Từ cái “ngụng” muốn vượt thoát xã hội phong kiến

Một phần của tài liệu cái ngông từ thơ của nguyễn công trứ đến thơ tản đà (Trang 41)

III- Từ cái “ngụng” muốn vượt thoát khỏi xã hội phong kiến đến cái “ngụng” bắt rễ từ “sầu”, “mộng” trong buổi giao thờ

1- Từ cái “ngụng” muốn vượt thoát xã hội phong kiến

Trong giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX, với những biến cố kinh thiên động địa: chiếc ngai vàng mục ruỗng trước sức tiến công của phong trào quần chúng và của thế lực ngoại xâm, thế kỉ nông dân khởi nghĩa, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn với chiến công quét sạch một lúc ba tập đoàn phong kiến trong nước và chiến công vệ quốc vĩ đại, lực lượng thị dân trong giai đoạn suy tàn của xã hội phong kiến ngày càng đông đảo... Những biến cố trờn đó làm thay đổi, đảo lộn cả một nền nếp tư tưởng ao tù nước đọng phong kiến, tạo ra những là gió mới lan toả vào đời sống tư tưởng, tinh thần thời đại...Sự biến đổi trong tư tưởng ở trên trực tiếp tác động đến tầng lớp nho sĩ, làm họ thay đổi về căn bản những quan điểm truyền thống về đạo đức, văn chương...Nho sĩ, tầng lớp đóng vai trò chủ đạo trên văn đàn đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của truyền thống nhân văn chủ nghĩa, đã sáng tác văn học theo những quan điểm riêng. Nguyễn Công Trứ sinh ra và lớn lên trong bối cảnh ấy, cộng thêm con người cá tính nờn ụng đó sớm tìm cho mình một cách thể hiện riêng, độc đáo không giống ai. Ngông của Nguyễn Công Trứ là cái ngụng thức thời, phản ứng lại xã hội và nền nho phong đã đi vào ngõ cụt. Nếu xã hội phong kiến với những quy chuẩn đã sắp đứt gãy của nó còn ràng

buộc con người thì những nhà nho có tài, tình và cá tính sẽ tìm cách vượt thoát. Nguyễn Công Trứ sống trong xã hội ấy nờn ụng nhìn thấy tất cả những cái xấu xa đang phô bày ra trước mắt: đó là thế thái nhân tình đen bạc dưới sức mạnh vô lối của đồng tiền:

Đủ vuông tròn tượng đất tượng trời Khẳm hoạ phúc nguy yên tử hoạt

(Vịnh tiền)

Đó là cảnh làm quan đầy sóng gió của mình, hình ảnh bọn quan lại ích kỉ và dốt nát đang ngự trị trong triều đình nhà Huế. Thơ ông có nhiều bài “trỏch đời, thói đời, vịnh nhân tình thế thỏi...” có lẽ là do ông muốn vạch trần bản chất xã hội đến tận xương tuỷ của nó để mà lên án, phê phán, không kiêng nể bất cứ mặt nào. Ông mang cả xã hội ra mà nhạo báng, mà chửi rủa. Có thể nói, xã hội phong kiến với tất cả những đường gân của nó đã bị Nguyễn Công Trứ phơi bày ra dưới ánh mặt trời. Như vậy cả xã hội đã bị bẹp dí dưới con mắt nhà nho này. Phản ứng lại xã hội theo cách đó, Nguyễn Công Trứ muốn tụn thờm lờn cái tôi cá nhân sừng sững của mình với lối sống và phong thái sống khác đời. “ễng hiện lên như một sự tự biểu hiện con người tự do, coi khinh mọi thói tục, tự cho phộp mỡnh được ngất ngưởng ở mọi nơi, ngất ngưởng khi làm quan, khi lên voi xuống chó, ngất ngưởng khi về hưu, ngất ngưởng khi đến thăm cửa Phật. Khụng khuụn thước có sẵn nào đo vừa tính cách ông, lúc nào ông cũng “phơi phới ngọn đông phong” (Trần Đình Sử). Quả thật, trong xã hội ấy, lối sống của ông như quá cỡ so với vòng cương toả của xã hội. Đó là ngông, ngông trong bản chất của nhà nho tài tử! Và bằng đụi cỏnh ấy, ụng đó tỡm cho mình được một chân trời tự do để thả sức tung bay. Tất nhiên khi tung bay như thế, ông nhìn xuống xã hội, cười một cái nhìn khinh bạc. Ông đã cao hơn xã hội rồi!

Một phần của tài liệu cái ngông từ thơ của nguyễn công trứ đến thơ tản đà (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)