Nền âm nhạc Việt Nam nói riêng, văn học nghệ thuật nói chung đang ở trong “vùng trũng”, âm nhạc Việt mất cân đối và thiếu tính chuyên nghiệp hay thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của giới trẻ đang có xu hướng thích nhạc nhìn hơn nhạc nghe… là nhận xét của hầu hết các nhà nghiên cứu và thẩm định âm nhạc hiện nay.
NS. Đỗ Hồng Quân – chủ tịch Hội Âm nhạc Việt Nam đã phát biểu trong một cuộc
phỏng vấn đăng trên trang Việt báo.vn (ngày 11/5/2007) như sau: “Hiện nền âm nhạc
của ta đang ở thời kỳ "trở dạ", giao thoa giữa một bên làm nên một nền văn hoá âm nhạc, và một bên đang cố gắng, thậm chí loay hoay tiếp thu cái mới, đang tạo nên một sự khủng hoảng rất đáng suy nghĩ”. Trong luận văn cao học của mình, NS. Trần Long
Ẩn – chủ tịch Hội Âm nhạc Tp.HCM cũng đã nhận định như sau: “Bức tranh toàn
cảnh của các hoạt động âm nhạc tại Tp.HCM trong những năm gần đây phát triển chưa cân đối, có nhiều biểu hiện rất không bình thường, “lệch pha”” [3, 156]. Hay
hàn lâm phương Tây thoi thóp, âm nhạc truyền thống dân tộc đang cố gắng tìm lại chỗ đứng của mình nhưng chưa được nâng đỡ xứng đáng.”. Đó là toàn cảnh thực trạng đời sống âm nhạc Việt Nam hiện nay mà nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Thế Khoa đã chia sẻ trong một bài viết được đăng trên trang nội san của trường ĐHSP Nghệ thuật TW. Thêm vào đó, trong Hội thảo “Âm nhạc Việt Nam: thực trạng và phương hướng”, năm 2008, PGS. Trần Thế Bảo cũng đã đưa ra một cách nhìn tổng thể
rằng: “Tất cả đang cuốn theo dòng thác “âm nhạc đại chúng” pop-rock-rap… được
những ngôi sao, dàn nhạc hàng đầu, hãng băng đĩa lớn của các siêu cường kinh tế dàn dựng và quảng bá”. Trong khi, trên các phương tiện nghe nhìn, các chương trình biểu diễn tại các tụ điểm âm nhạc, trung tâm văn hoá, nhạc nhẹ chiếm độc tôn tất cả các giờ vàng (từ 20 giờ - 22 giờ đêm). Khán thính giả chỉ có thể thưởng thức dân ca, âm nhạc truyền thống dân tộc, âm nhạc giao hưởng từ sau 23 giờ đêm và các bài hát truyền thống chỉ vang lên ở các cuộc hội diễn”.
Với ưu thế trên nhiều phương diện như sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, khả năng tiếp cận những thành tựu mới nhất của khoa học kĩ thuật, đi đầu trong việc tiếp thu những luồng văn hóa từ nước ngoài. Tp.HCM đã trở thành một trung tâm kinh tế văn hóa khoa học kĩ thuật phát triển vào bậc nhất của cả nước. Do đó, giới trẻ TP càng có nhiều cơ hội để tiếp thu nhanh những cái mới trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhiều năm trở lại đây, những ưu thế đó đã mang lại cho TP một diện mạo mới, một bức tranh văn hóa – văn nghệ hết sức sôi động, đa màu sắc. Tuy nhiên, mặt trái lại là những ảnh hưởng tiêu cực lên mọi lĩnh vực của đời sống, làm cho nhiều giá trị bị lẫn lộn, chao đảo. Trong đó nổi cộm là trên lĩnh vực âm nhạc của giới trẻ. Có thể nói thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của giới trẻ đang ngày càng có dấu hiệu tụt dốc không phanh.
