Điều tra, đánh giá thực trạng tình hình của trang trại chăn nuôi tập trung tại trại nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải trang trại chăn nuôi lợn tại xã Liên Nghĩa huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên và đề xuất một số phương pháp quản lý (Trang 36)

trung tại trại nghiên cứu.

4.2.1 Các thông tin chung về trang trại chăn nuôi.

a) Diện tích trang trại chăn nuôi tập trung, loại hình sản xuất, nguồn nước sử dụng vào mục đích chăn nuôi.

Nghiên cứu được thực hiện tại trang trại chăn nuôi lợn của gia đình ông Phạm Hoàng Tùng xã Liên Nghĩa – Văn Giang – Hưng Yên, thời gian thực hiện từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 05 năm 2012. Trại được xây dựng trên khu đất trống, rộng, gần đầm nước, cạnh đường đê sông Hồng 195 rất thuận lợi cho việc vận chuyển, giao thương buôn bán. Vị trí của trại nằm dọc theo hướng

Đông Nam – Tây Bắc thuận lợi cho tiểu khí hậu chuồng nuôi, thoáng mát về mùa hè và tránh được gió lùa vào mùa đông.

Được khởi công xây dựng năm 2009, diện tích tự nhiên là hơn 1000 m2 trong đó diện tích chuồng nuôi là 600 m2, phần diện tích còn lại là công trình phục vụ chăn nuôi và trồng cây cảnh.

Quy mô chăn nuôi quyết định đến chất lượng chất thải chăn nuôi của trang trại. Quy mô chăn nuôi càng lớn thì lượng chất thải tạo ra càng nhiều. Đối với một số trang trại có quy mô chăn nuôi nhỏ, lượng chất thải để phục vụ cho nhu cầu trồng trọt và nuôi cá. Quy mô của trang trại nghiên cứu được thể hiện ở bảng 7

Bảng 7: Quy mô chăn nuôi của trang trại nghiên cứu trong 3 năm gần đây Năm Loại lợn 2009 2010 2011 ợn nái 70 100 130 Lợn giống đực 2 2 3

Lợn con sau cai sữa 1703 2430 3210

Tổng đàn 1802 2502 3343

Nước dùng cho sinh hoạt của người chăn nuôi và rửa chuồng trại, tưới cho cây cảnh và do vật nuôi sử dụng đều là nước giếng khoan. Bên cạnh trại chăn nuôi là hồ nuôi cá là nơi chứa các chất thải trực tiếp từ trại chăn nuôi và được tận dụng làm thức ăn cho cá và các loài thủy sinh khác. Vì nước từ các ao hồ xung quanh hầu như đã bị ô nhiễm bời nguồn thải từ các trang trại thải ra nên nguồn nước sử dụng từ các giếng này không còn đả

Lối vào

Hình 1.3 Sơ đồ trang trại chăn nuôi nghiên cứu.

b) Tình hình chăn nuôi của trang trại

Mô hình chăn nuôi với qui mô trang trại đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế cho địa phương và giải quyết được công ăn việc làm cho nhiều nhân công tại chỗ. Tuy nhiên, việc xả nước thải chăn nuôi ra ngoài môi trường không thông qua xử lý đã gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến các ngành nghề khác. Việc tìm ra giải pháp phù hợp để xử lý nước thải sau chăn nuôi trước khi xả ra môi trường là hết sức cần thiết cho sự phát triển bền vững của mô hình này.

Trang trại chăn nuôi tập trung của gia đình ông Phạm Hoàng Tùng có số lượng vật nuôi tương đối lớn. Với diện tích 1000m2để xây dựng trại lợn và xung quanh trồng cây cảnh.

Kho

Chuồng lợn con sau cai

sữa chChuồng lợn đực giống Chuồng lợn chờ đẻ và đang nuôi con Hồ nuôi cá Chuồng lợn hậu bị và đang mang thai Lối đi

Nước thải chăn nuôi lợn của trạng trại vào khoảng 20m3/ngày dùng để tắm, rửa chuồng và cho lợn uống. Nguồn nước dùng cho chăn nuôi lấy từ các giếng khoan. Sau khi sử dụng cho chăn nuôi được xả ra ao bèo trong trang trại trước khi xả ra kênh tưới. Do vậy, nước thái chăn nuôi không được xử lý quay trở lại kênh tưới gây ô nhiễm nguồn nước tưới, ảnh hưởng đến các mục đích sử dụng khác.

