Một số nhận định của HS THPT tại Tp.HCM về âm nhạc dành cho lứa tuổi

Một phần của tài liệu Thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của học sinh trung học phổ thông tại thành phố hồ chí minh (Trang 76)

Các nhà chuyên môn thì nhìn nhận sự tuột dốc của “nhạc trẻ” nhiều năm trở lại đây dành cho giới trẻ, vậy còn chính những người trong cuộc, bản thân các em thì nhìn nhận âm nhạc dành cho lứa tuổi mình hiện nay ra sao? Trong cuộc khảo sát, tác giả đã đưa ra một số nhận định về nhạc trẻ hiện nay để các em lựa chọn như sau:

Để trả lời cho ý kiến: “Giới trẻ chỉ thích nghe những ca khúc nhạc trẻ có lời ca rên

rỉ, sướt mướt, thất tình hay bất cần, đề cao yếu tố vật chất, sa hoa, lộng lẫy” chỉ có 13.6% HS đồng ý, 44.9% không hoàn toàn đồng ý, 41.5% không đồng ý. Điều này chứng tỏ bản thân các em không hoàn toàn chỉ thích nghe những ca khúc có lời ca thiếu tích cực như vậy.

“Có quá nhiều các công chúa, hoàng tử nhạc nhẹ hiện nay được các bạn trẻ phong vương về ngoại hình thay vì về giọng hát” có tỉ lệ trả lời là: đồng ý có 26.8%, không hoàn toàn đồng ý có 37.9%, không đồng ý có 35.3%. Chỉ có chưa tới 30% HS khẳng định là đúng điều này hoàn toàn hợp lý khi thần tượng ca sỹ nhạc Việt của các em phần lớn là những ca sỹ kiểu như vậy mà đã được trình bày ở phần trên.

“Nhạc trẻ đang bị khủng hoảng, lộn xộn, nhạt nhẽo, thiếu chất lượng” có 34.9% đồng ý, 45.2% không hoàn toàn đồng ý và 19.9% không đồng ý. Ở đây chỉ có gần

20% HS khẳng định là không đúng trong khi có gần 35% tin là đúng như vậy, còn lại gần nửa số lượng HS thì còn bán tính bán nghi với câu trả lời là không hoàn toàn đồng ý. Như vậy, chứng tỏ số HS này cũng xác nhận rằng có một bộ phận Nhạc trẻ đang xuống cấp, kém chất lượng bên cạnh những hoạt động âm nhạc hay khác. Hoặc có một số em còn lúng túng vì vẫn chưa hiểu được, chưa xác định được mức độ như thế nào là hay, là tốt.

“Tôi hay cùng nghe và chia sẻ âm nhạc với bạn bè hơn là với cha mẹ” có tỉ lệ đồng ý là 65.2%, không hoàn toàn đồng ý là 25.7%, không đồng ý là 9.1%. Trong khi có tới 76.8% nói là bản thân tự nghe và thích âm nhạc chỉ có 1.8% là nghe và thích theo bạn bè, còn lại 21.4% là không có ý kiến. Ở đây thể hiện tâm lý muốn khẳng định

bản thân của các em HS THPT. Với câu hỏi thẳng là “Tự bản thân bạn nghe và thích

âm nhạc hay bạn nghe và thích theo bạn bè của bạn?” chỉ có 1.8% nhận là chịu ảnh hưởng từ bạn bè. Trong khi với câu hỏi tránh về việc “nghe âm nhạc và chia sẻ cùng bạn bè hơn là với cha mẹ” thì có tới hơn 60% xác nhận đúng, chỉ có gần 10% là chịu ảnh hưởng từ gia đình, còn trên 20% thì đứng ở giữa, tức chịu ảnh hưởng cả hai phía.

Đặc biệt bên cạnh một danh sách dài những cái tên ca sỹ, nhóm nhạc trẻ được các em yêu thích và ngưỡng mộ còn có những cái tên của các nhạc sỹ thuộc dòng nhạc xưa được nhắc đến nhiều nhất là nhạc sỹ Trịnh Công Sơn (21 HS). Ngoài ra có 2 em còn yêu thích và ngưỡng mộ nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu, 1 em ngưỡng mộ Thiên tài âm nhạc Beethovent và một em thích giọng ca của ca sỹ nhạc thính phòng Lan Anh. Hay một số cái tên của các nhạc sỹ nhạc nhẹ như: Huy Tuấn, Đức Trí, Nguyễn Hải Phong…, và một số ca sỹ nhạc nhẹ có chất lượng như Thanh Lam, Mỹ Linh, Tùng Dương…, hoặc một số lượng các ca sỹ thuộc dòng nhạc “sến” và mang âm hưởng dân ca như: Hương Lan, Phương Mỹ Chi, Cẩm Ly, Quang Lê, Phi Nhung… Những thị hiếu này có lẽ chịu ảnh hưởng từ sự định hướng về phía cha mẹ, khi hầu hết những em HS này đều chọn không đồng ý và không hoàn toàn đồng ý với ý kiến chia sẻ và nghe âm nhạc với bạn bè hơn với cha mẹ.

