Do toàn bộ diện trang trại tiến hànhnghiên cứu nằm ngay trong khu dân cư nên hoạt động chăn nuôi ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường sống xung quanh của người dân. Trong quá trình chăn nuôi, ngoài việc phát sinh ra các loại nước thải, phân thải ở các dạng rắn lỏng thì ô nhiễm mùi cũng là một vấn
đề đáng lo ngại tại đây. Mức độ ô nhiễm mùi phụ thuộc rất lớn vào yếu tố thời tiết. Đặc biệt vào mùa hè, do nhiệt độ cao các vi sinh vật trong không khí hoạt động mạnh làm cho mùi phát tán nhiều hơn. Khí thải chăn nuôi có thể sinh ra từ bản thân gia súc. Các chất thải chăn nuôi có thành phần chất hữu cơ cao là môi trường tốt cho quá trình phân hủy vi sinh vật. Có 3 nguồn chính phát sinh ra khí thải chăn nuôi: khí thải từ hệ thống chuồng trại chăn nuôi; khí ô nhiễm phát sinh từ hệ thống lưu trữ, xử lý hay chế biến chất thải chăn nuôi; khí ô nhiễm được phát sinh từ đồng ruộng, khu vực vườn cây được bón phân gia súc hay từ ao cá sử dụng phân gia súc làm thức ăn. Mùi từ các chuồng nuôi heo bốc lên dữ dội là do phân bị phân huỷ. Mùi phân còn tươi nói chung ít khó chịu hơn so với mùi bốc ra từ phân đã trải qua sự phân huỷ yếm khí hoặc tự hoại. Bản chất chính xác của mùi này là chức năng của khẩu phần cho gia súc ăn, sự trao đổi chất của con vật và những điều kiện môi trường mà trong đó xảy ra sự phân huỷ. Do đó những chuồng cá thể có các mùi khác nhau; những vùng yếm khí có mùi dễ phân biệt với mùi của các hầm phân sâu hoặc của các nhà đã đổ nát.
Theo phiếu điều tra thu thập từ những hộ dân sống xung quanh trại nghiên cứu, các phiếu thu lại đều hợp lệ đánh giá khách quan hiện trạng ảnh hưởng về mùi của trại đến môi trường xung quanh. Cụ thể trong 30 phiếu điều tra được phát tới các hộ gia đình với khoảng cách tới trang trại nghiên cứu khác nhau, trong số đó có 76% số hộ được lấy ý kiến chịu ảnh hưởng về mùi từ trang trại của ông Tùng với mức độ thường xuyên và liên tục. Còn lại 24% trong số được lấy ý kiến cho rằng chỉ chịu ảnh hưởng ở mức độ nhẹ và theo mùa. Mức độ ảnh hưởng về mùi chịu sự chi phối khoảng cách tới trang trại và hướng gió, những hộ nằm gần trang trại hoặc cạnh cửa thải của trại thì sẽ chịu ảnh hưởng nhiều hơn. Cụ thể, bảng hỏi còn phản ánh về nguyên nhân gây ra mùi của trại nghiên cứu như thức ăn, công tác vệ sinh chuồng trại chưa hợp vệ sinh hay do giống lợn, v.v.v. Sự thối rữa của phân không phải là nguồn
gốc duy nhất của mùi. Những chất liệu thức ăn thối rữa cũng tạo nên mùi khó chịu. Một số phụ phẩm của chế biến thực phẩm dùng cho gia súc ăn, cũng đặc biệt bốc mùi khó chịu... Từ đó yêu cầu đặt ra là trang trại cần phải giải quyểt các vấn đề về mùi kịp thời. Chi phí của việc giải quyết vấn đề mùi cần được cân bằng so với lợi ích của việc sử dụng những cái (về mặt khác) có thể là một nguồn tài nguyên đã bị loại bỏ cùng với chi phí môi trường vốn có của nó.
Nhìn chung, các khí gây ô nhiễm có thể phát sinh khắp mọi nơi, từ chuồng chăn nuôi, quá trình thu gom, dự trữ và sử dụng chất thải. Ô nhiễm không khí, đặc biệt là ô nhiễm mùi từ chăn nuôi, đang là vấn đề được quan tâm và là sự phàn nàn của các hộ dân sống xung quanh khu vực trang trại.