2. Thực trạng hoạt động nhập khẩu vật tư thiết bị của công ty
2.2.3. Phương thức nhập khẩu
Tỷ trọng các phương thức nhập khẩu của công ty theo các năm gần đây như sau:
BẢNG 18.TỶ TRỌNG CÁC PHƯƠNG THỨC NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY THEO CÁC NĂM
Phương thức nhập khẩu Năm 2008
(%)
Năm 2009 (%)
Năm 2010 (%)
Nhập khẩu ủy thác 78 81 91
Nhập khẩu hàng đổi hàng 13 12 5
Nhập khẩu trực tiếp 9 7 4
Nguồn: bán cáo tổng hợp tình hình xuất nhập khẩu của công ty theo các năm. Công ty thực hiện xuất nhập khẩu ủy thách là chủ yếu. theo phương thức này công ty tiến hành các thủ tục xúât nhập khẩu, làm trung gian thực hiện nghiệp vụ xuất nhập khẩu cho bên ủy thác và hưởng mức phí dịch vụ theo phần trăm doanh số được thương lượng giữa hai bên. Những mặt hàng chính mà công ty thực hiện xuất nhập khẩu ủy thách thường là : khăn tay bông, đồ len, quế hồi, đá xẻ, vải vóc. Tỷ trọng thực hiện phương thức này tăng dần theo các năm, năm 2010 đạt tỷ trọng 91% tăng 12,34% so với năm 2009 và 16,67% so với năm 2008. Trong khi các phương thức nhập khẩu khác như nhập khẩu hàng đổi hàng hay nhập khẩu trực tiếp đang cho thấy một xu hướng giảm dần đều qua từng năm. Và chỉ còn chiếm 5% và 4% tỷ trọng phương thức thanh toán vào năm 2010. Cho thấy phương thức nhập khẩu ủy thác ngày càng được ưu tiên.
2.2.4. Thanh toán cho hoạt động nhập khẩu.
Hợp đồng thanh toán hàng nhập khẩu của MASIMEX qua ngân hàng phụ thuộc vào thị trường xuất nhập khẩu của công ty và trong rất nhiều phương thức thanh toán quốc tế cho hàng hóa xuất nhập khẩu thì công ty đã sử dụng chủ yếu 3 phương thức thanh toán đó là: phương thức tín dụng chứng từ, phương thức nhờ thu D/P, phương thức chuyển tiền T/T. Nhưng chủ yếu công ty vẫn thực hiện bằng phương thức L/C.
BẢNG 19. TỶ TRỌNG CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN.
Phương thức thanh toán Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Chuyển tiền T/T 7,6% 5,3% 2,5%
Nhờ thu D/P 4,4% 2,8% 1,8%
L/C 88% 91,9% 95,7%
Nguồn: báo cáo kết quả thanh toán xuất nhập khẩu của công ty.
Từ bảng tỷ trọng các phương thức thanh toán trên ta nhận thấy công ty thanh toán bằng phương thức L/C là chủ yếu và có xu hướng tăng dần theo từng năm. Năm 2010 tỷ trọng thanh toán bằng phương thức L/C đã là 95,7% cho các hợp đồng, tăng 4,13% so với năm 2009 và 8,75% so với năm 2008. Trong khi đó, tỷ trọng thanh toán bằng các phương thức chuyển tiền hay nhờ thu lại có xu hướng giảm dần theo các năm. Năm 2010, tỷ trọng thanh toán bằng các phương thức chuyển tiền và nhờ thu lần lượt chỉ còn 2,5% và 1,8%. Xu hướng này cho thấy phương thức L/C ngày càng được ưa chuộng sử dụng trong việc thanh toán các hợp đồng nhập khẩu. Do thực hiện phương thức này hạn chế rủi ro cho công ty trong thanh toán, bên cạnh đó công ty còn tận dụng được tín dụng ngân hàng khi chỉ phải ký quỹ số tiền nhỏ hơn giá trị hợp đồng khi thực hiện với những ngân hàng đối tác lâu năm.
BẢNG 20. GIÁ TRỊ THANH TOÁN CỦA CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN.
