Hầu trời – giấc mơ văn chương của bậc trớch tiờn

Một phần của tài liệu cái ngông từ thơ của nguyễn công trứ đến thơ tản đà (Trang 38)

II. Những tuyên ngôn của cỏi ngụng đầy cá tính riêng biệt – từ cỏi ngụng đậm chất trần tục đến cỏi ngụng mang hơi hướng thoát tục.

2. Hầu trời – giấc mơ văn chương của bậc trớch tiờn

Có thể nói, Tản Đà là một thi sĩ lãng mạn mang hơi hương thoát tục mà lại không hề thoát tục. Như đã giải thích ở phần một, do Tản Đà không thỏa mãn đời sống thực nờn ụng tỡm vào thế giới nghệ thuật mộng ảo. Trong tác phẩm của ông, có rất nhiều bài thơ nói về việc Tản Đà đến chốn bồng lai, tiên giới, thoát khỏi thế giới trần tục:

Đêm khuya buồn lắm chị Hằng ơi Trần thế em nay chán nửa rồi

Cung quế đã ai ngồi đó chửa Cành đa xin chị nhắc lên chơi

(Muốn làm thằng Cuội)

Hay là bài “Tiễn ông Công lên chầu Trời”; bài “Hầu Trời” và trong tản văn thì nhiều vô kể. Ông tưởng tượng ông dự tiệc trên tiên giới, nghe “Chiờu Quõn đỏnh tỳ bà, Dương Quý Phi say rượu đứng dậy múa, Tây Thi hỏt”…

Bài “Hầu trời” là một câu chuyện rất dài về cuộc nói chuyện giữa Tản Đà và Trời cựng cỏc chư tiên. Qua đó ta thấy được tài năng văn chương, thấy được nguồn gốc của Tản Đà chính là bậc trớch tiờn.Bằng thể thơ 7 chữ, kết hợp cách diễn đạt sinh động hấp dẫn, nhà thơ đã đưa người đọc đến một thế giới khác – một thế giới mà cái tôi của Tản Đà được tỏa sáng chiếu rọi.Tản Đà được đứng trên đỉnh cao của hết thảy. Cỏi ngụng của Tản Đà nhẹ nhàng, ý vị, không quá trắng trợn.

Trước hết tác giả khẳng định tài năng của mình:

Trời nghe trời cũng lấy làm hay Tâm như nở dạ, Cơ lè lưỡi

Hằng Nga, Chức nữ chau đôi mày Song Thành, Tiểu Ngọc lắng tai đứng

Đọc xong mỗi bài cũng vỗ tay

Với cách trình bày thế này, giá trị thơ ông trở nên khác hẳn: đối tượng thưởng thức không phải là người bình thường mà là Trời- đấng tối cao của thần thánh trên trời, chư vị tiên giới.Ai ai nghe cũng gật gù khen hay, thán phục. Do đó, cỏi ngông của Tản Đà là tưởng tượng ra một điều không thể. Văn thơ của mình được thần thánh yêu thích, phải là một thi sĩ tài hoa, trí tưởng tượng phong phú và ý thức về cái Tôi sâu sắc đến mức nào mới có thể nghĩ ra được ý thơ hay, ý nghĩa đến vậy.

Tiếp theo, bài thơ “Hầu trời” theo tôi cũng là một tuyên ngôn cho nghề viết báo, viết văn.Trước Tản Đà chưa ai sống bằng nghề văn cả.Thơ văn được sáng tác chưa chú ý đến bản quyền, chỉ dể tiêu khiển, giải sầu mà thôi. Nhưng đến Tản Đà thỡ khỏc, ông tuyên bố:

Còn non, còn nước, còn trăng gió Cũn có thơ ca bán phố phường

Tản Đà người đầu tiên coi nghề viết văn thơ làm cần câu cơm, để mưu sinh và mưu đồ sự nghiệp. Lần này Tản Đà cũng hào hứng, kiờu hãnh, tự hào:

Nhờ trời văn con mà bán được Chửa biết con in ra mấy mươi

Văn đã giàu thay lại lắm lối Trời nghe, trời cũng bật buồn cười

Chư tiên ao ước tranh nhau dặn: “Anh gỏnh lờn đõy bỏn chợ trời”

Trình bày cỏi ngụng của mình, trước mặt Trời, thi nhân kể lể tâm sự của một khách văn chương như ông, văn rất hay nhưng khổ nỗi: “Văn chương hạ giới rẻ như bốo”. Phải chăng tài năng không được trọng dụng, người đời không biết thưởng thức văn chương? Hay tại vì cỏi ngụng của Tản

Đà đó choỏn ngợp tất cả, con người ngông, thơ ngụng nờn nhân tình thế thái lạnh lùng bỏ qua? Ông than thở về nghề nghiệp của mình:

Kiếm được đồng lãi thật rất khó

Nhưng:

Kiếm được cú ớt, tiêu phải nhiều

Chính vì thế mà:

Làm mãi quanh năm chẳng đủ tiêu Lo ăn, lo mặc, suốt ngày tháng

Trong khi đó thì:

Sức trong non yếu, ngoài chen rấp Một cây che chống bốn năm chiều

Tình và ý thơ của Tản Đà còn bàng bạc trong tỏc phẩm…Lỳc này ngông là thói khinh đời, ngạo thế. Nó là cái trạng thái khi cái tri thức bị rượt đuổi đến bước đường cùng. Bị uất ức mà không làm sao giải tỏa, ước định lo cho đời mà đời chẳng cho lo, những tâm hồn bị đè nén đâm ra tư tưởng bất cần đời.

Không dừng lại ở đó, “Hầu trời” còn là một tuyên ngôn cho cái sứ mạng thi hành cỏi “thiờn lương” mà trời đã giao phó:

Thiên tào tra sổ xét vừa xong Đệ sổ lờn trỡnh thượng đế trông: “Bẩm quả có tên Nguyễn Khắc Hiếu

Đày xuống hạ giới vì tội ngụng” Trời rằng không phải là trời đày Trời định sai con một việc này “Là việc thiên lương của nhân loại Cho con xuống thuật cùng đời hay”

Rõ ràng thi sĩ thật là ngông, vượt ra thực tế. Thi sĩ tự nhận mình là một “trớch tiờn”, bị đày xuống hạ giới vì tội ngông và thực thi việc truyền bá

“thiờn lương” của nhân loại. Trong cỏi ngụng của Tản Đà, ta thấy cỏi tỡnh, chút vị đời đầy sâu sắc cảm thông của ông. Lý tưởng của ông thật lớn lao, thật đẹp đẽ và cao thượng. Nhưng nó càng cao cả thì càng khó thực hiện, nhất là trong xã hội mà Tản Đà đang sống. Cho nên, Tản Đà quyết định mang cỏi ngụng đến kỡ cựng hơi thở. Nó là một hình thức chống đối thời thế đã không chiều lòng người, xô đẩy Tản Đà trở thành người bất đắc chí. Khát vọng thực hiện cái thiên lương mà trời đã giao phó đành chỉ tồn tại trong giấc mộng tan vỡ không thành.

Một phần của tài liệu cái ngông từ thơ của nguyễn công trứ đến thơ tản đà (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)