Xuất một số giải pháp

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải trang trại chăn nuôi lợn tại xã Liên Nghĩa huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên và đề xuất một số phương pháp quản lý (Trang 51)

4.5.1 Các giải pháp riêng

Mô hình chăn nuôi với qui mô trang trại đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế cho địa phương và giải quyết được công ăn việc làm cho nhiều nhân công tại chỗ. Tuy nhiên, việc xả nước thải chăn nuôi ra ngoài môi trường không thông qua xử lý đã gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến các ngành nghề khác. Việc tìm ra giải pháp phù hợp để xử lý nước thải sau chăn nuôi trước khi xả ra môi trường là hết sức cần thiết cho sự phát triển bền vững của mô hình này. Một số giải pháp được dùng phổ biến hiện nay tại các trang trại đó là:

- Xây dựng chuồng trại hợp vệ sinh - Thu gom, lưu trữ và xử lý chất thải

- Sản xuất khí sinh học Biogas từ chất thải chăn nuôi

- Áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường từ hoạt động chăn nuôi

- Kết hợp xử lý và tái sử dụng chất thải chăn nuôi trong hệ thống kinh tế trang trại VAC.

Đối với trang trại nghiên cứu, do chất thải từ trang trại thải trực tiếp ra hồ nuôi trồng thủy sản cung cấp nguồn thức ăn chính cho nuôi cá. Tính đến thời điểm nghiên cứu do diện tích hồ đủ rộng và cơ chế tự làm sạch của hồ thì chưa gây ra những ảnh hưởng tới môi trường xung quanh. Tuy nhiên, với quy mô trang trại và số lượng vật nuôi tăng nhanh thì sức chịu tải của hồ chứa là không đáp ứng được yêu cầu. Vì vậy trại chăn nuôi cần phải có những biện pháp để giải quyết triệt để vấn đề này như thu gom và xử lý chất thải từ khu vực chăn nuôi thay vì thải trực tiếp xuống hồ như hiện nay. Tính toán xây dựng hầm ủ sinh học để tận dụng nguồn nguyên liệu làm chất đốt sau đó đem phần cuối cùng của quá trình xử lý làm thức ăn cho các loài thủy sinh dưới hồ. Như vậy, trại chăn nuôi vừa giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường mà không gây ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó nếu áp dụng tốt các biện pháp quản lý nguồn chất thải trên còn đem lại lợi ích lớn cho người

chăn nuôi như giảm thiểu các dịch bệnh nguy hểm tiềm ẩn trong phân thải có thể gây hại tới vật nuôi.

4.5.2 Các giải pháp chung

a) Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về môi trường trong lĩnh vực chăn nuôi

- Để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trước tình hình mới, cần sớm hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; phân công, phân cấp rõ ràng chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ ngành và địa phương trong quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng.

- Thành lập các bộ phận chức năng theo dõi về môi trường nông nghiệp, nông thôn trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT. Tại cấp huyện có cán bộ chuyên trách theo dõi quản lý môi trường nông nghiệp và nông thôn thuộc phòng Nông nghiệp và PTNT.

- Xác định rõ nội dung của quản lý nhà nước về môi trường, xác định rõ chức năng, quyền hạn và quan hệ phối hợp giữa “cơ quan quản lý Nhà nước thống nhất” về môi trường và “cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành để tạo thuận lợi cho việc quản lý mà không gây phức tạp cho cơ sở.

- Tăng cường số lượng, năng lực cho các tổ chức chuyên môn, chuyên trách về bảo vệ môi trường trong các bộ, ngành, các Sở Nông nghiệp và PTNT. Củng cố đội ngũ cán bộ môi trường cấp xã.

