Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của chi nhánh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cáo hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh Công ty TNHH xây dựng và thương mại Thành Đô tại Ninh Bình (Trang 33)

2.2.3.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định

Kiểm tra tài chính đối với hiệu quả sử dụng vốn cố định là một nội dung quan trọng của hoạt động tà chính doanh nghiệp, thông qua kiểm tra tài chính doanh nghiệp có những căn cứ xác đáng để đưa ra các quyết định về mặt tài chính như điều chỉnh quy mô và cơ cấu vốn đầu tư, đầu tư mới hay hiện đại hóa tài sản cố định, về các biện pháp khai thác năng lực sản xuất của tài sản cố định hiện có, nhờ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. Để tiến hành kiểm tra tài chính đối với hiệu quả sử dụng vốn cố định cần xác định đúng đắn hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định và tài sản cố định của doanh nghiệp.

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định

Hs2009 = 13.9161.059 =13,14

Hs2010 =

13.134

= 8,53 1.539

Mức doanh lợi của vốn cố định (Mdl)

Mdl2009 = 87 = 0,2 426 Mdl2010 = 101 = 0,13 751  Sức hao phí tài sản cố định (Shp) Shp2009 = 1.059 = 12,46 85 Shp2010 = 1.539 = 13,27

116

Ta có bảng 2.4 tổng kết tài sản cố định.

Tuy lượng vốn cố định (Tài sản cố định) của công ty năm 2010 có tăng hơn so với năm 2009, nhưng hiệu quả sử dụng vốn cố định của năm 2010 lại thấp. Cụ thể, hiệu quả sử dụng TSCĐ của năm 2009 là 13,14; Năm 2010 là 8,53, năm 2009 một đồng nguyên giá TSCĐ đem lại cho chi nhánh 13,14 đồng doanh thu; Năm 2010 đem lại cho chi nhánh 8,53 đồng doanh thu, thấp hơn năm 2009 là 4,61 đồng trên 1 đồng vốn bỏ ra hay giảm 35,08%. Với mức doanh lợi năm 2009 là 0,2; năm 2010 là 0,13, tức là với 1 đồng vốn cố định bình quân năm 2009 tạo ra 0,2 đồng lời; năm 2010 sẽ tạo ra 0,13 đồng lời. Vốn cố định của năm 2010 lớn hơn năm 2009, nhưng lại không hiệu quả từ đó làm cho Sức hao phí TSCĐ tăng từ 12,46 vào năm 2009 lên 13,27 năm 2010.

Bảng 2.4: Hiệu quả sử dụng vốn cố định của chi nhánh Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 So sánh năm 2010/2009 Số tiền Tỷ lệ (%) Vốn cố định 426 751 325 76,29 Hiệu suất sử dụng TSCĐ 13,14 8,53 (4,61) (35,08) Mức doanh lợi của VCĐ 0,2 0,13 (0,07) (35,00)

Sức hao phí TSCĐ 12,46 13,27 0,81 6,50

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán

Như vậy, qua việc phân tích trên ta thấy việc sử dụng và quản lý tài sản cố định của công ty năm 2010 chưa hiệu quả, công ty cần khắc phục kịp thời để việc sử dụng tài sản cố định có hiệu quả hơn. Công ty cần tiếp tục duy trì, phát huy và sử dụng một cách tối đa những thiết bị đó để nâng cao hiệu quả hiệu quả sử dụng vốn của mình, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường.

2.2.3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động

So với các yếu tố như lợi nhuận, doanh thu, chi phí thì trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn cũng là một yếu tố không kém phần quan trọng, nó là vấn đề then chốt gắn liền với sự tồn tại và phát triển của từng doanh nghiệp. Riêng đối với các doanh nghiệp thực hiện chức năng kinh doanh là chủ yếu thì cần phải đặc biệt chú ý đến vốn lưu động. Bởi vậy, phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doah nghiệp sẽ đánh giá được chất lượng quản lý sử dụng vốn, vạch ra các khả năng tiềm tàng

nâng cao hơn nữa kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn một cách có hiệu quả nhất.

