Giáo dục âm nhạc cho HS THPT trong giai đoạn tiếp theo

Một phần của tài liệu Thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của học sinh trung học phổ thông tại thành phố hồ chí minh (Trang 93)

3.2.1. Kinh nghiệm giáo dục âm nhạc của một số nước trên thế giới

Âm nhạc và Nghệ thuật đã là một phần quan trọng của hệ thống giáo dục ở mỗi nền văn hóa hơn 3.000 năm. Giáo dục nghệ thuật nói chung và giáo dục Âm nhạc nói riêng là một thành phần không thể tách rời trong hệ thống giáo dục bắt buộc ở hầu hết các nước trên thế giới, cho dù ở những nước đó có sự khác biệt về địa lý, chính trị, kinh tế, tôn giáo, văn hóa, xã hội… Những nước càng phát triển thì người ta lại càng chú trọng tới việc giáo dục âm nhạc và nghệ thuật cho HS phổ thông. Ngoài ra, Ở một

số nước phát triển người ta còn giáo dục âm nhạc trong trường đại học với những dàn nhạc, band (nhóm) nhạc riêng.

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh những lợi ích mà âm nhạc mang lại, đặc biệt nghe nhạc từ nhỏ có thể giúp cho trí não phát triển. Vì vậy, một chương trình giáo dục âm nhạc được soạn thảo dài hạn ở nhiều quốc gia đã đem lại rất nhiều lợi ích cho HS thông qua môn học này. Có thể nói, giáo dục âm nhạc góp phần làm trẻ em trở nên thông minh hơn, đồng thời phát triển nhân cách một cách cách toàn diện.

Những môn học cốt lõi trong giai đoạn giáo dục bắt buộc ở các nước luôn có môn nghệ thuật theo thống kê của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD (41 quốc gia, 33 nước thành viên và 8 nước đối tác), hay là môn âm nhạc và môn nghệ thuật theo tổng kết của INCA (Đánh giá quốc tế về Chương trình). Cũng theo INCA, những môn học bắt buộc ở Tiểu học, THCS và THPT của tất cả các nước là: Toán, Khoa học tự nhiên, Ngôn ngữ và văn học, Khoa học xã hội, Nghệ thuật, Ngoại ngữ, Giáo dục thể chất, Giáo dục công dân và các môn học tự chọn... Có thể thấy rằng, giáo dục nghệ thuật là một lĩnh vực giáo dục cốt lõi ở hầu hết các nước. Có nước xác định giáo dục nghệ thuật gồm 2 môn là Âm nhạc và Mỹ thuật, có nước lại lựa chọn 4 môn là Âm nhạc, Mỹ thuật, Khiêu vũ, Sân khấu ...

Theo ông Lê Văn Tuấn (thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam), những vấn đề trọng tâm và then chốt của chương trình giáo dục âm nhạc ở một số nước trên thế giới được thể hiện trong chương trình giáo dục quốc gia như sau:

Chương trình

Giáo dục âm nhạc Trọng tâm về giáo dục Âm nhạc

Anh 1999

Kiến thức, kỹ năng và hiểu biết (Knowledge, skills and understanding): Kiểm soát âm thanh thông qua ca hát và chơi nhạc cụ- kỹ năng thực hành; Sáng tạo và phát triển ý tưởng âm nhạc- kỹ năng sáng tạo; Đáp ứng và xem xét- kỹ năng đánh giá; Lắng nghe, áp dụng kiến thức và hiểu biết

Mỹ (Massachusetts)

1999

Các tiêu chuẩn (Standards): Ca hát; Đọc nhạc; Chơi nhạc cụ; Ngẫu hứng và sáng tạo; Phân tích; Mục đích và ý nghĩa trong nghệ thuật; Vai trò của các nghệ sỹ trong cộng đồng; Khái niệm về phong cách, ảnh hưởng và thay đổi phong cách; Sáng chế, công nghệ và nghệ thuật; Kết nối các liên ngành

Canada (Quebec) 2004

Các năng lực (Competencies): Năng lực 1: Tạo ra tác phẩm âm nhạc; Năng lực 2: Thực hiện tác phẩm âm nhạc; Năng lực 3: Biết thưởng thức tác phẩm âm nhạc

Phần Lan 2004

Các mục tiêu (Objectives): Hát, chơi nhạc cụ theo nhóm và cá nhân; Nghe âm nhạc một cách tích cực và chăm chú; Hiểu sự đa dạng của thế giới âm nhạc; Trình diễn âm nhạc, với vai trò hành viên của 1 nhóm nhạc; Đánh giá, phê bình về các thể loại và phong cách âm nhạc; Hiểu ý nghĩa các yếu tố trong âm nhạc, Sáng tạo và biểu diễn âm nhạc.