Hiện nay, trang trại cũng đã xây được bể biogas với dung tích 120m3/bể. Tuy nhiên các bể này chưa đi vào hoạt động do gặp một số bất cập trong thiết kế và xây dựng vì thế chất thải chưa có hệ thống xử lý.

4.2.2 Hiện trạng hệ thống xử lý chất thải tại trang trại nghiên cứu

a) Hiện trạng cơ sở hạ tầng phục vụ chăn nuôi * Hệ thống giao thông

Cơ sở hạ tầng giao thông đã được quan tâm và chú trọng, đã có đường betong vào tận khu trại chăn nuôi thuận tiện cho việc vận chuyển thức ăn và sản phẩm vật nuôi.

* Hệ thống cấp, thoát nước

Hệ thống thoát nước của trại chăn nuôi cũng là hệ thống cấp nước cho hồ nuôi thủy sản. Do toàn bộ trang trại nằm sát hồ lớn có diện tích khoảng 21 ha được sử dụng để nuôi trồng thủy sản. Lượng nước thải cũng như phân thải được thải trực tiếp ra hồ để làm thức ăn cho cá. Vì vây, nước hồ đã có dấu hiệu nhiễm bẩn do phân thải của vật nuôi tích tụ dưới đáy hồ khi cá không sử dụng hết bị vi sinh vật phân hủy yếm khí.

Hình 1.2: Hồ nuôi cá nằm sau trại chăn nuôi

Như vậy, chất lượng nước cung cấp cho nuôi trồng thủy sản chưa được đảm bảo. Tuy nhiên ở thời điểm nghiên cứu môi trường xung quanh trại chưa có dấu hiệu rõ nét của sự ô nhiễm.

* Hệ thống điện

Do nằm không xa khu dân cư nên hệ thống cung cấp điện cho trại chăn nuôi sử dụng lưới điện của khu dân cư vì vậy đảm bảo cung cấp đủ điện năng cho cả sản xuất và sinh hoạt.

* Hệ thống hồ thủy sản

Hồ nuôi thủy sản nằm ngay sau đường ống dẫn chất thải chăn nuôi trang trại, cả khu hồ rộng gần 21 ha chỉ có duy nhất một trang trại chăn nuôi của gia đình ông Tùng có quy mô lớn. Ngoài ra, có 3 hộ khác cũng xả nước xuống hồ nhưng lượng thải không đáng kể. Diện tích hồ so với tổng diện tích lô đất gấp

khoảng ba lần. Vì vậy, lượng chất thải thải ra đã và đang được coi là nguồn thức ăn tự nhiên phục vụ cho nuôi cá. Được nối với nhiều hệ thống kênh mương khác nên rất thuận lợi cho việc cấp và thoát nước.

b) Công tác vệ sinh của trang trại

Công tác vệ sinh chăn nuôi bao gồm các khâu: Phun thuốc khử trùng định kỳ, phun thuốc sát trùng cho phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi, dụng cụ thú y, rửa máng ăn, máng uống, rửa chuồng, dọn phân, tắm cho lợn, sử lý phân và nước thải. Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, mùa vụ để thực hiện vệ sinh chăm sóc hợp lý, cụ thể là:

- Rửa máng ăn, máng uống, dọn phân: Là công việc hàng ngày, mỗi ngày thực hiện 2 lần.

- Rửa chuồng, tắm chải và rửa chuồng mùa hè ngày 1 lần, mùa đông tắm cho lợn 3 – 5 ngày/ lần.

- Phun thuốc sát trùng: Trong chuồng phun các loại thuốc sát trùng để phòng trừ các loại vi khuẩn, dịch hại gây ảnh hưởng đến vật nuôi. Định kỳ vào mùa hè 1 lần/ tuần, mùa đông phun 1 lần/ 2 ngày. Phun quanh trại trong vòng bán kính 2 m, ngoài cửa ra vào có hố tiêu độc bằng vôi bột.

- Xử lý phân, nước thải: Được sử dụng trực tiếp làm thức ăn cho cá, phân bón cho hơn 150 gốc cây cảnh.

- Xử lý rác thải: Tùy thuộc vào từng loại rác thải mà dùng vào mục đích khác hay tiêu hủy.

- Nguồn nước: Nước lấy từ 2 giếng khoan qua hệ thống bể lọc đưa lên bể chứa dự trữ từ đó nước đưa tới các chuồng chăn nuôi.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải trang trại chăn nuôi lợn tại xã Liên Nghĩa huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên và đề xuất một số phương pháp quản lý (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w