Mô hình ngữ nghĩa

Một phần của tài liệu Hệ thống thông tin địa lý ( GIS) ứng dụng trong quản lý thông tin địa lý biển Hải Phòng (Trang 35 - 36)

Cung cấp mức trừu tượng cao hơn để biểu diễn các chức năng thế giới thực của hệ quản trị CSDL. Mô hình này dùng khái niệm “ đối tượng “ thay cho khái niệm “ thực thể “ khi đề cập tới vật thể thực đã mô hình hóa. Sơ đồ mô hình ngữ nghĩa đưa ra một số phương pháp trừu tượng để phân biệt các quan hệ khác nhau, các trừu tượng này bao gồm: phân tầng, khái quát, tập hợp và kết hợp.

Phân tầng được phản ánh trong mô hình ngữ nghĩa bằng các tiến trình khái quát hóa, chúng chuyển một số kiểu đối tượng cùng chia sẻ vài đặc tính lên mức cao hơn. Tiến trình phân tầng có thể được xem như một khía cạnh của khái quát hóa. Tuy nhiên do mục đích mô hình hóa dữ liệu nên tiến trình phân tầng chỉ được áp dụng cho đối tượng mức thấp trong phân cấp. Các đối tượng mức thấp này được gọi là thẻ, tập các thẻ phân thành kiểu. Khi các kiểu được tập hợp lại để hình thành kiểu phức tạp hơn thì khái niệm khái quát hóa được dùng. Như vậy, phân tầng là bước đầu tiên sử dụng cho khái quát hóa, chúng còn được gọi là quan hệ “là_kiểu_của” hay “nó_là”.

Hình 1.18 Phân tầng

Cơ chế trừu tượng của kết hợp cho phương tiện tham chiếu nhóm các đối tượng cùng loại, cùng chia sẻ một vài thuộc tính hay điều kiện, khái niệm này sử dụng với mục đích tập hợp các tập đối tượng con để thao tác hay phân tích.

Is a

Đảo

Hình 1.19 Kết hợp

Tiến trình tổ hợp các thuộc tính hay tập các đối tượng để hình thành một thực thể hay đối tượng được gọi là tập hợp, phương pháp này khác với khái quát hóa ở chỗ các đối tượng được tập hợp có các kiểu khác nhau.

Hình 1.20 Tập hợp

Một phần của tài liệu Hệ thống thông tin địa lý ( GIS) ứng dụng trong quản lý thông tin địa lý biển Hải Phòng (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)