Hiệu quả tài chính

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cáo hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh Công ty TNHH xây dựng và thương mại Thành Đô tại Ninh Bình (Trang 43)

Hs2008 = 47,,157957 = 1.44

Hs2009 = 136,,797916 = 2.05

Hs2010 = 139,052,133 = 1.45

Hiệu suất vốn kinh doanh cho ta biết với 1 đồng vốn đưa vào kinh doanh sẽ đem lại cho công ty bao nhiêu đồng doanh thu thuần, không phân biệt nguồn hình thành vốn. Tỷ suất này càng cao càng tốt, sẽ góp phần làm gia tăng lợi nhuận của công ty. Theo số liệu tính toán ở trên, cứ một đồng vốn đưa vào kinh doanh sẽ đem lại cho chi nhánh 1.44 đồng doanh thu năm 2008; và 2.05 đồng doanh thu năm 2009 còn năm 2010 là 1.45 đồng doanh thu. Trong 3 năm, năm 2009 chỉ tiêu này là tốt nhất, năm 2010 Hs có xu hướng giảm. Điều này là do, doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, tổng vốn kinh doanh tăng từ 6,797 triệu đồng năm 2009 lên 9,052 triệu đồng năm 2010 tăng 2,355 triệu đồng tuy nhiên, số vốn mới đầu tư này chưa phát huy được hiệu quả. Chính vì thế, Hs năm 2010 giảm so với 2009. Chi nhánh cần có biện pháp để cải thiện chỉ tiêu này một cách tốt hơn nữa.

TSLN2008 = 4,83957 = 0,017

TSLN2009 = 6,87797 = 0,013

Ý nghĩa kinh tế: 1000 đồng vốn kinh doanh ở năm 2009 tạo ra được 13 đồng lợi nhuận sau thuế nhỏ hơn năm 2008 4đồng (năm 2008 là 17 đồng) và ở năm 2010 chỉ tạo ra được 11 đồng lợi nhuận. Và thông qua chỉ tiêu này ta thấy tỷ suất lợi nhuận vốn của chi nhánh có xu hướng giảm sút. Trong 3 năm, vốn kinh doanh đều tăng đặc biệt năm 2010 vốn kinh doanh tăng khá lớn, tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh 3 năm đều giảm. Chi nhánh không có lợi thế về quy mô, nghĩa là quy mô của chi nhánh có tăng thêm thì công ty cũng phải cố gắng nỗ lực mới có được kết quả như khi chưa mở rộng. Doanh nghiệp cần xem xét thận trọng khi mở rộng quy mô, đầu tư vào trang thiết bị, máy móc, phân xưởng bởi nguồn vốn để đầu tư chủ yếu là từ nguồn vốn vay ngân hàng, các tổ chức tín dụng, phải trả lãi và gốc đúng hạn, nếu không sử dụng hiệu quả sẽ làm tăng rủi ro thanh toán đối với chi nhánh.

- Doanh lợi tiêu thụ

Để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh thịnh vượng hay suy thoái, ngoài việc xem xét chỉ tiêu doanh thu tiêu thụ đạt được trong kỳ, các nhà phân tích còn xác định trong 100 đồng doanh thu đó có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này được xác định bằng cách chia lợi nhuận sau thuế cho doanh thu tiêu thụ. DLTT2008 = x 100 = 1,16% DLTT2009 = 13916 87 x 100 = 0,6% DLTT2010 = 13134 101 x 100 = 0,8%

Doanh lợi tiêu thụ của chi nhánh Thành Đô tại Ninh Bình năm 2008 là 1,16% nghĩa là trong 100 đồng doanh thu có 1,16 đồng lợi nhuận, năm 2009 chỉ tiêu này giảm còn 0,6% trong 100 đồng doanh thu năm 2009 chỉ

thu về được 0,6 đồng lợi nhuận. Điều này là do trong năm 2009 doanh thu tăng tới 94,44% so với năm 2008 tuy nhiên giá vốn hàng bán cộng thêm chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng và tăng với tốc độ lớn hơn nhiều tốc độ tăng của doanh thu. Chính vì thế doanh lợi tiêu thụ của chi nhánh năm 2009 giảm tới 48% còn 0,6%. Năm 2010, doanh lợi tiêu thụ của Chi nhánh tăng lên 0.8% nghĩa là trong 100 đồng doanh thu thuần, sẽ thu về được 0,8 đồng lợi nhuận sau thuế. Trong 3 năm xem xét thì năm 2008 là năm doanh lợi tiêu thụ đạt mức cao nhất 1,16% sau đó doanh lợi tiêu thụ giảm vào năm 2009, đến năm 2010 doanh lợi tiêu thụ có tăng nhưng không đáng kể. Đó là do khó khăn chung của kinh tế toàn cầu ảnh hưởng tới kinh tế Việt Nam. Suy thoái kinh tế khiến hoạt động của các doanh nghiệp nói chung, chi nhánh Thành Đô tại Ninh Bình nói riêng bị giảm hiệu quả. Tuy nhiên, chi nhánh làm ăn vẫn có lãi là một kết quả đáng ghi nhận.

