…trong thơ Nguyễn Công Trứ

Một phần của tài liệu cái ngông từ thơ của nguyễn công trứ đến thơ tản đà (Trang 45)

III- Từ cái “ngụng” muốn vượt thoát khỏi xã hội phong kiến đến cái “ngụng” bắt rễ từ “sầu”, “mộng” trong buổi giao thờ

1- …trong thơ Nguyễn Công Trứ

Để chuyên chở được cá tính và tầm vóc tư tưởng của Nguyễn Công Trứ, phải có một thứ văn chương riêng. Đằm và nhạt, có lẽ sẽ không bao giờ là lối thơ mà ông Hi Văn lựa chọn. Lối thơ ông chọn phải linh hoạt, rộn ràng, mãnh liệt. Ông hay tìm đến những âm điệu thoải mái tự do, say sưa hào hứng, kiểu:

Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc Nợ tang bồng vay trả trả vay Chí làm trai nam bắc đông tây Cho phỉ chí vẫy vùng trong bốn bể

(Chí khí anh hùng)

Trong xã hội phong kiến ràng buộc con người, giết chết cá tính, các nhà thơ thường giấu mình đi. Họ núp vào cỏi búng to lớn của cái Ta để mà tuyên ngôn và khẳng định. Vì thế, một câu thơ nói lên cái chí khí tung hoành của người này sẽ rất có thể trở thành tiếng nói chung của cả một tầng lớp người trong xã hội. Đến Nguyễn Công Trứ, ụng đó ngụng đến mức tự khẳng định mình một cách kính trọng:

Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng ... Gồm thao lược đó nờn tay ngất ngưởng

“Một thái độ tự tôn cá nhân thật độc đáo. Âu cũng là một cách chơi “ngụng”, tự tin vào tài mình một cách chân thành, đầy thách thức. Đương thời rất có thể cái hành vi tự ngưỡng mộ chính mình đó bị quy kết cho cái tội “hạ mục vụ nhõn” tự cao, tự đại” (Nguyễn Đăng Mạnh). Nguyễn Viết Ngoạn cho rằng: ở “Bài ca ngất ngưởng”, Nguyễn Công Trứ đã đề ra một khuynh hướng thơ ngạo nghễ hiếm có trong làng thơ xứ Việt”.

Rồi nhà thơ xưng “Ta” một cách dõng dạc - không phải là cái “Ta” chung chung phổ quát mà là cái “Ta” nhuốm sắc màu của cỏi “Tụi” rất rõ. Đó là:

Trời đất cho ta một cái tài Giắt lưng dành để tháng ngày chơi

... Ai say ai tỉnh ai thua được Ta mặc ta mà ai mặc ai

(Cầm kì thi tửu) hay: Thú yên hà trời đất để riêng ta

Nào ai ai biết chăng là

Cái “Ta” của Nguyễn Công Trứ là cái “Ta” ụm trựm, bao chứa cả vũ trụ, cả non sông, một mình ta ngao du trong trời đất. Đó là do ông biết sống và dám sống, sống hết mình, sống mãnh liệt. Ông là nhà nho biết chơi và dám chơi, một con người chủ động trong mọi tình thế và luôn biết tìm ra giá trị cuộc sống cho riêng mình. Đó là thứ văn “rắn rỏi, xác thực, không có kiểu cách, hào nhoỏng”(GS Lờ Tõm).

2-… trong thơ Tản Đà

Trong nghệ thuật biểu hiện văn chương, Tản Đà cũng thể hiện rõ bản sắc của mình. Ông cũng hiện lên sừng sững như một định nghĩa về cá tính. Ở Tản Đà, cái “ngụng” biểu hiện trong việc nhà thơ xưng tên trong tác phẩm

của mình. Ông tự tạo dựng cho mình một con đường để đến với độc giả bằng cách: rất nhiều lần ông tự giới thiệu xuất xứ khác thường của mình:

- Trời sinh ra bác Tản Đà

Quê hương thời có cửa nhà thời không - Sông Đà núi Tản đỳc nờn ai - Qủa bẩm có tên Nguyễn Khắc Hiếu

Vậy ra, Tản Đà đâu phải là người thường! Ông là người trời, là con trời đấy chứ! Ông được hun đúc bởi sông núi đất trời nên tất yếu phải mang trong mình những khí hạo nhiên của vũ trụ! Phải là người tài giỏi, phải là bậc thần tiên giáng trần! Đấy, câu chữ của ông tự nói về chủ nhân của nó như thế đấy! Câu chữ quả là có sức mạnh biết bao!

Ngoài ra, trong thơ mình, Tản Đà còn hiện diện trong một cách nói rất đặc biệt. Không xưng “ta” trong thơ như Nguyễn Công Trứ, Tản Đà nói một cách suồng sã hơn, ông xưng “tớ”:

- Người ta hơn tớ cái phong lưu Tớ cũng hơn ai cái sự nghèo - Tớ muốn chơi cho thật mãn đời -Cuộc đời tớ nghĩ chưa nờn chỏn

Rồi ông xưng “em” với chị Hằng - một lối xưng hô thật gần gũi, xoá đi khoảng cách giữa Tiên và Tục, người và tiên, chưa từng thấy trong văn học:

Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi Trần thế em nay chán nửa rồi!

(Muốn làm thằng cuội) Như vậy, Tản Đà cứ một mình bay bổng giữa thế gian, mặc kệ thế giới trần tục. Bằng nội lực của mình, ông tự tạo dựng một thế giới thần tiên chỉ cho riờng mỡnh! Rồi vẫy vùng trong thế giới ấy!

Cái “ngụng” của Tản Đà trong nghệ thuật biểu hiện có khi còn lộ ra trong cái giọng văn chương ngạo nghễ khi tác giả tự hoạ về tài văn chương của mình:

Xuống ngọn bút mưa sa bão táp Vạch câu thơ quỷ thảm thần kinh

hay cái chất giọng giục giã, vội vã khi tác giả chạy đua theo những cuộc chơi:

Chơi đi thôi Mau đi thôi Cho trống thủng

Cho chiên long Cho cờ quấn ngược

Kẻo cái già nồng nộc nó thời theo sau

(Chơi xuân kẻo hết xuân đi)

Trong thơ Tản Đà, từ chất giọng mỉa mai, đùa cợt, hóm hỉnh, đùa vui đến chất giọng tự khẳng định mình một cách khoa trương đều góp phần thể hiện rõ chất “ngụng” của ông! Và đó là cái “ngụng” cũng thật hiếm thấy, không lặp lại bao giờ!

Một phần của tài liệu cái ngông từ thơ của nguyễn công trứ đến thơ tản đà (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)