Nhà nước nên điều tiết thị trường bất động sản thông qua quan hệ cung cầu

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với thị trường bất động sản – Nghiên cứu trên các giao dịch bất động sản qua sàn giao dịch An Hưng (Trang 35 - 36)

- Tạo lập và đảm bảo sự đồng bộ giữa các yếu tố của thị trường bất động sản nói riêng và hệ thống các thị trường khác nói chung Một yêu cầu đặt ra đối vớ

c.Nhà nước nên điều tiết thị trường bất động sản thông qua quan hệ cung cầu

cầu

Thị trường nhà và đất ở là bộ phận quan trọng, chiếm tỷ trọng chính trong thị trường bất động sản, những cơn “sốt” nhà đất ở và lan toả sang các thị trường bất động sản khác. Vì vậy, bình ổn thị trường nhà đất ở là khâu đột phá để bình ổn thị trường bất động sản nói chung.

Trong lĩnh vực nhà đất ở, Nhà Nước cần tham dự trực tiếp vào phía cung thông qua ngân sách. Nhà Nước phải nắm và quản lý được quỹ nhà đất hình thành từ việc mở rộng đô thị, mở rộng giao thông... Muốn vậy, Nhà nước cần ban hành các quy định về sử dụng đất nông nghiệp trong lòng đô thị, đất nông nghiệp kề cận tại các vùng giáp ranh, đất ven các trục giao thông mới... Về tổ chức thực hiện, nhà nước có thể thành lập loại hình doanh nghiệp công ích làm nhiệm vụ khai thác phát triển đất. Khi xây dựng chương trình phát triển nhà ở, Nhà nước cần chú trọng tới việc phát triển quỹ nhà ở để cho thuê và bán chậm đối với các đối tượng có thu nhập thấp gặp khó khăn về nhà ở; xúc tiến thành lập quỹ phát triển nhà để tạo điều kiện khuyến khích tăng nguồn cung cấp nhà ở, đồng thời góp phần hỗ trợ cho các đối tượng chính sách có điều kiện cải thiện chỗ ở. Các địa phương cũng nên có nguồn ngân sách riêng hàng năm cho vấn đề này. Nên có những tiêu chuẩn riêng biệt cho khu nhà ở cho người có thu nhập thấp, có những quy định cụ thể để giám sát quản lý được về quyền đối với nhà ở có sự trợ giúp của ngân sách cho người ngèo cũng như việc đặt ra các tiêu chuẩn bình xét để được sử dụng nhà dành cho người có thu nhập thấp. Mở rộng các hình thức cung của thị trường cho thuê và bán trả góp bất động sản nhà ở để phù hợp với các đối tượng của thị trường.

Ngoài ngân sách nhà nước, có thể thu hút nguồn lực trực tiếp từ dân cư và các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất như bất động sản công nghiệp, bất động sản hạ tầng kỹ thuật, bất động sản dịch vụ, văn phòng, nhà ở vì đây là các lĩnh vực mà chúng ta cần đầu tư trong giai đoạn chuẩn bị cất cánh nền kinh tế. Muốn vậy, cần chú trọng cải cách công tác hành chính, giảm ách tắc trong thủ tục đầu tư, thay đổi cơ cấu đầu tư, xoá bỏ hình thức xét duyệt, xin cho dự án phát triển bất động sản để tăng cường cạnh tranh lành mạnh thông qua đấu thầu dự án...

Về phía cầu, như luận văn đã phân tích, ngoài cầu tiêu dung cần được thoả mãn một cách chính đáng thì tổng nhu cầu còn bị đẩy cao bởi cầu đầu cơ. Trong những năm qua, thị trường bất động sản ở nước ta phát triển mang tính tự phát, chính nạn đầu cơ đã tạo lên cơn sốt giá nhà đất, gây nên nhiều hậu quả tiêu cực. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là:

- Hệ thống pháp luật về đất đai bất động sản hiện hành còn nhiều kẽ hở, giới đầu cơ lợi dụng để mua lợi cá nhân. Hai kẽ hở lớn nhất hiện nay là chúng ta chưa công nhận quyền sử dụng đất đất đai là hàng hoá đặc biệt cần có cơ chế quản lý phù hợp và những qui định hiện hành về giá đất đã tao lên cơ chế 2 giá chênh lệch nhau khá lớn.

- Nhà nước vẫn duy trì cơ chế xin - cho trong quan hệ với đất đai, dẫn đến tình trạng một tổ chức, doanh nghiệp lợi dụng rồi để xin đất đai để bán một phần kiếm lời hoặc không đưa vào sử dụng mà giữ chờ lên giá để chuyển nhượng.

-Công tác quản lý nhà nước về đất đai bất động sản còn nhiều yếu kém, đặc biệt là công tác quản lý các hoạt động sử dụng đất sau khi giao hoặc cho thuê đất nhiều nơi hoàn toàn thả nổi.

Vì thế, để điều tiết cầu, Nhà nước cần tăng cường các biện pháp cần thiết chống và loại trừ tệ nạn đầu cơ về bất động sản. Cụ thể là Nhà nước cần phải tăng cường quản lý sau khi giao đất, thực hiện công khai quy hoạch sử dụng đất và các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, quản lý chặt chẽ hoạt động chuyển đổi mục đích sử dụng đất, luật hoá vấn đề đền bù giải phóng mặt bằng, cần quy định rõ giá đền bù... Nhà nước cũng có thể sử dụng các chính sách thuế để hạn chế nạn đầu cơ đất đai, chẳng hạn như ban hành thuế chiếm hữu đất đai bất động sản đánh theo quy mô sử dụng đất hay sở hữu nhà, hoặc thuế chuyển nhượng tính theo thời gian giữa 2 lần giao dịch...

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với thị trường bất động sản – Nghiên cứu trên các giao dịch bất động sản qua sàn giao dịch An Hưng (Trang 35 - 36)