- Tạo lập và đảm bảo sự đồng bộ giữa các yếu tố của thị trường bất động sản nói riêng và hệ thống các thị trường khác nói chung Một yêu cầu đặt ra đối vớ
e. các biện pháp khác
- Đổi mới, nâng cao công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch nhằm đảm bảo quyền định đoạt và hưởng lợi của Nhà nước cũng như đảm bảo đất đai được sử dụng đúng như quy hoạch đã được phê duyệt.
- Hoàn thiện hệ thống tổ chức của thị trường: Hiện nay, ngoài các sàn giao dịch do tư nhân tự lập với quy mô nhỏ, Nhà nước đã cho phép thành lập 2 sàn giao dịch lớn đặt tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Do mới thành lập nên hoạt động của hầu hết các sàn chưa thực sự đem lại hiệu quả cao như mong muốn. Vì vậy cần nhanh chóng rút kinh nghiệm tổ chức, điều hành để các sàn giao dịch này có thể thực hiện đúng chức năng để từ đó nhân ra các địa phương.
- Hoàn thiện bộ máy và phát triển năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý: Các cơ quan quản lý Nhà nước phải quán triệt nguyên tắc quản lý, cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện làm thông thoáng tất cả các khâu liên quan đến hoạt động giao dịch và quản lý nhằm phát triển thị trường bất động sản. Mặt khác, việc điều hành thị trường phải theo nguyên tắc và quy luật của thị trường, hạn chế tới mức thấp nhất sự can thiệp bằng mệnh lệnh hành chính. Tăng cường cán bộ có trình độ không những chỉ ở Bộ chủ quản mà cả các Bộ liên quan đến thị trường bất động sản và các địa phương. Cán bộ phải nắm được những vấn đề cơ bản để phát triển thị trường bất động sản cũng như các thể chế liên quan đến tạo lập giao dịch, quản lý thị trường bất động sản và nhận thức được đây là một trong những thị trường quan trọng để phát triển nền kinh tế quốc dân.
Phát triển thị trường bất động sản không chỉ thúc đẩy sản xuất phát triển, huy động vốn đầu tư làm tăng thu nhập cho ngân sách Nhà nước mà nó còn làm động lực mở rộng các thị trường khác và mở rộng quan hệ quốc tế, góp phần nâng cao đời sống nhân dân và tạo ổn định xã hội. Từ những phân tích trên cho thấy, thị trường bất động sản ở Việt Nam là thị trường mới được hình thành nhưng lại có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế đất nước. Trải qua hơn chục năm chính thức được thừa nhận ra đời và phát triển, thị trường bất động sản ở Việt Nam vẫn chưa thể đóng vai trò là động lực cơ bản để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước bởi những bất cập gặp phải trong suốt thời gian qua đôi khi nằm ngoài cả tầm kiểm soát của Nhà nước. Quản lý Nhà nước về thị trường bất động sản là một tất yếu khách quan làm dung hoà các mối quan hệ khi tham gia vào thị trường này vì vậy việc nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước là điều hết sức cần thiết. Trên cơ sở đó, bài viết của em nhằm đạt được 3 mục tiêu chính:
- Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản, nội dung của quản lý Nhà nước đối với thị trường bất động sản và sự cần thiết phải có sự quản lý của Nhà nước đối với thị trường này.
- Đi sâu nghiên cứu thực tiễn quá trình quản lý của Nhà nước đối với thị trường bất động sản.
- Trên cơ sở đó đề bạt một số giải pháp nhằm đẩy mạnh những thành công đạt được và khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý đã gặp phải.
Trong quá trình hoàn thành bài đề án này em đã nhận được hướng dẫn của tận tình của TH.S PHẠM LAN HƯƠNG cũng như nhiều ý kiến đóng góp của các bạn trong lớp. Qua đây em cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy giáo và các bạn đã giúp em hoàn thành đề án này. Vì thời gian và khả năng còn hạn chế, bài viết của em có thể không hoàn toàn giải quyết được những hạn chế của thực trạng. Rất mong nhận được góp ý của mọi người.
MỤC LỤC