Mô hình chỗ ở (Accommodation Model)

Một phần của tài liệu chất lượng cuộc sống làm việc tại ngân hàng tmcp đại chúng việt nam – chi nhánh đà nẵng (Trang 30)

Mô hình chỗ ở nhấn mạnh sự tự nguyện giảm tập trung của một người trong một lĩnh vực hoạt động để đáp ứng nhu cầu của người khác (Lambert, 1990). Đây là cách kết hợp cuộc sống công việc và cuộc sống bên ngoài công việc đặc biệt phổ

biến ở các bà mẹ có con nhỏ. Tuy nhiên, gần đây , khi sự dung hòa giữa "cuộc sống công việc- cuộc sống gia đình" được cho là quan trọng, mô hình này có thể sẽ phù hợp cho ngày càng nhiều các kiểu người lao động, dù là đàn ông hay phụ nữ.

2.3. Đo lƣờng chất lƣợng cuộc sống làm việc

Thang đo Chất lượng cuộc sống liên quan đến làm việc –WRQoL được đánh giá là một công cụ hiệu quả để thực hiện các phân tích thống kê , giúp đo lường CLCSLV.

Thang đo này là thành quả nghiên cứu của Nhóm nghiên cứu & Tư Vấn về CLCSLV tại Khoa Tâm Lý , Đại học Portsmouth. Thang đo WRQoL sử dụng 6 yếu tố chính để đánh giá nhận thức về CLCSLV của các cá nhân: Sự hài lòng trong công việc và nghề nghiệp; Những điều kiện làm việc; Hạnh phúc chung ; Sự tương tác Công việc – Gia đình; Căng thẳng trong công việc và Kiểm soát trong công việc. Thang đo WRQoL đã được sử dụng trong nhiều tổ chức trên toàn thế giới và được dịch ra một số ngôn ngữ. Đây là thang đo được sử dụng bởi các cá nhân, tổ chức và chuyên gia tư vấn cũng như các nhà nghiên cứu như một công cụ để đánh giá và tìm hiểu chất lượng cuộc sống làm việc của người lao động.

Trong luận văn này sẽ sử dụng thang đo này để đánh giá chất lượng cuộc sống làm việc của lãnh đạo và cán bộ nhân viên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam- Chi Nhánh Đà Nẵng.

2.3.1. Thang đo sự hài lòng công việc & nghề nghiệp (Job & Career Satisfaction (JCS) scale ) (JCS) scale )

Thang đo sự hài lòng trong công việc & nghề nghiệp (JCS) được cho là sự phản ánh cảm xúc, hoặc đánh giá của nhân viên về sự hài lòng với công việc, sự hài lòng với sự nghiệp của họ và về sự đào tạo họ nhận được để làm những công việc đó. Trong thang đo Chất lượng cuộc sống liên quan đến công việc (WRQoL) , JCS được phản ánh bởi những câu hỏi dùng để hỏi nhân viên về mức độ hài lòng của họ đối với công việc. Nó cho rằng việc đánh giá sự hài lòng về công việc một cách tích cực là do ảnh hưởng bởi các vấn đề khác nhau bao gồm sự rõ ràng hay không rõ ràng về các mục tiêu, sự đánh giá, công nhận và khen thưởng, những lợi ích phát

triển sự nghiệp cá nhân và những nhu cầu đào tạo.

2.3.2. Thang đo mức độ hạnh phúc (General well-being (GWB) scale)

Thang đo hạnh phúc (GWB) nhằm đánh giá mức độ mà một cá nhân cảm thấy tốt hoặc bằng lòng với bản thân mình, trong một cách mà có thể độc lập với tình hình làm việc của họ. Thang đo này cho rằng hạnh phúc chung sẽ ảnh hưởng đến công việc và ngược lại. Các vấn đề sức khỏe tinh thần, chủ yếu là trầm cảm và rối loạn lo âu, là phổ biến, và có thể có một tác động lớn đến hạnh phúc chung của nhân viên. Các yếu tố trong thang đo GWB đánh giá các vấn đề về tâm trạng, trầm cảm và lo âu, sự hài lòng của cuộc sống , chất lượng cuộc sống nói chung , lạc quan và hạnh phúc.