Một cuộc điều tra bầu chọn với câu hỏi: “Bạn thấy nền âm nhạc Việt Nam như thế
nào?” trên trang diễn đàn mạng Vn-Zoom.com ngày 14/1/2012, đã cho thấy nỗi thất vọng của chính những bạn trẻ về thực trạng nền âm nhạc Việt hiện nay. Kết quả cho câu trả lời “suy sụp nghiêm trọng “ có tới 40/53 người, chiếm 75,47%; “bình thường” chỉ có 10/53 người, chiếm 18,87%; “đang lên” còn lại có 3/53 người, chiếm 5,66%.
Phải thừa nhận rằng tư duy âm nhạc của người Việt xưa nay chủ yếu là nghe “âm nhạc có lời – thanh nhạc”, với lối âm nhạc đơn bè là chính. Do đó, tâm lý thích nghe ca khúc chiếm đa số trong thị hiếu nghe nhạc của người Việt Nam. Dẫn đến việc những ca khúc đại chúng chiếm ưu thế trong nền nhạc Việt so với lĩnh vực khí nhạc trong nhiều năm qua là điều dễ hiểu. Đặc biệt, những ca khúc nhạc nhẹ dành cho giới
trẻ mà chúng ta hay gọi là “nhạc trẻ” ngày càng lấn áp đảo và chiếm lĩnh thị trường nghe nhạc của một bộ phận lớn thanh thiếu niên – giới trẻ của TP, gây nên sự mất cân đối trong đời sống âm nhạc của người Việt nói chung và giới trẻ Tp.HCM nói riêng. Điều đó được thể hiện qua kết quả cuộc khảo sát nhu cầu thưởng thức âm nhạc trong giới trẻ (Gồm 313 người với đối tượng là sinh viên và công nhân) năm 2008 của tác giả Nguyễn Thị Thư Nhường. Theo đó “nhạc trẻ” Việt Nam và nước ngoài chiếm tỉ lệ áp đảo với 88,8% thích nghe và con số này còn cao hơn ở cột thường nghe là 90,2% trong hoạt động thưởng thức âm nhạc [39, 81].
Nhạc nhẹ cho giới trẻ hiện nay có thể chia ra làm 3 phân khúc: Cao, trung bình và thấp. Nói về những ca khúc ở phân khúc trung bình và thấp hiện nay vẫn đang giữ vị trí “thống soái” trong đời sống âm nhạc của giới trẻ TP. Những cụm từ như: nhạc giải trí, nhạc thị trường, hay nhạc teen đã trở nên quen thuộc với mỗi người nghe nhạc nhiều năm trở lại đây. Nhìn lại những ca khúc “nhạc trẻ” hiện nay chúng ta không khỏi giật mình lo lắng khi mà một số lượng lớn ca khúc có lời ca rên rỉ, sướt mướt trên mức cần thiết, hay là sự nhảm nhí, tùy tiện và lủng củng kiểu văn nói, đôi khi còn chen lẫn cả tiếng nước ngoài. Giai điệu thì nhạt nhẽo, cóp nhặt, sao chép đủ kiểu của nước ngoài gây nhàm chán, thiếu tính nghệ thuật.
