Đánh giá hiệu năng hệ thống

Một phần của tài liệu Hệ thống thông tin địa lý ( GIS) ứng dụng trong quản lý thông tin địa lý biển Hải Phòng (Trang 82 - 86)

Hiện tại, hệ thống được ứng dụng tại Viện kỹ thuật Hải Quân trong việc quản lý dữ liệu số của khu vực biển Vịnh Bắc Bộ, ứng dụng tại Đoàn Đo đạc Bản đồ 6 Hải Quân trong việc quản lý bản đồ số các khu vực biển Việt Nam, quản lý các kế hoạch đo đạc và khảo sát biển bổ sung. Một tùy biến của hệ thống đang được lắp đặt trên các tầu đo đạc biển với việc kết nối các thiết bị đo đạc liên quan phục vụ công tác lưu nhật ký và hành trình tác nghiệp trên biển.

Đặc biệt, hệ thống được áp dụng trong đề tài trọng điểm cấp nhà nước KC.09.17/06-10 “Nghiên cứu giải pháp công nghệ, thiết kế lắp đặt hệ thống thông tin tác chiến giữa các đảo ở quần đảo Trường Sa” nghiệm thu được đánh giá xuất sắc.

Hệ thống được cài đặt trên các máy tính cấu hình Pentium 4, CPU 2.0 GHz, Ram 1G cho kết quả đánh giá như sau:

STT Tính năng Đánh giá

1 Hiển thị bản đồ các khu vực lựa chọn

theo các lớp phù hợp Hiển thị nhanh đáp ứng nhu cầu người dùng. 2 Thực hiện các chức năng tiện ích của

bản đồ như thây đổi kích thước, di chuyển, xác định tọa độ, đánh dấu…

Các tính năng tiện ích thực hiện nhanh chính xác với lệnh yêu cầu của người dùng

3 Các chức năng tìm kiếm đối tượng, qui hoạch đối tượng, xác định thông tin đối tượng.

Đáp ứng nhanh với yêu cầu người dùng

4 Các tính cập nhật thông tin mới cho

bản đồ Các thông tin thuộc tính cập nhật nhanh, chính xác. Các thông tin không gian cần cập nhật qua hệ thống phần mềm GIS chuyên dụng hỗ trợ

5 Các tính năng kết nối thiết bị ngoại vi, đọc tín hiệu, phân tích tín hiệu và xử lý hiển thị tín hiệu trên bản đồ số

Hệ thống đọc được thông tin từ các thiết bị hàng hải theo chuẩn NMEA 183 như máy GPS …Tốc độ xử lý nhanh phù hợp với tốc độ các thiết bị truyền

6 Quy mô dữ liệu của hệ thống Dữ liệu hệ thống đầy đủ với vùng biển Hải Phòng đúng theo bản đồ được phát hành ngày nay

KẾT LUẬN

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của ngành Công nghệ thông tin, công nghệ GIS ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống. Đặc biệt trong các ngành có sử dụng bản đồ, công nghệ GIS giúp việc tác nghiệp trên bản đồ trở nên nhanh chóng, thuận tiện, chính xác và nhờ đó đã mang lại những hiệu quả cao trong công việc.

Trong thời gian làm luận văn tốt nghiệp luận văn đã nghiên cứu những khía cạnh cơ bản về GIS, phân tích và thức thiết lập một hệ GIS, các công cụ, kỹ thuật cần thiết để số hóa bản đồ. Trên cơ sở đó đề tài đã giải quyết được các vấn đề cơ bản sau :

Những nội dung và kết quả chính đạt được

1. Nghiên cứu các đặc điểm chính của hệ thống thông tin địa lý, các mô hình phát triển hệ thống và các phương pháp xây dựng dữ liệu không gian (số hóa bản đồ số) từ đó chọn lựa giải pháp phù hợp với hệ thống xây dựng.

2. Nghiên cứu các đặc trưng của bản đồ biển Vịnh Bắc Bộ, tìm hiểu các yêu cầu quản lý thông tin từ đó phân tích và xây dựng cấu trúc chung của hệ thống bản đồ số khu vực Vịnh Bắc Bộ.