- Phân cấp rõ ràng trong việc thanh tra, kiểm tra thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường, quy định rõ thanh tra cấp nào thì được thanh tra vấn đề gì, tránh tình trạng nhiều đoàn thanh tra cùng thanh tra về một vấn đề đối với một đối tượng thanh tra, gây khó khăn cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh cũng như việc bỏ trống. Tăng cường năng lực cho các cơ quan thanh tra chuyên ngành về bảo vệ môi trường, tăng cường năng lực cho các cơ quan xử lý tội phạm

môi trường. Quan tâm củng cố năng lực điều tra, truy tố, xét xử các tội phạm và tranh chấp về môi trường.

b) Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về quản lý môi trường

- Giải quyết mối quan hệ giữa Luật Bảo vệ môi trường và các Luật chuyên ngành trong điều chỉnh pháp luật về môi trường, phát huy đồng bộ sức mạnh của các biện pháp pháp luật hành chính, hình sự, dân sự, kinh tế trong việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường, đặc biệt là các biện pháp kinh tế để đảm bảo sự hài hoà giữa phát triển kinh tế và yêu cầu bảo vệ môi trường.

- Việc hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường chăn nuôi cần tập trung vào: điều chỉnh một cách đồng bộ, thống nhất các yêu cầu bảo vệ môi trường gắn với phát triển chăn nuôi công nghiệp và trang trại; ban hành đầy đủ và hoàn thiện các quy định về quy chuẩn kỹ thuật môi trường chăn nuôi; các quy định về đánh giá tác động môi trường; các quy định về quản lý chất thải rắn, lỏng chăn nuôi; ban hành các văn bản cụ thể hóa quá trình công khai hóa, dân chủ hóa hoạt động bảo vệ môi trường; hoàn thiện các quy định về nguồn lực bảo vệ môi trường như: thuế bảo vệ môi trường, phí bảo vệ môi trường, bảo hiểm trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực môi trường. Thể chế hoá chính sách sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

- Quy định cụ thể trách nhiệm, trong đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trách nhiệm phục hồi môi trường trong trường hợp các cơ sở chăn nuôi gây ô nhiễm, làm thiệt hại tới môi trường. Có các chính sách cụ thể nhằm khuyến khích áp dụng các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm và sử dụng công nghệ sạch trong chăn nuôi.

c) Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát

- Trong thời gian tới, cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, thanh tra và giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực chăn nuôi. Kiên quyết xử lý đối với các cơ sở, sản xuất, kinh

doanh, dịch vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Đối với các trường hợp vi phạm nghiêm trọng, tùy theo mức độ sẽ bị áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động, cấm hoạt động theo quy định của pháp luật.

- Tăng cường công tác hậu kiểm và xử lý nghiêm minh, kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. Tăng cường lực lượng cán bộ cả về số lượng và chất lượng tại các địa phương đi đôi với tăng ci ường đầu tư trang bị cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Tăng cường công tác giám sát của đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp đối với các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác bảo vệ môi trường.

c) Công tác thông tin tuyên truyền

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường đặc biệt các quy định về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực chăn nuôi nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho các tổ chức, cá nhân. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường.

d) Các biện pháp kỹ thuật

- Nghiên cứu và phổ biến các biện pháp nuôi dưỡng phù hợp để hạn chế bài xuất nitơ và phốt pho ra môi trường (sản xuất chăn nuôi cácbon thấp).

- Nghiên cứu hoàn thiện và chuyển giao các công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi phù hợp và hiệu quả.

- Sớm hoàn thiện quy định về quy mô chăn nuôi tối đa trên một đơn vị diện tích để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sửa đổi bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực chăn nuôi, các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật về quản lý và xử lý chất thải vật nuôi.

Hình 1.3: Sơ đồ hệ thống sử lý chất thải theo đúng kỹ thuật

e) Về chính sách

- Cần có chính sách hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng xử lý chất thải chăn nuôi cho các trang trại chăn nuôi, cơ sở giết mổ công nghiệp với mức hỗ trợ tối thiểu 50% chi phí xây dựng.

- Tiếp tục đẩy mạnh chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển khí sinh học kèm theo các chính sách hỗ trợ tín dụng cho hộ gia đình, cơ sở chăn nuôi xây dựng công trình khí sinh học.