Hàn Quốc 2007

Các nội dung (Contents): Hoạt động âm nhạc (ca hát, chơi nhạc cụ, đọc nhạc, sáng tạo…); Hiểu biết về âm nhạc (kiến thức nhạc lý và đời sống âm nhạc…); Ứng dụng âm nhạc (trong và ngoài nhà trường…)

Pháp 2008

Kiến thức, kĩ năng và thái độ: Một là cảm nhận âm nhạc, xây dựng văn hóa (Gồm 2 hoạt động: lắng nghe, khám phá và xác định đặc tính của âm thanh và âm nhạc; lắng nghe và nghiên cứu các tác phẩm để hình thành nền văn hóa âm nhạc và nghệ thuật cho bản thân); Hai là thực hành âm nhạc (Gồm 2 hoạt động: trình diễn và sáng tạo âm nhạc; các dự án phát triển năng lực âm nhạc và nền văn hóa nghệ thuật của HS)

Singapore 2008

Các mục tiêu (Objectives): O1: Hát và chơi nhạc cụ theo giai điệu, bằng hình thức cá nhân hoặc nhóm; O2: Sáng tác và ứng tác âm nhạc; O3: Lắng nghe để mô tả và đánh giá âm nhạc; O4: Phát triển sự hiểu biết về các yếu tố, khái niệm âm nhạc; O5: Phân biệt, tiếp nhận âm nhạc từ nhiều nền văn hóa, nhiều thể loại; O6: Hiểu được vai trò của âm nhạc trong cuộc sống hàng ngày

Canada (Ontario) 2009

Các mạch (Strands): Sáng tạo và biểu diễn; Phản ánh, ứng phó và phân tích; Hình thức và bối cảnh văn hóa

Tại Hàn Quốc, một quốc gia Châu Á đã thường đạt thành tích cao trong những cuộc thi âm nhạc trên thế giới và là nước Châu Á có ngành công nghiệp giải trí rất phát triển hiện nay. Đặc biệt trong lĩnh vực âm nhạc đã tạo ra một trào lưu, làn sóng Kpop, ảnh hưởng rộng rãi tới nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Cũng theo ông Lê Văn Tuấn, giáo dục âm nhạc ở quốc gia này được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12, trong đó thực hiện bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 10, tự chọn ở lớp 11, 12. Chương trình được xây dựng dựa theo các loại năng lực của HS như: hoạt động âm nhạc (ca hát, chơi nhạc cụ, đọc nhạc, sáng tạo…), hiểu biết về âm nhạc (kiến thức nhạc lý và đời sống âm nhạc…), ứng dụng âm nhạc (trong và ngoài nhà trường…). Đối với chương trình tự chọn môn âm nhạc cho lớp 11 và lớp 12 gồm 2 chương trình là cơ bản quốc gia và tự chọn trung tâm. Chương trình tự chọn trung tâm gồm hai học trình: Thứ nhất là học trình tự chọn cơ bản gồm âm nhạc và cuộc sống; Thứ hai là học trình tự chọn chuyên sâu gồm lý thuyết âm nhạc và thực hành âm nhạc.

Hay ở Nhật Bản – một nước có nền âm nhạc phát triển gần như bậc nhất Châu Á hiện nay, âm nhạc là một phần không thể tách rời của bất cứ chương trình giáo dục nào. Mục tiêu là để nuôi dưỡng và củng cố niềm ham thích và sự tham gia của HS vào những hoạt động âm nhạc. Việc này giúp cho các em đạt được kết quả học tập tốt hơn và có những lối cư xử, thái độ và phẩm chất tốt hơn trong cuộc sống.

Giai đoạn đầu của giáo dục âm nhạc tại các trường tiểu học ở Nhật Bản bắt đầu cơ bản là luyện tập về tiết tấu. Tại giai đoạn này trọng tâm chủ yếu là gieo niềm ham thích âm nhạc cho trẻ nhỏ, tạo điều kiện cơ bản cho những bước phát triển về âm nhạc sau này. Theo đúng tiến trình thì trẻ em sẽ được lôi cuốn vào âm nhạc một cách nhiệt tình, khám phá ra sự tuyệt vời của âm nhạc.

Giai đoạn tập đọc nhạc, HS được tiếp xúc với các phương tiện âm nhạc. Các em tiếp tục học để phát triển hơn nữa những kỹ năng về tiết tấu đã thu nhận được bằng cách dùng những cung bậc cao thấp và giai điệu khác nhau để biểu đạt một cách tốt hơn. Ngoài việc chơi những giai điệu soạn sẵn các em còn được khuyến khích tự sáng tác và biểu đạt tình cảm của mình một cách tự nhiên bằng âm nhạc. Cũng giống như giai đoạn học tiết tấu ban đầu, quá trình khám phá niềm vui trong giai điệu là chìa khoá cho sự phát triển của trẻ.