Doanh lợi vốn

Đây là chỉ số tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư. Chỉ số này cho biết 100 đồng vốn tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. DLV2008 = x 100 = 15.15% DLV2009 = 6797 680 x 100 = 10% DLV2010 = 9052 621 x 100 = 6.86%

Tỷ số doanh lợi vốn 3 năm giảm dần. Năm 2008 chỉ số doanh lợi vốn là 15.15% nghĩa là cứ 100 đồng vốn bỏ vào kinh doanh năm 2008 sẽ tạo ra được 15.15 đồng lợi nhuận không kể vốn kinh doanh lấy từ nguồn nào. Năm 2009 chỉ số này giảm xuống còn 10% nghĩa là 100 đồng vốn bỏ

vào hoạt động kinh doanh năm 2009 chỉ tạo ra được 10 đồng lợi nhuận, giảm 5.15 đồng so với năm 2008. Năm 2010 chỉ số doanh lợi vốn là 6.86% nghĩa là cứ bỏ ra 100 đồng vốn kinh doanh đã tạo ra 6.86 đồng lợi nhuận.

Doanh lợi vốn tự có

Đây là một chỉ tiêu bổ sung cho chỉ tiêu doanh lợi vốn,được xác định bằng mối quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế với tổng số vốn kinh doanh.

DLVTC 2008 = x 100 = 3,23% DLVTC 2009 = 2617 87 x 100 = 3,32% DLVTC 2010 = 2150 101 x 100 = 4,7%

Năm 2008, Doanh lợi vốn tự có là 3,23% nghĩa là cứ 100 đồng vốn tự có tạo ra 3,23 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2009 là 3,32% nghĩa là cứ 100 đồng vốn tự có tạo ra 3,32 đồng lợi nhuận sau thuế tăng 0,09 đồng so với năm 2008. Năm 2010, doanh lợi vốn tự có là 4,7% nghĩa là cứ 100 đồng vốn tự có bỏ vào sản xuất kinh doanh tạo ra 4,7 đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này tăng liên tục qua 3 năm đó là do vốn chủ sở hữu của chi nhánh liên tục giảm. Chi nhánh có chính sách huy động vốn bên ngoài, giảm mức độ độc lập tự chủ trong kinh doanh, tăng đòn bẩy tài chính tăng sử dụng nợ vay. Hơn nữa lợi nhuận sau thuế cũng liên tục tăng qua 3 năm. Chính vì thế doanh lợi vốn tự có tăng cũng là điều hợp lý.

Để xem xét rủi ro trong hoạt động tài chính của chi nhánh ta đi xem xét thêm nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán và khả năng hoạt động

Ngày nay, mục tiêu kinh doanh được các nhà kinh tế nhìn nhận một cách trực tiếp hơn, đó là: Trả được công nợ và có lợi nhuận. Vì vậy, khả

năng thanh toán được coi là những chỉ tiêu quan trọng khi đánh giá tình hình tài chính của các công ty nói chung và chi nhánh Công ty TNHH xây dựng và thương mại Thành Đô tại Ninh Bình nói riêng.

Bảng 2.6 Khả năng thanh toán của chi nhánh những năm gần đây

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tài sản ngắn hạn 6.545 8.399 8.699

Tiền và các khoản tương đương

tiền 693 1.566 1.368

Hàng tồn kho 5.505 6.640 7.331

Nợ ngắn hạn 2.819 5.655 7.202

Hệ số khả năng thanh toán chung 2,32 1,49 1,21 Hệ số khả năng thanh toán hiện

thời 0,37 0,31 0,19

Hệ số khả năng thanh toán tức thời 0,25 0,28 0,19

Nguồn: Phòng T ài chính – Kế toán

Hệ số khả năng thanh toán chung của chi nhánh ở 3 năm đều lớn hơn 1: Năm 2009 là 2,32 ; năm 2010 là 1,49; năm 2011 là 1,21. Điều này chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh vẫn diễn ra bình thường. Tài sản ngắn hạn có thể đảm bảo khả năng thanh toán cho nợ ngắn hạn của chi nhánh. Chi nhánh đã đảm bảo được nguyên tắc cân bằng tài chính: Một phần tài sản lưu động được đầu tư tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn, phần còn lại được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn. Tình hình tài chính của công ty an toàn ổn định, Chi nhánh có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, hệ số này càng ngày càng giảm từ 2,32 năm 2009 giảm chỉ còn 1,21

năm 2011. Tài sản ngắn hạn của chi nhánh không ngừng tăng, nhưng nó lại được đầu tư bằng nguồn nợ ngắn hạn, chính vì thế nên hệ số khả năng thanh toán của chi nhánh ngày càng giảm. Hệ số khả năng thanh toán giảm khiến rủi ro thanh toán chi nhánh có nguy cơ gặp phải cao hơn. Doanh nghiệp cần xem xét chính sách đầu tư, chính sách tài trợ xem đã hợp lý và phù hợp hay chưa.