Phân tích chung

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động được phản ánh qua các chỉ tiêu như sức sản xuất, sinh sinh lợi của Vốn lưu động (TSLĐ).

- Sức sản xuất của vốn lưu động (Ssx).

Ssx2008 = 47,,157477 = 1.6

Ssx2009 = 136,,371916 = 2.18

Ssx2010 = 138,,301133 = 1.58

Sức sản xuất của vốn lưu động dùng để đo lường hiệu quả sử dụng vốn lưu động, nó cho biết trong kỳ vốn lưu động quay được mấy vòng hay 1 đồng vốn lưu động bỏ vào sản xuất kinh doanh thì góp phần tạo ra mấy đồng doanh thu thuần trong kỳ. Chỉ tiêu này càng lớn nghĩa là vốn lưu động luân chuyển càng nhanh, giảm được các khoản vốn ứ đọng quá lâu trong khâu dự trữ, khâu sản xuất , khâu lưu thông. Từ đó, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Ngược lại nếu số vòng quay vốn lưu động quá thấp, doanh nghiệp cần phải xem xét lại cách quản lý, sử dụng vốn lưu động của mình để có những biện pháp điều chỉnh kịp thời.

Sức sản xuất của vốn lưu động năm 2008 là 1.6 vòng nghĩa là 1 đồng vốn lưu động bỏ vào sản xuất trong năm 2008 tạo ra 1.6 đồng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ. So với các công ty trong ngành thương mại thì giá trị của chỉ tiêu này là quá thấp ( các công ty trong ngành thương mại, sức sản xuất vốn lưu động bình quân là 4.5 – 5.3 vòng) tuy nhiên đối với các công ty trong lĩnh vực xây lắp thì sức sản xuất

của vốn lưu động của chi nhánh lại khá cao. Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực nên việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của vốn lưu động chỉ mang tính chất tổng quát, chưa nói lên được nhiều điều.

- Mức doanh lợi của vốn lưu động (Mdl).

Mdl1999 = 477 , 4 83 = 0.019 Mdl2000 = 371 , 6 87 = 0.014 Mdl2001 = 8101,301 = 0.012

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn lưu động, nó cho biết 1 đồng vốn lưu động bỏ vào kinh doanh trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Năm 2008, chỉ tiêu này là 0.018 nghĩa là cứ 1000 đồng vốn lưu động bỏ vào sản xuất kinh doanh mới tạo ra được 18 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2009, mức doanh lợi của vốn lưu động giảm chỉ còn 0.014 nghĩa là 1000 đồng vốn lưu động bỏ ra chỉ góp phần tạo ra 14 đồng lợi nhuận sau thuế. Và đến năm 2010 chỉ tiêu này tiếp tục giảm xuống còn 0.012. 1000 đồng vốn lưu động trong kỳ chỉ góp phần tạo ra 12 đồng lợi nhuận sau thuế. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động xét theo chỉ tiêu mức sinh lợi vốn lưu động giảm. Chi nhánh cần có biện pháp cải thiện tình hình này.

Qua các đánh giá nêu trên có thể đưa ra nhận xét tuy năm 2009,2010 doanh thu trên một đồng vốn lưu động của công ty là khá cao (cao hơn nhiều so với năm 2008) nhưng lợi nhuận có tăng nhưng không đáng kể, điều đó chứng tỏ tuy công ty sử dụng đồng vốn lưu động có hiệu quả hơn nhưng công ty quản lý các khoản chi phí không hợp lý. Đó cũng

là do các nguyên nhân khách quan tác động như do sự biến động của thị trường trong khu vực và thế giới, hơn nữa hoạt động kinh doanh chính của công ty là xây dựng và thương mại nên chi phí vận chuyển và chi phí giá vốn hàng bán là rất lớn. Mặt khác do bạn hàng nợ nhiều, hàng hóa tồn kho lớn nên gây ra sức sinh lợi nhỏ hơn.

