Cách thức tổ chức dữ liệu bản đồ của MAPINFO

Một phần của tài liệu Hệ thống thông tin địa lý ( GIS) ứng dụng trong quản lý thông tin địa lý biển Hải Phòng (Trang 53)

Mapinfo sử dụng công nghệ hướng đối tượng làm nền tảng do đó đơn vị quản lý nhỏ nhất của Mapinfo là đối tượng điểm. Mỗi đối tượng gồm các thông tin không gian và phi không gian được lưu trữ một cách riêng rẽ trong các file khác nhau. Tập hợp các đối tượng có đặc điểm giống nhau theo một tiêu chí của người dùng sẽ được đưa vào một tầng. Dữ liệu về tầng sẽ được lưu trữ trong các file khác nhau như:

 Các file *.tab: lưu trữ cấu trúc của tầng, khi truy cập dữ liệu của Mapinfo phải thông qua file này. Trong cấu trúc của mình phải tồn tại ít nhất một trường.

 Các file *.dat (*.mdb, *.aid, *.dbf) : lưu trữ dữ liệu theo các danh sách liên kết.

MAPX

Geoset DataSet Phƣơng thức

HideLayer Selectable layer AnimationLayer Label Layer Liên kết dữ liệu Cập nhật dữ liệu Xuất dữ liệu Phóng to, thu nhỏ In bản đồ Chọn công cụ

 Các file *.map : mô tả các đối tượng đồ hoạ, file này sẽ không tồn tại nếu trong tầng không tồn tại một đối tượng nào.

 Các file *.id : lưu trữ địa chỉ tham chiếu nhằm liên kết các đối tượng với dữ liệu của nó cũng như liên kết giữa dữ liệu không gian và phi không gian. File này cũng không tồn tại nếu như không có một đối tượng nào trong tầng.

 Các file *.ind : mỗi đối tượng khi được sinh ra sẽ được chương trình quản lý thông qua index và dữ liệu về index sẽ được lưu trữ trong file này, index file sẽ giúp tìm kiếm một đối tượng trong quá trình tìm kiếm.

Các tầng của cùng một bản đồ chuyên đề được quản lý dưới dạng một Geoset (*.gst). Ví dụ bản đồ chuyên đề về hệ thống giao thông công cộng của thành phố Hải Phòng có thể coi là 1 Geoset được tạo thành từ các tầng : tầng nhà cửa, tầng địa hình, tầng đường bộ, tầng đường sắt…

Dữ liệu đồ hoạ của Mapinfo gồm các dạng như : điểm, đường, vùng, hình chữ nhật, ellip và text... chúng được lưu trữ như sau :

 Nếu không tồn tại một dữ liệu đồ hoạ nào trong tầng, Mapinfo sẽ lưu trữ duy nhất một bản ghi có nội dung NONE

 Dữ liệu điểm sẽ được lưu trữ bởi hai thông số, một thông số về toạ độ X và thông số kia là toạ độ Y. Ngoài ra có thể lựa chọn dạng hiển thị của điểm thông qua SYMBOL, giá trị SYMBOL là một số tự nhiên ứng với thứ tự của kí hiệu trong bảng. Nếu giá trị SYMBOL bị bỏ trống khi đó chương trình sẽ sử dụng kí hiệu mặc định của Mapinfo.

POINT X Y [ SYMBOL]

 Dữ liệu đường được lưu trữ theo 4 thông số đó là toạ độ X, Y của hai điểm tạo nên đường đó. Ngoài ra chúng ta có thể lựa chọn dạng hiển thị của đường thông qua tham số PEN. Nếu giá trị này bị bỏ trống chương trình sẽ hiển thị đường theo dạng mặc định mà Mapinfo đang sử dụng.

LINE X1 Y1 X2 Y2 [PEN]

 Dữ liệu đường gấp khúc được lưu trữ dựa theo các thông số: số lượng điểm, toạ độ X, Y của mỗi điểm, dạng hiển thị của đường qua tham số PEN. Ngoài ra còn có tham số làm trơn đuờng SMOOTH, nếu giá trị SMOOTH càng lớn độ trơn đường càng cao.

X1 Y1 X2 Y2

:

[ PEN] [SMOOTH]

 Một đối tượng vùng có thể được tạo thành bởi một hoặc nhiều đường gấp khúc. Do đó để lưu trữ một đối tượng vùng chúng ta phải lưu trữ các đường gấp khúc tạo nên nó, với mỗi một đường gấp khúc cần lưu các tham số về toạ độ X, Y của từng điểm. Có thể lựa chọn dạng hiển thị của vùng qua tham số BRUSH và dạng hiển thị của đường biên qua tham số PEN. Nếu hai tham số này không được xác lập chương trình sẽ sử dụng định dạng hiển thị của vùng và đường biên theo mặc định. Tham số CENTER X Y lưu trữ toạ độ trọng tâm của đối tượng vùng.

