Thị trường dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm, hóa chất và TTB bị y tế

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ ĐÁNH GIÁ LĨNH VỰC Y TẾ CỦA VIỆT NAM SAU 5 NĂM GIA NHẬP WTO VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH (Trang 26)

IV. TÁC ĐỘNG ĐẾN LĨNH VỰC Y TẾ KHI HỘI NHẬP QUỐC TẾ

3.Thị trường dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm, hóa chất và TTB bị y tế

Cũng như đối với các mặt hàng khác, khi gia nhập WTO, Việt Nam cần đảm bảo tuân thủ các quy định là thành viên WTO và thực hiện các cam kết trước khi gia nhập. Các mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm, hóa chất sử dụng trong gia dụng và trong y tế và trang thiết bị y tế cũng là các mặt hàng nằm trong cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO.

Tuân thủ quy định WTO, Việt Nam đồng ý cho doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài được quyền xuất nhập khẩu hàng hóa bao gồm các hàng hóa dược phẩm, mỹ phẩm, sinh phẩm y tế, thực phẩm, hóa chất, trang thiết bị y tế như người Việt Nam kể từ khi gia nhập. Cũng theo cam kết Nhà nước sẽ không can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào hoạt động doanh nghiệp Nhà nước. Việt nam cam kết đảm bảo sự minh bạch hàng hóa.

Từ những cam kết khi gia nhập WTO và sự hội nhập quốc tế, ngày càng nhiều các sản phẩm dược phẩm, mỹ phẩm, sinh phẩm y tế, hóa chất và trang thiết bị trên thị trường Việt Nam. Bộ Y tế là nơi đăng ký giấy phép lưu hành sản phẩm của các hàng hóa khi nhập khẩu, lưu hành tại Việt Nam.

Bảng 9. Một số chỉ tiêu kinh tế dược phẩm qua các năm

Đơn vị tính: USD

Năm

Tổng trị giá

tiền thuốc Trị giá thuốc trong nước Trị giá thuốc nhập khẩu Tiền thuốc bình quân đầu người

2002 525.807 200.29 457.128 6.7 2003 608.699 241.87 451.352 7.6 2004 707.535 305.95 600.995 8.6 2005 817.396 395.157 650.180 9.85 2006 956.353 475.403 710.000 11.23 2007 1.136.353 600.630 810.711 13.39 2008 1.425.657 715.435 923.288 16.45 2009 1.696.135 831.205 1.170.828 19.77 2010 1.913.661 919.039 1.252.572 22.25

Số liệu cho thấy trong những năm 2002-2010 thị trường thuốc Việt Nam chủ yếu vẫn là nhập khẩu. Tổng giá trị tiền thuốc không ngừng tăng lên qua các năm, tuy nhiên ở giai đoạn 2002-2006 tỷ trọng thuốc nhập khẩu cao hơn giai đoạn 2007-2010. Sự hội nhập quốc tế là nguyên nhân các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, do vậy một số mặt hàng được nội địa hóa. Tuy vậy, giá trị thuốc nhập khẩu vẫn còn khá cao (gần 60%) [12][13] [14] [15] [16] [17] [18] [19] [20] [21] [22].

Nhằm đảm bảo sự hội nhập quốc tế và giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn thuốc nhập khẩu, Việt Nam tập trung xây dựng Quy hoạch phát triển Công nghiệp Dược Việt Nam giai đoạn đến 2015 và tầm nhìn đến 2020. Triển khai áp dụng các nguyên tắc, tiêu chuẩn: GMP, GLP, GSP, GDP, GPP theo đúng lộ trình, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế [29].

Tiền thuốc bình quân đầu người trong giai đoạn 2007-2010 tăng lên đột biến so với giai đoạn 2002-2006, nguyên nhân được cho là có sự tăng kinh phí y tế bình quân đầu người cho người dân, hơn nữa có sự tăng giá một số mặt hàng thuốc đặc biệt là các thuốc đặc trị cho các bệnh tiểu đường, tim mạch, huyết áp ...