2.3.3. Thang đo phụ về sự căng thẳng công việc (Stress at Work sub-scale (SAW ))

Thang đo phụ về Sự căng thẳng tại nơi làm việc (SAW) phản ánh mức độ mà một cá nhân nhận thức được họ có áp lực quá nhiều, và cảm thấy căng thẳng trong công việc. Các yếu tố trong thang đo SAW được đánh giá thông qua các mục liên quan đến nhận thức về sự căng thẳng và sự quá tải trong thực tế. Dù trong một số trường hợp, bị áp lực trong công việc nhưng không bị căng thẳng, nói chung, căng thẳng cao luôn liên quan đến áp lực cao.

2.3.4. Thang đo phụ về Kiểm soát công việc ( Control at Work (CAW) subscale )

Thang đo phụ về Kiểm soát công việc (CAW) cho thấy bao nhiêu nhân viên cảm thấy họ có thể kiểm soát công việc của họ thông qua việc tự do bày tỏ ý kiến và tham gia vào các quyết định trong công việc. Kiểm soát nhận thức tại nơi làm việc được đo lường bởi WRQoL được công nhận là một khái niệm trung tâm trong việc tìm hiểu về mối quan hệ giữa căng thẳng, hành vi và sức khỏe. Kiểm soát tại nơi làm việc bị ảnh hưởng bởi các vấn đề về giao tiếp tại nơi làm việc, ra quyết định và kiểm soát quyết định.

2.3.5. Thang đo sự tương tác gia đình & công việc (Home-Work Interface scale (HWI ) (HWI )

Thang đo sự tương tác gia đình & công việc (HWI) đo lường mức độ mà người sử dụng lao động nhận thức về việc hỗ trợ cuộc sống gia đình của nhân viên.

Yếu tố này tìm hiểu mối tương quan giữa 2 lĩnh vực cuộc sống gia đình và cuộc sống công việc. Các vấn đề làm ảnh hưởng đến thang đo HWI của nhân viên bao gồm sự phù hợp về cơ sở vật chất tại nơi làm việc, thời gian làm việc linh hoạt và sự thấu hiểu của các nhà quản lý.

2.3.6. Thang đo điều kiện làm việc (Working Conditions Scale )

Thang đo điều kiện làm việc đánh giá mức độ mà nhân viên hài lòng với các nguồn lực cơ bản, điều kiện làm việc và tính an toàn cần thiết để làm công việc của họ một cách hiệu quả. Những điều kiện làm việc ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, tính an toàn và do đó ảnh hưởng đến CLCSLV của người lao động.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG LÀM VIỆC TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM

– CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

Chương này trình bày, phân tích, giải thích những dữ liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu

3.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng ( - PVCombank – CN Đà Nẵng ) Nam – Chi nhánh Đà Nẵng ( - PVCombank – CN Đà Nẵng )

Ngân hàng PVCombank- CN Đà Nẵng, tiền thân là Tổng Công ty Tài Chính Cổ phần Dầu Khí Việt Nam.- PVFC - CN Đà Nẵng.

Ngày 04/07/2006, tại số 36 đường 2/9 TP Đà Nẵng, Văn phòng Công ty tài chính dầu khí tại Đà Nẵng ra đời sau bao tâm huyết của Đảng uỷ và Ban lãnh đạo Tổng công ty.

Là Chi nhánh đầu tiên của PVFC tại khu vực miền Trung và là Chi nhánh thứ ba trên cả nước, sự ra đời chi nhánh PVFC tại Đà Nẵng sẽ cung cấp các dịch vụ tư vấn về ngân hàng, tài chính, tiền tệ, đặc biệt là hỗ trợ vốn trong lĩnh vực đầu tư cho các dự án tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Ngay từ những ngày đầu thành lập, bắt đầu từ 10 thành viên, nhưng với tâm huyết và quyết tâm xây dựng một chi nhánh vững mạnh tại địa bàn Miền Trung, toàn thể CBNV đã đoàn kết, đồng lòng, từng bước xây dựng chi nhánh ngày một phát triển.