REGION # pgons Numpts1 X1 Y1 X2 Y2 : Numpts2 X1 Y1 X2 Y2 : [ PEN] [BRUSH] [ CENTER X Y]

 Một đối tượng cung được xác định thông qua một hình chữ nhật bao quanh cung có diện tích nhỏ nhất và các góc bắt đầu (a), góc kết thúc (b). Do đó một đối tượng cung được lưu trữ cùng các tham số về toạ độ đỉnh trên trái, đỉnh dưới phải của hình chữ nhật và độ lớn các góc bắt đầu (a) góc kết thúc (b), các góc được xác định theo chiều quay của kim đồng hồ. Tham số PEN xác lập dạng hiển thị của cung.

ARC X1 Y1 X2 Y2

a b

[PEN]

 Một đối tượng TEXT được lưu trữ gồm một chuỗi kí tự mà nó thể hiện cùng với toạ độ các đỉnh trên trái, dưới phải của hình chữ nhật có diện tích nhỏ nhất bao quanh đối tượng TEXT đó. Có thể lựa chọn font chữ thể hiện cùng màu sắc của đối tượng text qua thông số FONT. Nếu thông số này không được xác lập Mapinfo sẽ sử dụng dạng mặc định của mình để hiển thị đối tượng TEXT.

X1 Y1 X2 Y2 [FONT]

 Một đối tượng là hình chữ nhật được lưu trữ qua các thông số về toạ độ các đỉnh trên trái, dưới phải của hình chữ nhật. Các tham số PEN và BRUSH xác định dạng thể hiện của hình chữ nhật. Nếu các tham số này không được thiết lập chương trình sẽ thể hiện theo dạng mặc định của Mapinfo.

REC X1 Y1 X2 Y2 [PEN]

[BRUSH]

 Một đối tượng hình chữ nhật góc tròn được lưu trữ bằng các tham số chỉ toạ độ các đỉnh trên trái, dưới phải của hình chữ nhật và độ lớn góc vát (a). Các tham số PEN và BRUSH được xác lập để xác định dạng thể hiện của hình chữ nhật. Nếu các tham số này không được thiết lập chương trình sẽ thể hiện theo dạng mặc định của Mapinfo.

ROUNDREC X1 Y1 X2 Y2

a

[PEN] [BRUSH]

 Một đối tượng ELLIPSE được lưu trữ bằng các thông số xác định toạ độ các đỉnh trên trái, dưới phải của hình chữ nhật bao quanh ELLIPSE có diện tích nhỏ nhất. Các tham số PEN và BRUSH xác định dạng thể hiện của hình ELLIPSE. Nếu các tham số này không được thiết lập chương trình sẽ thể hiện theo dạng mặc định của Mapinfo.

ELLIPSE X1 Y1 X2 Y2 [PEN]

[BRUSH]

Các tham số PEN, BRUSH, SYSBOL, FONT được xác định như sau :

 Tham số PEN thường được sử dụng để xác định dạng thể hiện của các đường hoặc các đường biên của vùng. Cấu trúc tham số như sau :

PEN= PEN (width, pattern, style, color)

 Tham số BRUSH được sử dụng để xác định dạng thể hiện của vùng. Cấu trúc của tham số này gồm :

BRUSH= BRUSH (pattern, forecolor, backcolor)

 Tham số SYSBOL được thiết lập để xác định dạng thể hiện của điểm.Cấu trúc của tham số này gồm :

 Tham số FONT thiết lập để xác định dạng thể hiện của đối tượng TEXT. Cấu trúc của tham số này gồm :

FONT=FONT(“<font name>”, style, size, forecolor [, backcolor])

2.4 Kết luận

Trong hệ thống thông tin địa lý biển Vịnh Bắc Bộ việc xây dựng cơ sở dữ liệu không gian, xây dựng Bản đồ số, là bài toán phức tạp. Dữ liệu không gian xây dựng vừa đảm bảo tính chính xác đồng thời việc cấu trúc và lưu trữ dữ liệu cũng phải phù hợp với yêu cầu quản lý của bài toán. Nội dung phần II đã trình bày chi tiết các bước trong việc xây dựng hệ thống dữ liệu không gian Vịnh Bắc Bộ. Việc kết hợp nhiều phương pháp xây dựng bản đồ số trong việc mã hóa bản đồ Vịnh Bắc Bộ giúp thu được dữ liệu đảm bảo độ chính xác cao phù hợp với yêu cầu của hệ thống đồng thời các phương pháp này cũng phù hợp với khả năng triển khai hệ thống.

CHƢƠNG III : PHÂN TÍCH THIẾT KẾ VÀ CÀI ĐẶT THỬ NGHIỆM

Một phần của tài liệu Hệ thống thông tin địa lý ( GIS) ứng dụng trong quản lý thông tin địa lý biển Hải Phòng (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)