Giai đoạn luyện tập về hoà tấu: Với khoảng 11-12 tuổi, con đường tiếp cận với giáo dục âm nhạc trở nên tổng quát hơn. Trọng tâm được chuyển từ những nhịp điệu và giai điệu đơn giản sang những bài nhạc với nhiều nốt, thanh âm khác nhau, HS bắt

đầu phát triển khả năng thẩm nhạc tự nhiên hiểu được những hoà tấu và những tiết tấu âm thanh đồng thời cũng tiếp thu được kiến thức ngày càng vững vàng hơn về âm nhạc. Hình thức sáng tác và hình thức biểu diễn nhạc được khuyến khích và tăng cường qua nhiều loại hoạt động âm nhạc khác nhau.

Trong các giờ học Âm nhạc ở Nhật Bản, HS ở những lớp nhỏ thường sử dụng kèn melodion hoặc sáo recorder để tập trình bày những bản nhạc ngắn gọn, HS ở lớp lớn hơn có thể tập hòa tấu những bản nhạc với phần đệm piano của giáo viên.

Trong đó, tại Mỹ, một quốc gia có nền âm nhạc phát triển mạnh trên thế giới thì mỗi bang đều có chương trình giáo dục âm nhạc riêng. Tuy nhiên, tất cả đều phải theo một chuẩn quốc gia về giáo dục âm nhạc với 9 yêu cầu mà HS cần phải đạt là: Hát, một mình và hát cùng người khác; Trình diễn nhạc cụ, một mình và cùng người khác; Soạn giai điệu ngẫu hứng, biến tấu và hòa âm; Sáng tác và soạn bản nhạc theo một số gợi ý; Đọc nhạc; Nghe, phân tích và miêu tả âm nhạc; Đánh giá về tác phẩm và trình diễn âm nhạc; Hiểu mối quan hệ giữa âm nhạc với các loại hình nghệ thuật khác; Hiểu về âm nhạc trong mối quan hệ với lịch sử và văn hóa.

Về nội dung giáo dục âm nhạc, các nước đều coi trọng giáo dục thực hành cho HS phổ thông, với các nội dung chủ yếu là học hát, đọc nhạc, nhạc cụ, trình diễn âm nhạc, sáng tạo âm nhạc… Trong quá trình giáo dục âm nhạc, các nước đều dạy HS biết sử dụng một loại nhạc cụ. Bởi vì nhạc cụ là hiện thân của âm nhạc, là công cụ tuyệt vời nhất để tạo ra âm thanh. Tiếp xúc với nhạc cụ làm HS có thêm niềm vui, là bước khởi nguồn cho những sáng tạo nghệ thuật của các em. Qua kinh nghiệm giáo dục âm nhạc trong trường phổ thông ở các nước, đều cho thấy rằng, hầu hết HS rất thích được tiếp cận và sử dụng một loại nhạc cụ nào đó.

Về phương pháp giáo dục âm nhạc, các nước đều vận dụng một số phương pháp giáo dục âm nhạc phổ biến cho HS phổ thông, như phương pháp Kodaly (do nhạc sỹ Zoltan Kodaly, nhà giáo dục âm nhạc người Hunggari đề xướng); phương pháp Orff Schulwerk (nhạc sỹ người Đức là Carl Orff); Suzuki (nhà giáo dục người Nhật Bản); Dalcroze (Emile Jaques- Dalcroze, nhà giáo dục âm nhạc người Thụy Sĩ)... Một số nét đặc trưng trong phương pháp của Kodaly là: quy ước đọc tên nốt nhạc bằng các thế tay; sử dụng ca hát như là nền tảng của luyện tập âm nhạc; sử dụng âm nhạc dân gian là tài liệu học tập. Nét đặc trưng của phương pháp Orff Schulwerk là: vận động nhẹ nhàng khi nghe nhạc cổ điển; chơi các trò chơi theo nhịp điệu; vận động theo nhạc; đọc thơ theo tiết tấu… Những phương pháp giáo dục trên đã ít nhiều tác động đến việc

dạy học âm nhạc nhiều năm qua ở Việt Nam như: luyện tập ca hát, tập hát dân ca, vận động theo nhạc, trò chơi âm nhạc, đọc thơ hoặc lời hát theo tiết tấu, các bài tập sáng tạo âm nhạc…

Về đào tạo, giáo viên âm nhạc ở các nước được đào tạo có chuyên môn sâu về âm nhạc như tốt nghiệp các chuyên ngành biểu diễn âm nhạc, lí luận âm nhạc hoặc sáng tác âm nhạc… sau đó, họ phải theo một khóa học về sư phạm và trải qua quá trình thực tập để có đủ điều kiện giảng dạy âm nhạc cho HS phổ thông.