Về các ca khúc “bình dân” này, có người cho rằng, khán giả đang có xu hướng ưa chuộng các ca khúc càng đơn giản, càng ít từ ngữ càng tốt, đi thẳng vào vấn đề và gần gũi với cuộc sống. Tuy nhiên, cần phân biệt khái niệm "giản dị" và "dễ dãi". Các ca khúc hiện nay đang được lưu hành thiên về sự dễ dãi, tầm thường, chứ không phải là sự giản dị, trong sáng. Dễ nhận thấy, dòng “nhạc trẻ” ở phân khúc này không chỉ để nghe mà nhìn là chính, vì thế tính quyết định khả năng ăn khách của tác phẩm không còn là chất lượng sáng tác, mà thuộc về ca sỹ. Yếu tố quyết định trong biểu diễn lại không phải giọng ca và nghệ thuật biểu hiện. Những thiếu hụt của chất giọng và khả năng ca hát được bù lại bằng vẻ ngoài với trang phục bắt mắt hoặc gây sốc, cùng những màn vũ đạo tưng bừng hoặc uốn éo nhức mắt. Hay các hình ảnh nam thanh, nữ tú, công chúa, hoàng tử… là những yếu tố “ngoài âm nhạc” cộng với kĩ thuật âm thanh. Mọi khiếm khuyết giọng ca đều có thể được chỉnh sửa bằng máy móc trong phòng thu, khi hát trước công chúng có thể nhát nhép hoặc dùng phần nhạc đã phối hòa âm sẵn với phần bè dày để át đi khiếm khuyết của giọng hát. Hát nhép (lipsync) đã bị lạm dụng trong một khoảng thời gian dài, làm méo mó hình ảnh người biểu diễn và hạ thấp tính chuyên nghiệp của nghề biểu diễn.
Đó là chưa kể có nhiều ca khúc, MV có lời ca nhảm nhí, hoặc nặng hơn là sự thô thiển, tục tĩu, hình ảnh phản cảm, gây “thảm họa” trong thời gian qua như: Nói dối, Kiếp đánh đề, Mượn xe nhớ đổ xăng, Trái tim siêu nhân Gao, Oh my chuối... Trên sân khấu, trong các cuộc hội diễn, trên màn ảnh truyền hình, chúng ta ít gặp loại nhạc thương mại phân khúc thấp đó. Nhưng trong thị trường băng đĩa, trong các quán café, nhà hàng, tư gia… Đặc biệt trên các trang web nghe nhạc trực tuyến lại khá phổ biến.
Đỉnh điểm của sự tục tĩu và gây “sốc” đó phải kể tên là ca khúc “Phiếu bé ngoan 2”
phát hành giữa tháng 6 vừa qua,qua phần thể hiện của hai cái tên khá quen thuộc
Yanbi và Mr.T cùng những giọng ca của giới underground như Đạt Low, T-Akayz, Bueno đã được tung lên một số trang nghe nhạc online. Ngay lập tức ca khúc này đã gây xôn xao cư dân mạng cũng như nhận được hàng ngàn lượt nghe, tuy nhiên lý do chính để “Phiếu bé ngoan 2” tạo được sự chú ý lại nằm ở việc ca từ được gán mác “18+”. Không chỉ hát bằng những từ ngữ vô văn hóa, trong “Phiếu bé ngoan 2” còn có “đệm” cả những câu văng tục, chửi bậy. Trước đó, “Phiếu bé ngoan 1” cũng gây sốc với nội dung tương tự. Thanh tra Bộ VH-TT&DL đã vào cuộc để xử lý vấn đề này. Cuối cùng, Yanbi, Mr. T bị phạt 5 triệu đồng mỗi người, T-Akayc (Vũ Quốc Tùng) bị phạt 4 triệu đồng vì phổ biến bản ghi âm này.
Rõ ràng, ta có thể nhận thấy rằng, không có sự đầu tư cho ca khúc, một lượng lớn các nhạc sỹ trẻ không được đào tạo chính quy hoặc chưa qua trường lớp hay một số nhạc sỹ chạy theo thị hiếu số đông, đã dẫn đến tình trạng không ít tác phẩm ra đời vội vã kém chất lượng, rồi nạn "đạo nhạc", “nhạc nhái”… hiện nay rất đáng báo động. Đây cũng là một điểm yếu trong việc sáng tác nhạc nhẹ của nền âm nhạc nước nhà. Từ đó, phần nào cũng ảnh hưởng đến vẻ đẹp âm nhạc của Việt Nam. Ngày nay, nhiều nhạc sỹ trẻ vẫn chưa chú trọng đến tính hoa mỹ trong ca khúc của chính mình. Bởi lẽ đó, các bài hát chỉ có thể “lắng đọng” trong tai người nghe một thời gian ngắn.