Ngày 04/7/2006 là một dấu mốc rất quan trọng đối với những người đã và đang công tác tại PVFC Đà Nẵng. Đánh dấu sự ra đời của 01 định chế tài chính của ngành Dầu khí Việt Nam tại khu vực Miền Trung. Nhìn lại chặng đường xây dựng, trưởng thành và phát triển của Chi nhánh với những thăng trầm theo sự biến động của tình hình thị trường tài chính, với sứ mệnh và trọng trách là một định chế mạnh của Tập đoàn tại khu vực Miền Trung, PVFC Đà Nẵng hoạt động và triển khai đầy

đủ các mảng nghiệp vụ kinh doanh: tín dụng, thu xếp vốn, đầu tư, huy động vốn uỷ thác…cho các khách hàng tại địa bàn Đà Nẵng và tỉnh Miền Trung- Tây Nguyên từ Nha Trang, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế…đến Đắc Lắc.

Không phụ sự kỳ vọng của Tổng Công ty, từ 01 văn phòng đại diện tại Đà Nẵng năm 2006, đến năm 2008-2009 đã nâng cấp thành chi nhánh loại 3. Năm 2010 đánh dấu một sự phát triển vượt bậc của PVFC Đà Nẵng, chi nhánh đã vươn lên hạng 1. Với gần 50 CBCNV, chi nhánh đóng góp hơn 10% lợi nhuận của toàn Tổng công ty.

Trong chiến lựơc phát triển của mình, PVFC Đà Nẵng đã và đang định hướng phấn đấu để trở thành một trung tâm tài chính của Công ty Tài chính Dầu khí tại khu vực Miền Trung Tây Nguyên, với các sản phẩm dịch vụ mũi nhọn là: Đầu tư tài chính; Tín dụng và dịch vụ tư vấn tài chính nhằm góp phần xây dựng thương hiệu PVFC ngày càng bền vững. Vì thế, toàn bộ đội ngũ lãnh đạo và CBCNV chi nhánh đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu để đưa PVFC sánh tầm với các Ngân hàng lớn trên địa bàn.

Ngày 15/9/2011, PVFC chính thức đưa vào sử dụng Toà nhà Tài chính Dầu Khí tại Lô A2.1 đường 30/4, Q. Hải Châu, TP Đà Nẵng

Và đến ngày 24/09/2013, PVFC Đà Nẵng chính thức tổ chức lễ thay đổi thương hiệu PVCombank, và công bố sự xuất hiện của Ngân hàng Đại Chúng Việt Nam đối với người dân tại Đà Nẵng nói riêng và cả nước nói chung.

3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của PVFC Đà Nẵng trong những năm vừa qua

Với những chính sách đúng đắn, các biện pháp triển khai thực hiện hiệu quả cùng với sự nhiệt tình của toàn thể cán bộ công nhân viên, sự lãnh đạo chặt chẽ, cụ thể của Ban Giám đốc, sự hỗ trợ tận tình từ Tổng Công ty thì kết quả mà PVFC Đà Nẵng đạt được trong các năm vừa qua (giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012) được đánh giá là khả quan và đáng khích lệ, thực hiện được mục tiêu kinh doanh đề ra và hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch mà Tổng công ty giao.

