Phương pháp nghiền b

Một phần của tài liệu CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẾ TẠO VẬT LIỆU NANO VÀ NHỮNG ỨNG DỤNG CỦA CHÚNG (Trang 34)

Phương pháp nghiền được phát triển từ rất sớm để chế tạo hạt nano từ tính dùng cho các ứng dụng vật lý như truyền động từ môi trường không khí và buống chân không, làm chất dẫn nhiệt cho các loa cong suất cao,…Trong những ghiên cứu đầu tiên về hạt nano từ tính, vật liệu từ tính oxit sắt Fe3O4, được nghiền cùng chất hoạt hoá bề mặt (acid Oleic) và dung môi (dầu, hexane). Chất hoạt hoá bề mặt giúp cho quá trình nghiền được dễ dàng và đồng thời tránh các hạt kết tụ với nhau.

Nghiền bi là phương pháp tạo ra hợp kim bằng cơ học được sử dụng để tạo sự phân tán oxit để tăng cường sự pha trộn. Quy trình này liên quan đến việc trộn rất mạnh các vật liệu ban đầu dạng bột và các bi nghiền trong thiết bị nghiền trong khoảng vài giờ. Sự tác động mạnh cho phép vật liệu ban đầu nằm giữa các viên bi nghiền để được va đập trong suốt quá trình va chạm của các viên bi. Sự va chạm này được lặp đi lặp lại sinh ra năng lượng đủ để tạo ra cấu trúc hạt nano không chiều, thông thường trong trại thái vô định hình hay giả tinh thể. Gần đây, kỹ thuật này đã được ứng dụng để tổng hợp các ferit spinel từ Fe3O4. Với phương pháp này ta có thể tạo ra các hạt nano có kích thước khoảng 10 nm.Vật liệu nano chế tạo bằng phương pháp này thường được dùng cho các ứng dụng vật lý [11].

- Ưu điểm: có thể tạo ra vật liệu có kích thước nano với số lượng lớn, chi phí thấp.

- Nhược điểm: Tính đồng nhất của các hạt không cao vì khó kiểm soát sự phân bố kích thước hạt, dễ lẫn tạp chất từ vật liệu làm bi nghiền.

Một phần của tài liệu CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẾ TẠO VẬT LIỆU NANO VÀ NHỮNG ỨNG DỤNG CỦA CHÚNG (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w