Về sách giáo khoa âm nhạc, hầu hết các nước đều công bố, giới thiệu nhiều bộ sách giáo khoa, để nhà trường được lựa chọn cuốn sách thích hợp. Một số nước, bộ Giáo dục không biên soạn sách giáo khoa, mà giáo viên phải tự biên soạn tài liệu học tập làm giáo trình cho môn học.

3.2.2. Mục tiêu nhiệm vụ của giáo dục âm nhạc cho học sinh THPT

Mục tiêu của giáo dục Việt Nam được ghi rất rõ trong Khoản 1 Điều 27 Luật Giáo

dục 2005: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp HS phát triển toàn diện về đạo

đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Như vậy, mục tiêu giáo dục của nhà trường phổ thông được xác định rõ là đào tạo nên những con người phát triển toàn diện, có khả năng thích ứng nhanh, nhạy trước mọi yêu cầu của đất nước trong giai đoạn hội nhập hiện nay. Vì vậy vấn đề đặt ra là xã hội đang cần có một lực lượng thế hệ trẻ vừa “hồng”, vừa “chuyên”, thực sự năng động, sáng tạo, tự chủ trong cuộc sống, trong công việc, ý thức công dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc. Để đáp ứng được những yêu cầu đó, một trong những hoạt động giáo dục

quan trọng cho HS là giáo dục thẩm mỹ mà trọng tâm là giáo dục nghệ thuật phải được tiến hành đầy đủ và chu đáo ở hầu hết các cấp học trong trường phổ thông hiện nay.

Gần đây, ở Việt Nam, chúng ta khá quen thuộc với cụm từ “giáo dục âm nhạc ở trường phổ thông”, một cụm từ hình thành và trở nên thông dụng nhờ sự cải cách giáo dục ở nước ta giai đoạn những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI tới nay. Lịch sử giáo dục âm nhạc cho HS phổ thông ở Việt Nam được tính từ sau 1945. Khi đó, lác đác một vài trường học ở các TP đã tổ chức dạy âm nhạc cho HS phổ thông, giáo viên là những người học âm nhạc trong các nhà thờ hoặc được đào tạo từ các trường của Pháp. Nhiều năm sau, âm nhạc vẫn được duy trì dạy học trong một số trường chủ yếu

ở các TP, nhưng chỉ được coi là một môn học tự chọn, nơi nào có giáo viên, có điều kiện thì thực hiện, còn lại rất nhiều HS phổ thông chưa từng được học âm nhạc. Cho đến năm 2002, âm nhạc mới là môn học chính thức, được triển khai đại trà trên phạm vi toàn quốc, dành cho HS từ lớp 1 đến lớp 9. Cho đến thời điểm hiện nay, cấp THPT vẫn chưa được triển khai môn âm nhạc vào chương trình giáo dục. Đó là một thiếu xót cần phải bổ sung, hoàn thiện ngay trong thời gian sắp tới nhằm góp phần quan trọng giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho lứa tuổi này.

Thêm vào đó, trong giai đoạn hội nhập và phát triển hiện nay, các nền văn hóa khác sẽ theo chân tràn vào nước ta. Việt Nam nói chung và Tp. HCM nói riêng đang đứng trước những cơ hội lớn để đổi mới nền văn hóa theo kịp với thời đại và tiến bộ xã hội, nhưng đó cũng là những thách thức lớn đối với nền văn hóa và cho mỗi thế hệ con người Việt Nam. Làm thế nào để không bị đồng hóa. Làm thế nào để phát triển nhưng đồng thời vẫn giữ được những giá trị tinh hoa của dân tộc. Đó là những thách thức đặt ra cho tất cả các cấp, các ngành, trong đó trực tiếp là với ngành văn hóa và giáo dục Việt Nam. Trong xu thế đó, từ nghị quyết TW5 – khóa VIII Đảng ta cũng đã

chỉ đạo rõ: “Mọi hoạt động văn hóa, văn nghệ phải nhằm xây dựng và phát triển nền

văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc…” [13, 110].

Bản sắc văn hóa dân tộc chính là hồn cốt, là tinh hoa của mỗi dân tộc, kết tinh trong tâm hồn của mỗi con người. Do đó, bản sắc văn hóa dân tộc cũng là những di sản quý báu và là những tinh hoa của chung nhân loại. Trong “Thi nhân Việt Nam” khi

nói đến điều này, Hoài Thanh – Hoài Trân cũng đã chỉ rõ rằng: “Cứ đi sâu vào hồn

một người, ta sẽ gặp hồn nòi giống. Và đi sâu vào hồn một nòi giống, ta sẽ gặp hồn

Một phần của tài liệu Thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của học sinh trung học phổ thông tại thành phố hồ chí minh (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w