Phân tích tốc độ luân chuyển vốn

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động vận động không ngừng, thường xuyên qua các quá trình tái sản xuất (dự trữ- sản xuất- tiêu thụ). Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để xác định tốc độ lưu chuyển của vốn lưu động, người ta thường dùng các chỉ tiêu sau:

Số vòng quay của vốn lưu động (n).

n2008 = 47,,157477 = 1.6 (vòng)

n2009 = 136,,371916 = 2.18 (vòng)

n2010 = 138,301,133 = 1.58 (vòng)

Chỉ tiêu này cho biết, trong kỳ vốn lưu động quay được mấy vòng hay 1 đồng vốn lưu động bỏ vào sản xuất kinh doanh thì góp phần tạo ra mấy đồng doanh thu thuần trong kỳ. Chỉ tiêu này càng lớn nghĩa là vốn lưu động luân chuyển càng nhanh, giảm được các khoản vốn ứ đọng quá lâu trong khâu dự trữ, khâu sản xuất , khâu lưu thông. Từ đó, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Ngược lại nếu số vòng quay vốn lưu động quá thấp, doanh nghiệp cần phải xem xét lại cách quản lý, sử dụng vốn lưu động của mình để có những biện pháp điều chỉnh kịp thời.

Số vòng quay của vốn lưu động năm 2008 là 1.6 vòng năm 2009 tăng lên 2.18 vòng; năm 2010 giảm xuống 1.58 vòng. Vốn lưu động không ngừng tăng qua các năm, và tăng với tốc độ khá lớn doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ thì tăng giảm không đồng đều, một phần do khó khăn chung của cả nền kinh tế, mặt khác do sự quản lý không chặt chẽ nguồn vốn lưu động, gây lãng phí nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Thời gian của một vòng lưu chuyển (T).

T2008 = 360/1.6 = 225 (ngày) T2009 = 360/2.18 = 165.2 ( ngày) T2010 = 360/1.58 = 228 (ngày) - Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động (HSĐN). HSĐN2008 = 1/1.6=0.625 HSĐN2009 = 1/2.18 = 0.46 HSĐN2010 = 1/1.58 =0.63

Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều.

Ta có bảng 2.5 phản ánh tốc độ luân chuyển.

Bảng 2.5: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của chi nhánh qua 3 năm 2008- 2010

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh 2009/2008 2010/2009 Số vòng quay Vòng 1,60 2,18 1,58 0,58 (0,60)

vốn lưu động Thời gian 1 vòng luân chuyển Ngày 225, 0 165,2 228, 0 (59,8) 62,8 Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động Đồng 0,63 0,46 0,63 (0,17) 0,17

Nguồn: phòng kế toán - tài chính

Kết quả cho thấy, năm 2008, số vòng quay của vốn lưu động là 1,6 vòng. So với năm 2008, năm 2009 số vòng quay là 2,18 vòng tăng thêm 0,58 vòng. Chính vì thế nên số ngày luân chuyển 1 vòng quay vốn lưu động đã giảm từ 225 ngày năm 2008 xuống 165,2 ngày năm 2009 giảm được 59.8 ngày, hệ số đảm nhiệm vốn lưu động giảm thêm được 0,17 đồng. Đây là tín hiệu đáng mừng trong công tác quản lý, sử dụng vốn lưu động trong năm 2009. Tuy nhiên, đến năm 2010, hiệu quả sử dụng vốn lưu động giảm hơn năm 2009. Cụ thể, số vòng quay vốn lưu động giảm từ 2,18 vòng năm 2009 xuống còn 1,58 vòng giảm 0,6 vòng, thời gian 1 vòng luân chuyển vốn lưu động đã tăng từ 165,2 ngày lên 228 ngày tăng 62,8 ngày, hệ số đảm nhiệm vốn lưu động tăng từ 0,46 đồng lên 0,63 đồng tăng 0,17 đồng. Chi nhánh cần quản lý chặt chẽ hiệu quả nguồn vốn lưu động của công ty hơn. Vốn lưu động của công ty không ngừng tăng qua các năm, đặc biệt là dự trữ tiền và các khoản tương đương tiền khá lớn. Cuối năm 2010, tiền và tương đương tiền tồn quỹ là 2.104 trđ chiếm tới 25% vốn lưu động. Doanh nghiệp cần lưu ý khoản mục này, tránh dự trữ tiền quá lớn làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động mặt khác lại tránh thiếu hụt, đảm bảo đáp ứng kịp thời cho nhu cầu sản xuất kinh doanh.

