CÁC KÊNH TRUYỀN TẢI TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ ĐÁNH GIÁ LĨNH VỰC Y TẾ CỦA VIỆT NAM SAU 5 NĂM GIA NHẬP WTO VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH (Trang 33)

Đảng và nhà nước luôn quan tâm và đầu tư cho ngành y tế, tuy nhiên việc thay đổi các chính sách y tế cũng cần đảm bảo cho việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật. Bên cạnh đó các chính sách cũng cần đảm bảo cho việc hội nhập quốc tế.

Đối với với tất cả các ngành, việc thay đổi chính sách có những tác động nhất định đến đời sống người dân. Chính phủ đã có các chính sách về kinh tế định hướng sự phát triển ngành kinh tế phù hợp với việc hội nhập quốc tế và hội nhập WTO, chính những chính sách đã làm thay đổi các loại hàng hóa trên thị trường, sự cho phép nước ngoài được đầu tư hay nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam tạo ra những sự chuyển biến nhất định trong thị trường thuốc, hóa chất, trang thiết bị,… khi hội nhập kinh tế thế giới các chính sách đã giúp các cơ sở y tế dễ dàng mua được các trang thiết bị, thuốc hiện đại phục vụ công tác khám, chữa bệnh, công tác phòng bệnh.

Sự thay đổi chính sách tạo ra việc sản xuất, nhập khẩu các hàng hóa có chứa đựng những yếu tố nguy cơ với sức khỏe con người. Các chính sách còn làm thay đổi thu nhập, các điều kiện sống của người dân, trên cơ sở đó thay đổi mô hình bệnh, tật từ đó ảnh đến ngày y tế.

Sự tác động có thể thấy rõ trong việc định hướng phát triển ngành y tế, các chính sách về quy hoạch mạng lưới ngành y tế, trên cơ sở phát triển hệ thống ngành y tế đáp ứng được với nhu cầu của người dân.

2. Quy luật cung - cầu trong việc cung cấp dịch vụ

Thực tế quy luật cung – cầu cho phép người bán bán được những hàng hóa, dịch một cách hiệu quả về mặt kinh tế nhất, quy luật này cũng bắt các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ phải luôn có sự đổi mới không ngừng nhằm nâng cao chất lượng, hàng hóa phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Quy luật cung – cầu cho phép người mua, hay người sử dụng hàng hóa, dịch vụ có được những hàng hóa, dịch vụ tốt nhất, phù hợp với khả năng chi trả và sự sẵn sàng chi trả.

Sự đa dạng hóa các loại hình dịch vụ y tế như: Các bệnh viện công (bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh, tuyến huyện, bệnh viện đa khoa hay chuyên khoa,…), bệnh viện tư, bệnh viện có vốn đầu tư nước ngoài,… Trên cơ sở đó, người bệnh có thể tiếp cận với các dịch vụ y tế có chất lượng theo nhu cầu khám, chữa bệnh. Đó chính là sự trao quyền trong công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Người bệnh có thể lựa chọn các phương pháp, kỹ thuật, có thể lựa chọn các dịch vụ,….

Về phía hệ thống cung cấp dịch vụ y tế, sẽ cần phải đổi mới không ngừng, đổi mới về loại hình dịch vụ, đổi mới về phương pháp kỹ thuật, không những đạt được các hiệu quả trong điều trị bệnh mà còn phải đạt hiệu quả cả về mặt kinh tế. Đối với các cơ sở y tế nhà nước một mặt cần phải tăng các dịch vụ y tế có chất lượng, một phải cũng phải tăng hiệu quả kinh tế nhằm đảm bảo các nguồn ngân sách nhà nước đầu tư có hiệu quả và

chống lãng phí, điều đó được thể hiện bằng các văn bản pháp luật trong việc quản lý dự án đầu tư, quản lý đấu thầu, quản lý tài chính, quản lý tài sản,…

Chính quy luật cung – cầu đã làm tăng sự đầu tư từ nước ngoài trong lĩnh vực y tế như: các cơ sở sản xuất các trang thiết bị, thuốc, hóa chất,.. cho ngành y tế. Quy luật cung cầu cũng làm tăng sự hấp dẫn của các nhà đầu tư trong việc xây dựng các bệnh viện, các phòng khám chuyên khoa, đa khoa.

3. Các kênh thông tin, truyền thông

Cùng với sự hội nhập quốc tế, thì vấn đề trao đổi thông tin ngày càng được phát triển. Hiện nay, người dân Việt Nam có thể dễ dàng tiếp cận các dịch vụ truyền thông, thông tin như ti vi, cassette, internet, điện thoại, các loại tờ rơi,…

Sự thay đổi dịch vụ tiếp cận thông tin, truyền thông làm thay đổi các kiến thức, thái độ, hành vi con người. Sự thay đổi hành vi con người trong đó thay đổi các thói quen sống, thay đổi việc tiếc xúc các yếu tố nguy cơ gây lên tình trạng bệnh. Từ đó thay đổi mô hình bệnh, tật. Nhằm đảm bảo hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân, ngoài việc đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, nhân lực cho ngành y tế, thì việc truyền thông giáo dục sức khỏe đóng vai trò không nhỏ trong hiệu quả các biện pháp phòng ngừa, điều trị bệnh với chi phí thấp và hiệu quả cao.

Thông tin còn giúp các cán bộ ngành y tế có khả năng tiếp cận các phương pháp, các kỹ thuật y học hiện đại. Trên cơ sở đó đổi mới các phương pháp điều trị bệnh, làm thay đổi chất lượng dịch vụ y tế.

Thông tin còn giúp người dân, các cấp chính quyền pháp hiện những sai phạm, từ đó có các biện pháp điều chỉnh kịp thời. Từ đó, đảm bảo đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho người dân và giúp cho chính quyền quản lý hiệu quả.

Các phương tiện thông tin còn giúp các nhà đầu tư có cái nhìn tốt hơn về lĩnh vực đầu tư, trong đó có đầu tư cho y tế. Thực tế, khi có môi trường đầu tư tốt, khi có được các thông tin tốt thì sẽ thu hút được các nhà đầu tư vào Việt Nam.

Sự phát triển mạng lưới thông tin, truyền thông còn đảm bảo sự phát triển kinh tế, xã hội, trên cơ sở đó nâng cao thu nhập người dân và có ảnh hưởng gián tiếp đến mạng lưới y tế.

V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP 1. Tổ chức mạng lưới y tế

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ ĐÁNH GIÁ LĨNH VỰC Y TẾ CỦA VIỆT NAM SAU 5 NĂM GIA NHẬP WTO VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH (Trang 33)