Điểm tên một số ca khúc đình đám gần đây trong giới trẻ với những con số khổng lồ về lượt nghe và bình chọn, khuynh đảo trên nhiều bảng xếp hạng âm nhạc phải kể
đến những cái tên như: “Em của ngày hôm qua” của ca sỹ trẻ Sơn Tùng MTP, “Mình
yêu nhau đi” của Bích Phương, “Forever alone” của Justa tee, “Người ấy” của Trịnh Thăng Bình… Trong đó đứng đầu danh sách có lượng nghe khủng là “Em của ngày hôm qua”, ra mắt vào ngày 14/12/2013 đã nhanh chóng trở thành hiện tượng của làng nhạc Việt với hơn 1 triệu lượt nghe chỉ sau 3 ngày, 100 triệu lượt nghe sau 3 tháng và mới đây đã tăng lên con số kỷ lục 169,658,514 lượt nghe trên trang Zing.mp3 vào
khoảng 8 giờ ngày 12/8/2014 bất chấp sự cố đạo nhạc của bản thu này. Bám theo sau đó là ca khúc “Mình yêu nhau đi” với 80,779,326 lượt nghe trên Zing.Mp3 vào lúc 8 giờ 52 phút ngày 12/8/2014, rồi mới đến “Forever alone”, “Người ấy”…
Thế nhưng điều đáng nói là ngay cả những ca khúc được yêu thích và có nhiều thành tích như trên cũng khiến chúng ta phải chạnh lòng khi có những lời lẽ hết sức
ngô nghê, lủng củng như nói chuyện: “Hay là mình cứ bất chấp hết yêu nhau đi. Hay
để chắc chắn anh cứ lắng nghe tim muốn gì rồi nói cho em nghe. một câu thôi. 1, 2 ,3, 5 anh có đánh rơi nhịp nào không?Nếu câu trả lời là có anh hãy đến ôm em ngay đi.
…” (Mình yêu nhau đi); Hay “Yêu thêm 1 người, có chắc là mình sẽ good lên, hay là
chỉ thêm đau đầu?Vậy thì đành thôi, Forever, Forever, Forever Alone (Forever alone);
Hoặc “Bao lâu ta đã không gặp nhau?Bao lâu chưa hỏi thăm vài câu?Nào ngờ hôm nay anh thấy thế này. Chẳng biết phải nên làm gì đây?...” (Người ấy)…
Một điều đáng nói nữa là trong chính những ca khúc “nhạc trẻ” cũng đã có sự mất cân đối về mảng đề tài. Phần lớn các sáng tác đều viết về tình yêu nam nữ. Tình yêu trong “nhạc trẻ” hiện nay lại được thể hiện quá xô bồ, ca từ để viết về những chuyện tình không có sự ví von, mường tượng, làm mất đi vẻ đẹp thiêng liêng của hai chữ “tình yêu”. Phải chăng sự hạn hẹp về ca từ của các nhạc sỹ trẻ “thị trường” đã khiến cho tình yêu trong các ca khúc không còn sự lãng mạn, cứ thẳng thắng, bộc trực,
thô thiển kiểu tự nhiên chủ nghĩa đến bật cười như câu: “Người tình em đẹp trai, dễ
thương. Người dành trọn trái tim cho em…” (“Người tình đẹp trai” của Saka Trương Tuyền)… Tình yêu muôn đời vẫn rất đẹp, chỉ có con người đôi khi làm cho nó tầm thường trong mắt nhau, và sự thật là có những bài hát "mì ăn liền" bây giờ đã tầm thường hóa tình yêu đi rất nhiều.