- Miễn, giảm thuế, phí đối với: Hoạt động sản xuất năng lượng sạch, năng lượng tái tạo từ công trình khí sinh học; nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện, dụng cụ nhập khẩu để sử dụng trực tiếp trong việc thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải; các sản phẩm thay thế nguyên liệu tự nhiên có lợi cho môi trường được Nhà nước trợ giá.

- Tổ chức cá nhân được ưu tiên vay vốn từ các quỹ bảo vệ môi trường; trường hợp vay vốn tại các tổ chức tín dụng khác để đầu tư bảo vệ môi trường thì được xem xét hỗ trợ lãi suất sau đầu tư hoặc bảo lãnh tín dụng đầu tư theo điều lệ của quỹ bảo vệ môi trường.

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Kết luận

Qua những điều tra và nghiên cứu tại trang trại chăn nuôi hộ gia đình điển hình của mô hình chăn nuôi trang trại tập trung của xã Liên Nghĩa đã cho thấy một số các kết luận như sau:

Liên Nghĩa là một xã thuộc vùng đồng bằng, có vị trí và các điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội phù hợp với phát triển cây trồng và chăn nuôi.

Từ kết qủa điều tra hiện trạng chăn nuôi ở các trang trại và hiện trạng quản lý chất thải cho thấy. Quy mô chăn nuôi ở các trang trại ở đây có quy mô từ vừa đến nhỏ vừa, với số đầu nuôi thuộc hàng trung bình. Các cơ sở hạ tầng có được đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng được với mức quy mô của các trang trại. Các hệ thống chuồng trại, thủy lợi, giao thông còn yếu kém. Các công tác quản lý môi trường chăn nuôi còn hạn chế, ý thức và hiểu biết về chất thải chăn nuôi chưa cao, chưa có các tổ chức quản lý môi trường trong xã.

Tại trại chăn nuôi, sau thời gian nghiên cứu một số kết luận sau được đưa ra. Về quy mô đầu lợn tương đối lớn so với các trang trại khác trong địa bàn nghiên cứu. Được thành lập năm 2009, tính cho đến nay diện tích trang trại ngày càng được mở rộng và số lượng đàn lợn cũng tăng lên theo từng năm cùng với đó lượng chất thải thải ra cũng nhiều hơn. Để cung cấp đủ cho việc chăn nuôi trang trại phải đầu tư thêm cơ sở vật chất và các diện tích đât dần được chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất trồng thành các trại lợn. Đi cùng với đó là nhu cầu nước sạch và nước phục vụ cho tắm và vệ sinh chuồng trại ngày càng tăng. Lượng nước thải và chất thải cũng vì đó mà nhiều hơn. Nhưng hạn chế lớn nhất của trại là chưa có hệ thống xử lý lượng chất thải phát sinh, hầu hết tất cả đều được thải xuống hồ làm thức ăn cho các loài thủy

sinh. Đây chính là nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trong tương lai gần, khi mà nguồn chất thải thì tăng lên nhưng diện tích hồ chứa thì không thể mở rộng. Biện pháp tạm thời của trang trại đang đáp ứng rất tốt nhu cầu xử lý một lượng tương đối lớn chất thải phát sinh nhưng nó sẽ không còn phù hợp trong một vài năm tới. Thậm chí biện pháp này có thể gây ra ô nhiễm môi trương ở diện rộng khi các chất thải bị lắng đọng lại ở dưới đáy hồ, ô nhiễm mùi hôi thối, hay nước thải có màu đen,.v.v làm chết sinh vật sống trong nước và ảnh hưởng tơi môi trường sống của các hộ gia đình sống xung quanh trang trại nghiên cứu. Theo như thông tin điều tra từ chủ trang trại thì trang trại đang có kế hoạch xây dựng hệ thống thu gom và xử lý chất thải trong năm tới để tận dụng nguồn nguyên liệu có sẵn để làm chất đốt cung cấp cho sinh hoạt đó là hầm xửlý Biogas.Tuy nhiên, trong vòng 2 năm tới lượng phân gia súc vẫn chưa được thu gom, xử lý triệt đêt mà trực tiếp thải xuống hồ và bón cho cây cảnh gây ô nhiễm mùi ảnh hưởng đến môi trường sống, sức khỏe, sinh hoạt của các hộ dân lân cận.