Tốc độ lưu chuyển vốn lưu động biến động không đều qua các năm, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty còn phụ thuộc khá nhiều vào sự biến động trên thị trường. Công tác lập kế hoạch và thực hiện sản xuất của công ty cần phải sáng tạo và linh hoạt hơn để ứng phó kịp với những thay đổi, những khó khăn từ hoạt động kinh doanh, nâng cao thành phẩm hàng hóa tiêu thụ, góp phần làm tăng lợi nhuận, tăng uy tín của chi nhánh, của công ty trên thị trường.

Sự thay đổi của tốc độ luân chuyển vốn lưu động sẽ ảnh hưởng tới sự thay đổi của tổng doanh thu từ đó làm ảnh hưởng tới lợi nhuận sau thuế mà doanh nghiệp đạt được. Do việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động sẽ làm giảm thời gian của một vòng quay vốn, tiết kiệm được vốn, tăng doanh số từ đó tạo điều kiện tăng thêm lợi nhuận.

Vốn lưu động bình quân của chi nhánh 3 năm vừa qua tăng mạnh. Chỉ cần một sự thay đổi nhỏ trong hệ số luân chuyển cũng sẽ tác động rất lớn đến tổng doanh thu thuần mà doanh nghiệp đạt được.Chính vì vậy, việc tăng hệ số luân chuyển hay số vòng quay của vốn lưu động có ý nghĩa rất quan trọng. Việc sử dụng có hiệu quả vốn lưu động là một trong những biện pháp cho Công ty nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, tăng lợi nhuận, tăng uy tín kinh doanh…..

Trong năm 2010, Ảnh hưởng của số vốn lưu động bình quân đến số ngày là:

- = 228 - 174,6 = 53,4(ngày) Ảnh hưởng của sự thay đổi của doanh thu thuần tới số ngày là:

131336371 6371 360x

- = 174.6 - 165,2 = 9,4 (ngày)

Như vậy, do số vốn lưu động tăng đã làm tăng thời gian 1 vòng luân chuyển thêm 53,4 ngày. Tuy nhiên, do số doanh thu thuần giảm đã làm tăng thời gian 1 vòng chu chuyển là 9,4 ngày. Việc tăng số ngày luân chuyển một vòng vốn lưu động đã khiến chi nhánh lãng phí một lượng vốn. Cụ thể, số vốn lưu động lãng phí của công ty trong năm 2010 là:

B2010 = x 8301 = -2284,7(triệu đồng)

Như vậy trong năm 2010 chi nhánh đã lãng phí 2284,7 triệu đồng. Chi nhánh cần xem xét lại công tác quản lý sử dụng vốn lưu động để cải thiện, tăng hiệu quả sử dụng vốn hơn nữa.

Qua phân tích trên cho thấy việc sử dụng vốn lưu động của chi nhánh Công ty TNHH xây dựng và thương mại Thành Đô tại Ninh Bình đang có chiều hướng đi xuống. Việc giảm tốc độ luân chuyển vốn đã khiến chi nhánh lãng phí một lượng lớn vốn lưu động, làm tăng chi phí sử dụng vốn, giảm hiệu quả sử dụng vốn, bỏ lỡ mất các cơ hội đầu tư do thiếu vốn… Chi nhánh cần có các biện pháp kịp thời để tận dụng nguồn vốn lãng phí đó cải thiện tình hình, hiệu quả sử dụng vốn một cách tốt hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cáo hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh Công ty TNHH xây dựng và thương mại Thành Đô tại Ninh Bình (Trang 33)