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời cũng liên tục giảm. Năm 2009, hệ số khả năng thanh toán hiện thời là 0,37 đến năm 2010 giảm còn 0,31 giảm 0,04 và năm 2011 chỉ còn lại là 0,19 giảm 0,12 so với năm 2010. Khả năng thanh toán nhanh giảm là do doanh nghiệp dự trữ quá nhiều hàng tồn kho chính vì thế nên tuy vốn lưu động tăng nhưng mức độ tăng không bằng mức độ tăng của hàng tồn kho, chính vì thế hệ số này cũng giảm. Hệ số giảm doanh nghiệp cần xem xét lại chính sách dự trữ tiền của chi nhánh đã hợp lý hay chưa. Dự trữ quá nhiều sẽ gây lãng phí, giảm hiệu quả sử dụng vốn, nhưng dự trữ quá ít có thể gây ảnh hưởng làm gián đoạn sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng rất lớn tới uy tín của chi nhánh trên thị trường.

Hệ số khả năng thanh toán tức thời. Biến động qua các năm. Năm 2009, hệ số khả năng thanh toán tức thời là 0,25; năm 2010 là 0,28 tăng 0,03. Năm 2011 là 0,19 giảm 0,09 so với năm 2010. Hệ số này đảm bảo cho khả năng thanh toán các khoản nợ sắp và đến hạn, nếu hệ số này quá thấp doanh nghiệp có thể gặp rủi ro trong thanh toán, mất khả năng thanh toán. Điều này là rất nguy hiểm trong kinh doanh. Nợ ngắn hạn không ngừng tăng trong khi tiền và các khoản tương đương tiền tồn quỹ lại biến động không đồng nhất kéo theo hệ số khả năng thanh toán tức thời cũng .biến động theo. Chi nhánh cần xem xét về mức dự trữ tiền hợp lý, tránh gây ứ đọng trong khâu dự trữ tiền, bỏ lỡ mất cơ hội kinh doanh.

Vòng quay tiền

Vòng quay = 13.916 = 20,09

tiền (2009) Vòng quay

tiền (2010) =

13.134 = 8,39

1.566

Ta thấy vòng quay tiền của chi nhánh công ty năm 2010 so với năm 2009 giảm, nếu như năm 2009 vòng quay tiền là 20,09 vòng thì sang đến năm 2009 chỉ còn là 8,39 vòng. Nguyên nhân chủ yếu là do tiền và các khoản tương đương tiền của chi nhánh năm 2010 tăng rất mạnh so với năm 2009. Điều này cho thấy về cuối năm công ty đã thu hồi được vốn, nâng cao hơn khả năng thanh toán và giúp công ty đáp ứng được nhu cầu kinh doanh của chi nhánh trong kỳ tới khi mà chi nhánh cần đến nhu cầu về vốn. Nếu được duy trì hợp lí nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh trong quá trình hoạt động kinh.  Vòng quay hàng tồn kho. Vòng quay hàng tồn kho (2009) = 13.916 = 2,53 5.505 Vòng quay hàng tồn kho (2010) = 13.134 = 1,98 6.640

Vòng quay hàng tồn kho của công ty giảm từ 2,53 vòng năm 2009 xuống còn 1,98 vòng vào năm 2010. Nguyên nhân là do doanh thu giảm trong khi đó lượng hàng tồn kho lại tăng từ đó làm cho vòng quay hàng tồn kho của chi nhánh giảm đi.

 Vòng quay toàn bộ vốn Vòng quay toàn bộ vốn (2009) = 13.916 = 1,996 6.971 Vòng quay = 13.134 = 1,44

toàn bộ vốn

(2010) 9.150

Vòng quay toàn bộ vốn năm 2010 cũng giảm so với năm 2009, là do doanh thu năm 2010 giảm còn tổng số vốn của chi nhánh lại tăng. Như vậy chi nhánh nên chú trọng hơn nữa trong việc tăng doanh thu để từ đó góp phần tăng vòng quay toàn bộ vốn, và tránh việc chi nhánh bị thất thoát hay lãng phí vốn.

Kỳ thu tiền bình quân

Kỳ thu tiền bình quân (2009) = 153*360 = 3,60 13.916*1,1 Kỳ thu tiền bình quân (2010) = 0*360 = 0 13.134*1,1

Nếu như năm 2009 kỳ thu tiền bình quân của chi nhánh là 3,6 ngày thì sang đến năm 2010 chi nhánh đã không hề có các khoản phải thu nào. Nếu điều này xuất phát từ công tác thu nợ của chi nhánh tốt thì có thể được coi là hợp lý, còn nếu xuất phát từ việc chi nhánh khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm thì sẽ gây ảnh hướng xấu đến chi nhánh công ty.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cáo hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh Công ty TNHH xây dựng và thương mại Thành Đô tại Ninh Bình (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w