Đối với ngành dược: Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong việc cung ứng đầy đủ các loại thuốc có chất lượng cho người dân. Hiện nay Việt Nam có 18 doanh nghiệp dược trung ương; 132 doanh nghiệp dược địa phương; 22 dự án liên doanh sản xuất thuốc. Các cơ sở cung ứng thuốc thiết yếu đã có mặt tại các xã, phường, kể cả vùng sâu, vùng xa, với

khoảng 10.317 quầy đại lý thuốc và 9.087 tủ thuốc của trạm y tế [29]. Đảm bảo những cam kết khi gia nhập WTO, một số công ty trực thuộc Bộ Y tế đã tiến hành cổ phần hóa và hoạt động theo cơ chế thị trường như: Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương I, Công ty cổ phần thiết bị Y tế DANAMECO, Công ty Cổ phần thiết bị y tế MEDINCO, Công ty vắc xin và sinh phẩm số 1,…

Công tác y dược học cổ truyền là một hướng phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân và phát triển kinh tế. Công tác nghiên cứu kế thừa và phát huy các bài thuốc, phương pháp chữa bệnh bằng y học cổ truyền tiếp tục được đẩy mạnh. Các nguồn dược liệu địa phương được sử dụng rộng rãi để chữa trị một số bệnh thông thường và bệnh mãn tính. Hiện nay có trên 450 cơ sở sản xuất thuốc y học cổ truyền với 2.000 chế phẩm đông nam dược. Hàng năm có khoảng 30% bệnh nhân được khám và điều trị bằng y học cổ truyền [29].

Việc gia nhập WTO là cơ hội các hãng sản xuất hóa chất diệt khuẩn, diệt côn trùng sử dụng trong gia dụng và trong y tế có điều kiện nhập khẩu vào Việt Nam. Hiện nay ngày càng có nhiều mẫu mã, chủng loại với nhiều công dụng khác nhau. Nhằm đảm bảo sự an toàn cho người tiêu dùng, bên cạnh việc cấp giấy phép dựa trên các bằng chứng khoa học trong việc xác định tính hiệu quả và độ an toàn của mỗi loại hóa chất, Bộ Y tế cũng đã chỉ đạo các Viện nghiên cứu, các Trường đại học nghiên cứu các bằng chứng về tính hiệu quả và độ an toàn. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã và đang nghiên cứu, sản xuất một số hóa chất nhằm hạn chế sự nhập khẩu từ bên ngoài.

Hơn nữa, việc gia nhập WTO còn là cơ hội và là điều kiện của các hàng hóa nông sản Việt Nam có điều kiện hội nhập. Bên cạnh đó, có sự nhập khẩu các hàng hóa thực phẩm từ nước ngoài vào Việt Nam. Công tác an toàn vệ sinh thực phẩm đặt ra nhiều thách thức. Hàng hóa thực phẩm vào Việt Nam với nhiều chủng loại, nhiều mẫu mã. Việc thành lập các Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm tuyến tỉnh bước đầu đã giải quyết được những khó khăn trong quản lý. Tuy nhiên, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay có nhiều bất cập do còn thiếu phương tiện, trang thiết bị xét nghiệm, kiểm định. Hơn nữa, vấn đề quản lý nhập khẩu còn nhiều phức tạp, nhiều mặt hàng nhập khẩu lậu vào Việt Nam dưới nhiều hình thức như tạm nhập, tái xuất và bằng con đường tiểu ngạch qua biên giới đã được phát hiện nhiều tại Lạng Sơn, Quảng Ninh trong thời gian qua.

Thị trường trang thiết bị y tế có nhiều biến chuyển trong giai đoạn hội nhập WTO, có nhiều chủng loại, mẫu mã hàng hóa vào Việt Nam qua đường nhập khẩu. Các máy xét nghiệm, các thiết bị phẫu thuật, thiết bị trong phòng thí nghiệm chúng ta vẫn phải nhập khẩu với số lượng lớn.Việc mua sắm các trang thiết bị y tế đặt ra những đòi hỏi nhất định về tiêu chuẩn kỹ thuật hàng hóa, công tác mua sắm trang thiết bị cũng gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần nghiên cứu phát triển sản xuất trang thiết bị đạt các tiêu chuẩn quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước đảm bảo sự cạnh tranh với các hãng sản xuất nước ngoài. Gia nhập tổ chức WTO, đồng nghĩa với việc các hàng hóa của Việt Nam cũng cần phải tuân thủ các quy định về chất lượng, nguồn gốc hàng hóa đảm bảo các yêu cầu của WTO.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ ĐÁNH GIÁ LĨNH VỰC Y TẾ CỦA VIỆT NAM SAU 5 NĂM GIA NHẬP WTO VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH (Trang 26)