3.2.1. Về hoạt động huy động vốn

Hình 3.1: Nguồn vốn huy động của PVFC Đà Nẵng qua các năm từ 2008 – 2012

(Nguồn: Báo cáo HĐKD của PVFC Đà Nẵng qua các năm 2008 ­ 2012)

Một TCTD chỉ có thể đạt được hiệu quả kinh doanh cao, vững chắc khi đơn vị đó tổ chức tốt và tự chủ trong công tác huy động vốn. Trong những năm qua, hoạt động huy động vốn luôn được PVFC Đà Nẵng rất quan tâm và xem đây là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển của Chi nhánh. Bên cạnh việc huy động các nguồn vốn nhàn rỗi từ các doanh nghiệp ngoài ngành, PVFC Đà Nẵng đặc biệt quan tâm đến việc huy động vốn từ các đơn vị trong ngành Dầu khí như PV Oil, PV Gas Miền Trung, Ban quản lý dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn. Đây là những kênh huy động chính của PVFC Đà Nẵng vì các đơn vị này thường có nguồn vốn nhàn rỗi rất lớn. Vì vậy mà nguồn vốn huy động được trong thời gian qua của PVFC Đà Nẵng không ngừng được tăng lên.

Qua hình 3.1 có thể nhận thấy, số dư huy động vốn của PVFC Đà Nẵng khá biến động trong quãng thời gian 2008 -2012. Từ năm 2008 đến 2010, số dư huy động vốn của PVFC Đà Nẵng tăng lên đáng kể (từ 347 tỷ đồng của năm 2008 lên 562 tỷ đồng vào năm 2009 và 697 tỷ đồng vào năm 2010). Tuy nhiên, đến thời điểm cuối năm 2011, nguồn vốn huy động của PVFC Đà Nẵng có sự sụt giảm mạnh ,

giảm 428 tỷ đồng xuống còn 268 tỷ đồng tương ứng giảm 60% so với thời điểm 31/12/2010. Bước sang năm 2012, nguồn vốn huy động của PVFC Đà Nẵng lại có sự tăng trưởng vượt bậc đa ̣t 1.359 tỷ đồng , tăng 407% so với thời điểm cuối năm 2011, tương ứng với mức tăng 1.091 tỷ đồng về mặt số tuyệt đối.

Cùng với việc chú trọng đến công tác duy trì và phát triển số dư huy động theo quy định của Tổng Công ty thì việc đẩy mạnh cơ cấu nguồn vốn huy động nhằm đáp ứng các nhu cầu vay vốn của các tổ chức kinh tế trong nước cũng rất được PVFC Đà Nẵng quan tâm. Cơ cấu nguồn vốn huy động chủ yếu tập trung vào nguồn vốn Việt Nam đồng trong giai đoạn 2008 – 2010 và đa dạng nguồn vốn từ năm 2011 thể hiện rõ qua bảng 3.1 dưới đây.

Bảng 3.1: Tình hình huy động vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ của PVFC Đà Nẵng từ 2008-2012 Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Vốn huy động bằng Việt Nam đồng 54.3% 78.7% 100 % 75% 60% Vốn huy động bằng ngoại tệ 45.7% 21.3% 0% 25% 40%

(Nguồn: Báo cáo HĐKD của PVFC Đà Nẵng qua các năm 2008 ­ 2012)

Tỷ trọng vốn huy động bằng Việt Nam đồng tăng dần qua các năm: từ 54,3% (năm 2008) lên đạt 78,7% (năm 2009) và 100% (năm 2010). Trong khi đó, tỷ trọng vốn huy động bằng ngoại tệ tại PVFC Đà Nẵng lại biến động theo chiều hướng ngược lại. Sở dĩ vậy là do trong 3 năm từ 2008 - 2010, những biến động về tỷ giá hối đoái, tình trạng đầu cơ ngoại tệ của một số đông các nhà đầu tư đã khiến cho thị trường ngoại tệ biến động mạnh, đặc biệt là vào thời điểm cuối năm 2010 khiến cho công tác huy động vốn bằng ngoại tệ gặp nhiều khó khăn. Bước sang năm 2011 - 2012, khi tình hình ngoại tệ dần đi vào ổn định, tỷ trọng nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ tăng lên, đạt 25% (năm 2011) và 40% năm 2012.