5. Kiến nghị

Ngành chăn nuôi đang phát triển mạnh về quy mô và số lượng. Tuy nhiên quy mô chăn nuôi gia tăng kéo theo nhiều vấn đề môi trường, bùng phát dịch bệnh, ô nhiễm môi trường là điều khó tránh khỏi. Chính vì vậy muốn phát triển bền vững ngành chăn nuôi cần phải chú ý đến vấn đề môi trường và có các biện pháp kiểm soát từ chính cá nhân hộ chăn nuôi và các nhà quản lý.Vì vậy một số kiến nghị được nêu ra nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải tại trang trại:

- Nhà nước cần có chính sách ưu đãi hỗ trợ cho chăn nuôi bao gồm: cơ chế chính sách ưu đãi về đất đai như khu chăn nuôi tập trung cho việc xây dựng khu chăn nuôi được mở rộng ra phía xa cánh đồng ngoài khu dân cư. Chính sách về đầu tư và tín dụng ưu đãi xây dựng mở rộng các đường giao thông

vào các khu chăn nuôi để các phương tiện cơ giới có thể vào bên trong để dễ dàng vận chuyển hàng hóa. Hỗ trợ xây dựng các công trình xử lý chất thải chăn nuôi và có chính sách ưu tiên cho các hộ thực hiện tốt công tác xử lý chất thải, hạn chế ô nhiễm, bảo vệ môi trường.

- Cần tập trung tập huấn người chăn nuôi trong công tác quản lý môi trường, nâng cao ý thức và trình độ hiểu biết của người dân về môi trường chăn nuôi. Dùng các biện pháp truyền thông trong xã để tuyên truyền kết hợp với khuyến khích các trang trại có ý thức.

- Đối với trang trại nghiên cứu cần xây dựng các hệ thống quản lý và xử lý chất thải của trang theo tiêu chuẩn để phù hợp với yêu cầu thải của số lượng vật nuôi mà không gây ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Quế Côi, Vincent Porphyre, Carad, “Thâm canh chăn nuôi lợn, quản lý chất thải và bảo vệ môi trường”, NXB TP Hồ Chí Minh, (2006), trang 32.

2. Cục Bả vệ Môi trường, “Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia”, (2006), trang 16, 19, 61.

3. Hoàng Kim Giao, Đào Lê Hằng, “Phát triển chăn nuôi và bảo vệ môi trường”, (2006), trang 14 – 20).

4. Vũ Đình Thôn, Lại Thị Cúc, Nguyễn Văn Duy, Đặng Vũ Bình, “ Đánh giá hiệu quả xử lý chất thải bằng bể biogas của một số trang trại chăn nuôi lợn vùng Đồng bằng sông Hồng”, Tạp chí KH –PT, số 6/2008), trang 9.

5. Nguyễn Quế Côi và các đồng sự, “ Quản lý kết hợp và quản lý có sự tham gia chất thải của lợn của Việt Nam” trong hội thảo “ Chất thải chăn nuôi hiện trạng và giải pháp” Ngày 26 -27/11/2009.

6. Dương Nguyên Khang, “Hiện trạng và xu hướng phát triển biogas ở Việt Nam” ĐH Nông Lâm TP HCM trong hội thảo “ chất thải chăn nuôi hiện trạng và giải pháp”, ngày 26- 27/11/2009.

7. Niên giám thống kê, 2009.

8. Đào Lệ Hằng (2009), “Khốc liệt sự cạnh tranh về môi trường của ngành chăn nuôi”, Tạp chí Chăn nuôi số 1 -09.

9. Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn (2005), “Khoa học công nghệ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải trang trại chăn nuôi lợn tại xã Liên Nghĩa huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên và đề xuất một số phương pháp quản lý (Trang 51)