Tuy vậy không thể phủ nhận những đóng góp rất đáng khích lệ của nhạc nhẹ trong thời gian qua. Công bằng mà nói, sự phát triển của nhạc nhẹ trong thời gian vừa qua có nhiều điểm sáng. Nhiều ca khúc nhạc nhẹ ở phân khúc cao đã được đầu tư, chăm chút khá kỹ lưỡng và chỉn chu, ngày càng phong phú, chuyên nghiệp và thu hút được đông đảo công chúng. Đội ngũ viết ca khúc và phối khí cũng như ca sỹ nhạc nhẹ thật trẻ trung tài năng với những Anh Quân, Huy Tuấn, Quốc Trung, Lê Minh Sơn, Đức Trí, Đỗ Bảo, Nguyễn Vĩnh Tiến, Giáng Son, Lưu Thiên Hương, Dương Cầm, Nguyễn Đức Cường, Thanh Lam, Mỹ Linh, Hồng Nhung, Trần Thu Hà, Hồ Quỳnh Hương, Tùng Dương, Ngọc Anh, Phương Linh, 5 dòng kẻ, Atista, M4U… Ngoài đề tài tình yêu, những năm gần đây, sáng tác và biểu diễn trong nhạc nhẹ rất đáng biểu dương khi tìm
đến với nhiều đề tài cách mạng, xã hội, nhất là việc hướng về khai thác loại âm nhạc mang âm hưởng dân gian dân tộc của Lê Minh Sơn, Nguyễn Vĩnh Tiến… Bên cạnh đó, công nghệ tổ chức biểu diễn cũng phát triển khá nhanh trên con đường chuyên nghiệp hóa với mong muốn bắt kịp đà phát triển của công nghệ tổ chức biểu diễn khu vực và thế giới.
Tuy nhiên những sản phẩm này gần đây vẫn chưa tạo ra được nhiều sự mới mẻ và đột phá, cộng với những “thảm họa gây sốc” giờ đây cũng đã trở nên bình thường như “chuyện thường ngày”. Đứng trước một nền nhạc Việt có một lượng ca khúc quá nhiều nhưng nhạt nhẽo và trong tình trạng bão hòa, các bạn trẻ lại tìm đến với thú vui mới từ những sản phẩm âm nhạc nước ngoài như nhạc Âu Mỹ, Nhật, Hoa, đặc biệt âm nhạc của giới Kpop. Ảnh hưởng của trào lưu âm nhạc Kpop nhiều năm qua vào giới trẻ TP mạnh mẽ không biên giới. Những hình ảnh fan cuồng Kpop là những điểm nhức nhối nhất trong vài năm trở lại đây của nền âm nhạc Việt Nam. Nhiều bạn trẻ hiện nay quan niệm về sự thể hiện “đẳng cấp” bằng cách sử dụng, bắt chước, hưởng thụ mọi thứ liên quan đến văn hóa Hàn Quốc, đặc biệt là âm nhạc… Đi ra đường, ở bất cứ đâu chúng ta có thể dễ dàng thấy những khuôn mặt đẹp trai, “dễ thương” và những gương mặt “công chúa” trong những bộ trang phục, cách trang điểm, gu thẩm mỹ về nghệ thuật… đều mang phong cách Hàn Quốc. Điều đặc biệt là phong cách Hàn Quốc ngày càng trở thành những làn sóng ngầm có nguy cơ ảnh hưởng lớn tới thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của giới trẻ và đang trở thành tâm điểm của dư luận xã hội. Đây là câu hỏi lớn dành cho các nhà quản lý văn hóa và những người hoạt động âm nhạc nói chung.
Bên cạnh nhu cầu thưởng thức ca khúc nhạc nhẹ, một số các bạn trẻ của TP còn tìm nghe các thể loại âm nhạc khác như nhạc giao hưởng, thính phòng, opera, nhạc dân tộc… Tuy nhiên số lượng chiếm không nhiều và chủ yếu là các em tự mày mò nghe một cách tự phát chứ chưa tạo được một trào lưu, làn sóng như nghe các ca khúc nhạc nhẹ thuộc các thể loại âm nhạc như : pop, pop dance, dance, rock, R&B, hiphop, nhạc remix… hiện nay.