3. Lựa chọn giải pháp số hóa dữ liệu phù hợp, số hóa thành công các bản đồ số khu vực Vịnh Bắc Bộ với độ chính xác cao phù hợp với yêu cầu của hệ thống.

4. Phân tích và thiết kế hệ thống bài toán với các nhu cầu quản lý đặt ra.

5. Xây dựng chương trình đáp ứng được các yêu cầu cơ bản khi tác nghiệp trên bản đồ số.

Ứng dụng hệ thống trong thực tế.

1. Tại Viện Kỹ Thuật Hải Quân : Hệ thống được sử dụng với chức năng quản lý số liệu khu vực biển Vịnh Bắc Bộ.

2. Tại Đoàn Đo đạc Bản đồ 6 Hải Quân : Hệ thống được sử dụng trong việc quản lý bản đồ số các khu vực biển Việt Nam, quản lý các kế hoạch đo đạc và khảo sát biển bổ sung.

3. Trên một số tầu đo đạc biển : Hệ thống được kết nối với các thiết bị Hàng hải liên quan phục vụ công tác lưu nhật ký và hành trình tác nghiệp trên biển.

4. Hệ thống được ứng dụng trong đề tài trọng điểm cấp nhà nước KC.09.17/0610 “Nghiên cứu giải pháp công nghệ, thiết kế lắp đặt hệ thống thông tin tác chiến giữa các đảo ở quần đảo Trường Sa”

Trong thời gian tới, luận văn sẽ tiếp tục phát triển chương trình với mong muốn xây dựng hệ thống thông tin địa lý biển Việt Nam với các bản đồ số được mã hoá chi tiết và dữ liệu cập nhật đầy đủ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT :

1. Nguyễn Thế Thận, Trần Công Yên (2000), Tổ chức hệ thông tin địa lý & phần mềm MapInfo 4.0, Nhà xuất bản Xây dựng.

2. Đặng Văn Đức (2001), Hệ thống thông tin địa lý GIS, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật.

3. Phòng bảo đảm hàng hải, Quân chủng hải quân (2002), Các hệ quy chiếu địa lý sử dụng trong bản đồ biển, Quân chủng hải quân.

4. Phòng bảo đảm hàng hải, Quân chủng hải quân (2004), Qui phạm kí hiệu bản đồ biển, Quân chủng hải quân

5. Đoàn biên vẽ bản đồ, Quân chủng hải quân (2006), Hệ thống định vị toàn cầu GPS, hệ qui chiếu và hệ tọa độ quốc gia 2000, Quân chủng hải quân.

6. Phạm Trọng Mạnh, Phạm Vọng Thành (1999), Cơ sở hệ thống thông tin địa lý, Nhà xuất bản Xây dựng.

TIẾNG ANH :

7. Elliott Kaplan, Christopher Hegarty (2006), Understanding GPS: Principles and Applications, Second Edition, Artech house.

8. Ahmed El-Rabbany (2006), Introduction to GPS: The Global Positioning System, Second Edition, Artech house.

9. Chang, K. T. (2008). Introduction to Geographical Information Systems. New York: McGraw Hill.

10.Larry Daniel, Paula Loree, Angela Whitener (2006), Inside MapInfo professional: the friendly user guide to MapInfo professional, Thomson Learning

11.Tony Maritato & Max Morton (1999), Mapinfo Mapx Reference Guide, Thomson Learning

12.Fu, P., and J. Sun. (2010). Web GIS: Principles and Applications. ESRI Press. Redlands.

13.Coppock, J. T., and D. W. Rhind, (1991), The history of GIS. Geographical Information Systems, Longman Scientific & Technical.

WEBSITE : 14.http://www.colorado.edu/geography/gcraft/notes/intro/intro.html 15.http://www.gis.com/content/what-can-i-do-gis 16.www.opengeospatial.org 17. http://www.nmea.org/content/nmea_standards/nmea_083_v_400.asp 18.http://www.gpsinformation.org/dale/nmea.htm 19.http://www.kh-gps.de/nmea-faq.htm 20.http://www.pbinsight.com/welcome/mapinfo/

Một phần của tài liệu Hệ thống thông tin địa lý ( GIS) ứng dụng trong quản lý thông tin địa lý biển Hải Phòng (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)