Chiếm phần lớn trong hoạt động của HS từ ở nhà cho tới vui chơi với bạn bè thì nhạc teen, nhạc trẻ Việt và nước ngoài được các em lựa chọn nhiều nhất. Bên cạnh đó nhiều em nói khi ở nhà còn hát nhiều thể loại phù hợp với từng tâm trạng có cả dân ca, thiếu nhi cho tới nhạc sến, cải lương… Còn khi đi thi, biểu diễn ở trường thì phần nhiều các em chọn những thể loại nhạc về thầy cô, bạn bè, trường lớp, hoặc theo từng chủ đề… Mặc dù tỉ lệ HS THPT tại TP có tỉ lệ yêu thích và thường nghe các ca khúc

nhạc trẻ nhiều như vậy nhưng cũng có một số lượng các em HS vẫn nhận thấy nhạc trẻ hiện nay còn nhiều bất cập. Tuổi trẻ thì phải nghe nhạc trẻ như vậy mới phù hợp với tâm lý, sự hiểu biết và nhu cầu của các em. Đó cũng là điều dễ hiểu. Thế nhưng nghe mà thấy nhạt như ăn một món ăn thiếu gia vị thì đó là điều cần nói.

Có khoảng 44.9% số lượng HS tham gia viết cảm nhận về nhạc teen hiện nay dành cho lứa tuổi mình, còn 55.1% không có ý kiến gì. Số lượng HS có cái nhìn tích cực như: được, hay, đa dạng, hiện đại nhiều thể loại, phù hợp lứa tuổi chiếm tỉ lệ ít hơn với 11.8% còn 33.1% các em có cái nhìn ảm đạm về thể loại nhạc teen hiện nay.

Nhiều ý kiến các em đều cho rằng ca từ các ca khúc nhạc teen không hay, khô

cứng, nhảm nhí, thô tục. Tác giả chỉ xin trích một số ý kiến điển hình như: Lời lẽ lộn

xộn, vô nghĩa; Nặng tính mì ăn liền; Rất khó hiểu, sai ngữ pháp, mâu thuẫn với nhau, nhảm nhí không có ý nghĩa; Ca từ sướt mướt, nhảm nhí, chế, đạo nhạc; Ca từ nhảm nhí, sáo rỗng, không ý nghĩa; Ca khúc teen không có sức sáng tạo, ca sỹ hay lấy nhạc ngoại dịch lời Việt, mất đi văn hóa riêng của Việt Nam; Dễ nhớ, dễ quên, khó đọng lại trong lòng người nghe; Nhạc teen lâu lâu có tiếng nước ngoài không hợp; Không nên xen lẫn tiếng Việt và tiếng nước ngoài; Đa số tạo scandal để nổi (Lệ Rơi); Lời không liên quan đến vũ đạo, chú trọng ngoại hình; Sến, nhảm nhí, rời rạc; Nhạc tình yêu chi phối quá mạnh cuộc sống teen; Nhảm nhí, không có sự đầu tư mà chú trọng ngoại hình, MV chỉ về chủ đề tình yêu còn hay đạo nhạc; Nhạc na ná giống nhau, ai cũng làm ca sỹ được; Nhạc teen bắt chước nhạc Hàn nhưng chất lượng giọng hát và vũ đạo kém xa; Ca từ nhảm nhí ba xàm, ba láp; Dễ nghe, dễ chán, quá chú trọng khoe thân…

Đa phần các em khi kể tên các ca khúc viết cho lứa tuổi mình thì đều nhầm lẫn với các ca khúc nhạc trẻ, nhạc teen. Nhiều em chọn cả nhạc trẻ để biểu diễn hoặc thi hát ở trường, ở các cuộc thi. Còn lại số lượng ít hơn các em kể được các ca khúc về lứa tuổi như: Tình thơ, Giấc mơ thần tiên, Người thầy, Nắng sân trường, Tiết học cuối cùng… Các em mong muốn được nghe nhiều ca khúc, thể loại, chủ đề âm nhạc hơn nữa dành cho lứa tuổi mình như: về lứa tuổi học trò vui tươi, tình bạn, khẳng định bản thân, về gia đình, cha mẹ, tình thương con người, tình yêu học trò, tình yêu trong sáng, nhẹ nhàng, nhạc quê hương, đạo đức, cuộc sống, con người, xã hội, thể loại nhạc nhẹ, Việt Nam đương đại, rap, R&B, hip hop, nonstop, dance, pop, pop dance…

Trong số những HS của cuộc khảo sát có 16.4% số HS đã từng học thanh nhạc hay nhạc cụ ở các trung tâm, nhà văn hóa, nhà thiếu nhi và tại gia. Trong đó nhiều nhất là guitar, piano, organ. Bên cạnh đó còn có thanh nhạc và các nhạc cụ như Harmonica,

sáo, violon, kèn, đàn tỳ bà, đàn bầu, DJ. 72.5% HS đăng ký học môn âm nhạc nếu được đưa vào giảng dạy ở trường THPT. Tỉ lệ HS chọn nội dung chơi nhạc cụ (54%) và học hát (47%) là nhiều nhất. Trong đó guitar thích học nhất với 39.6%, rồi đến organ 17.4%. Nội dung học các kiến thức âm nhạc cơ bản để có khả năng thưởng thức và đánh giá tác phẩm âm nhạc chỉ với 19.2%. Các nội dung khác tỉ lệ chọn rất ít. Ngoài ra có khoảng 10.6% các em mong muốn được học piano và violon. Như vậy có thể thấy nhu cầu được học, được giáo dục âm nhạc của các em HS THPT là có thật.

Một phần của tài liệu Thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của học sinh trung học phổ thông tại thành phố hồ chí minh (Trang 76)