3.2.2. Về hoạt động sử dụng vốn

Trong thời gian qua, PVFC Đà Nẵng dành nhiều sự quan tâm tới việc nâng cao chất lượng cho vay đi kèm với mở rộng hay thu hẹp quy mô cho vay phù hợp với tình hình thị trường và chủ trương của Tổng Công ty. Nâng cao chất lượng cho vay được xem là vấn đề then chốt quyết định đến sự tồn tại và phát triển của PVFC Đà Nẵng.

Từ năm 2008 – 2010, hoạt động cho vay doanh nghiệp tại PVFC Đà Nẵng có chiều hướng phát triển mạnh về số dư. Bước sang năm 2011 và 2012, dư nợ có chiều hướng giảm xuống. Cụ thể: cuối năm 2008 dư nợ cho vay đạt 982 tỷ đồng, năm 2009 con số này đã tăng lên đạt mức 1.664 tỷ đồng (tương ứng tăng 69%) và đạt giá trị 2.706 tỷ đồng vào năm 2010 (tương ứng tăng 63% so với năm 2009). Năm 2011, dư nợ cho vay giảm còn 2.610 tỷ đồng và năm 2012 là 2.314 tỷ đồng.

Có thể nhìn thấy tình hình dư nợ cho vay của PVFC Đà Nẵng qua các năm 2008 - 2012 qua biểu đồ dưới đây:

Hình 3.2: Dƣ nợ cho vay của PVFC Đà Nẵng qua các năm từ 2008 - 2012

(Nguồn: Báo cáo HĐKD của PVFC Đà Nẵng qua các năm 2008 ­ 2012)

Xét về cơ cấu tín dụng thì trong giai đoạn 2008-2012, cơ cấu tín dụng tại PVFC Đà Nẵng đã có sự dịch chuyển đáng kể từ việc gia tăng tỷ trọng dư nợ ngắn hạn và giảm dần tỷ trọng dư nợ trung – dài hạn theo định hướng phát triển của Tổng

Công ty. Việc tăng dần tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trong thời gian qua (từ 22,8% của năm 2008 lên 37,9% của năm 2009 và đến 53,2% của năm 2012) cho thấy PVFC Đà Nẵng ngày càng chú trọng đến việc cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh, đồng thời cho vay ngắn hạn có vòng quay vốn nhanh để đáp ứng các nhu cầu vay vốn khác và khả năng an toàn vốn cũng được đảm bảo hơn.

Hình 3.3: Cơ cấu tín dụng của PVFC Đà Nẵng qua các năm từ 2008 - 2012

(Nguồn: Báo cáo HĐKD của PVFC Đà Nẵng qua các năm 2008 ­ 2012)

3.2.3. Về kết quả kinh doanh

Hình 3.4: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của PVFC Đà Nẵng qua các năm từ 2008 - 2012

Nếu như năm 2008, kết quả hoạt động kinh doanh của PVFC Đà Nẵng chưa được như mong đợi của Ban lãnh đạo Tổng Công ty, Chi nhánh bị lỗ 13 tỷ đồng thì đến năm 2009, Chi nhánh đã khắc phục được khoản lỗ trên và đạt lợi nhuận 4 tỷ đồng và đặc biệt, trong năm 2010, kết quả lợi nhuận đạt 75 tỷ đồng. Năm 2011, lợi nhuận của Chi nhánh giảm xuống còn 62 tỷ đồng, giảm 17% so với năm 2009. Sang năm 2012, lợi nhuận của Chi nhánh tăng trở lại đạt 71 tỷ đồng dù tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn cho thấy sự cố gắng nỗ lực của Ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên PVFC Đà Nẵng cùng với sự hỗ trợ, chỉ đạo nhanh chóng, kịp thời từ Tổng Công ty.

Hoạt động kinh doanh của PVFC Đà Nẵng phát triển tích cực còn thể hiện

Một phần của tài liệu chất lượng cuộc sống làm việc tại ngân hàng tmcp đại chúng việt nam – chi nhánh đà nẵng (Trang 30)