nƣớc đang phát triển chƣa có đƣợc. Tiếc rằng, trong những năm qua hiệu quả làm việc của đội ngũ này còn thấp. Nguyên nhân của tình trạng này thì có nhiều, song ở đây chỉ nêu một số nguyên nhân chủ yếu:

Một là, vốn đầu tƣ cho khoa học - công nghệ quá ít, chỉ chiếm 0,5% tổng

1%, còn ở các nƣớc phát triển là 2 - 4%, thậm chí có những nƣớc lên đến 6 - 7%.

Hai là, lƣơng của cán bộ khoa học - công nghệ vốn đã thấp lại không tăng (hoặc tăng chậm). Trong khi đó, giá cả hàng hoá và dịch vụ phục vụ trực tiếp đời sống lại tăng nhanh. Nhƣ vậy, lƣơng không đảm bảo cuộc sống và làm việc của cán bộ khoa học - công nghệ. Vì vậy, một số ngƣời đã chuyển nghề, nhiều ngƣời phải "chân trong, chân ngoài" để kiếm sống.

Ba là, việc bố trí sử dụng cán bộ còn nhiều bất hợp lý giữa các vùng, các

ngành: 80% cán bộ khoa học - công nghệ làm việc tại Hà Nội và ở Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ có 12% làm việc ở thành phố khác và nông thôn. Đa số cán bộ của ta làm việc trong các viện nghiên cứu, các trƣờng học, còn trong các ngành sản xuất vật chất thì rất ít. Chẳng hạn, trong các ngành nông - lâm - ngƣ nghiệp chỉ có 8,1% cán bộ có trình độ đại học và 6,49% cán bộ có trình độ sau đại học. Trong khi đó có tới 24% cán bộ có trình độ đại học và 55,47% có trình độ sau đại học làm việc trong các ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội [55, tr. 29]. Ở các nƣớc trong khu vực, cán bộ làm việc trong các ngành sản xuất vật chất chiếm tỷ lệ rất cao nhƣ Thái Lan: 58%, Hàn Quốc:

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)