Phương thức thanh toán Năm 2008
( triệu USD) Năm 2009 ( triệu USD) Năm 2010 ( triệu USD) Chuyển tiền T/T 0,608 0,53 0,5 Nhờ thu D/P 0,352 0,28 0,36 L/C 7,04 9,19 19,14
Nguồn: báo cáo tổng hợp kết quả thanh toán xuất nhập khẩu của công ty. Từ bảng giá trị thanh toán của các phương thức thanh toán có thể thấy rằng không chỉ có ưu thế về tỷ trọng thanh toán, giá trị thanh toán bằng phương thức L/C cũng lớn nhất trong cả 3 phương thức và giữ tốc độ tăng đều qua các năm. Năm 2010, tổng giá trị thanh toán bằng phương thức L/C là 19,14 triệu USD tăng 108,26% so với năm 2009 và 171,8% so với năm 2008, áp đảo so với 2 phương thức thanh toán còn lại.
3. Đánh giá thực trạng hoạt động nhập khẩu vật tư thiết bị của công ty MASIMEX. MASIMEX.
3.1. Những ưu điểm của công ty trong hoạt động nhập khẩu vật tư thiết bị.
Hoạt động nhập khẩu vật tư thiết bị là hoạt động truyền thống, chủ yếu trong các hoạt động kinh doanh của công ty. Góp phần nâng cao doanh thu và lợi nhuận cho công ty.
BẢNG 21. TỶ TRỌNG NHẬP KHẨU NGÀNH HÀNG VẬT TƯ THIẾT BỊ CỦA CÔNG TY MASIMEX TRONG GIAI ĐOẠN 2008,2009,2010
Năm Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch NK 8.291.053 100 10.681.744 100 20.250.526,4 100 Kim ngạch NK vật tư thiết bị 6.023.170 72,65 8.743.391 81,85 18.516.937,8 91,44
Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu.
- Ngành hàng vật tư thiết bị đang dần trở thành mặt hàng chủ lực trong cơ cấu nhập khẩu của công ty. Giá trị kim ngạch nhập khẩu của ngành hàng này tăng đều đặn qua các năm. Năm 2010 tổng kim ngạch nhập khẩu vật tư thiết bị đạt
18.516.937,87 USD tăng 111,78% so với năm 2009 và tăng 207,42% so với năm 2008. Bên cạnh đó tỷ trọng nhập khẩu của ngành này so với tổng kim ngạch nhập khẩu cũng tăng dần từ 72,65% năm 2008 lên 81,85% năm 2009. Đặc biệt năm 2010, tỷ trọng của nhập khẩu vật tư thiết bị đã đạt 91,44% tổng kim ngạch nhập khẩu.
- Cơ cấu các mặt hàng vật tư thiết bị mà công ty nhập khẩu khá đa dạng và luôn được mở rộng. Số lượng đối tác tăng theo từng năm cùng với giá trị của các hợp đồng. Cho thấy uy tín của công ty trong ngành ngày càng được nâng cao.
- Thị trường công ty không còn chỉ giới hạn ở những thị trường truyền thống như Nga, Đức, Trung Quốc mà còn mở rộng ra nhiều khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapro, Đài loan, thậm chí cả những nước ở Châu Mỹ. Cho thấy các nhân viên kinh doanh của công ty đã khá năng động trong việc tìm nguồn hàng nhập khẩu cũng như các đối tác mới.
- Sự chỉ đạo kịp thời, tạo cơ chế thuận lợi cho các phòng kinh doanh chủ động kinh doanh. Thực hiện cơ chế phân quyền cho các phòng kinh doanh tự tìm nguồn
hàng, giám sát thực hiện hợp đồng. Làm cho cơ chế hoạt động trở len thuận tiện và hiệu quả hơn.
3.2. Những tồn tại và nguyên nhân.
- Về định hướng kinh doanh . việc xác định, lựa chọn bạn hàng, mặt hàng kinh doanh là vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp hiện nay. Vấn đề không chỉ ở mặt lý thuyết về chu kỳ kinh doanh, chu kỳ sống của sản phẩm. Mà còn là ở thực tiễn thị trường hiện nay vô cùng phức tạp và sôi động do sự phát triển mạnh của các đơn vị kinh doanh trên mọi thành phần kinh tế do việc bình đẳng các quan hệ thương mại. Tuy nhiên công ty vẫn chưa xây dựng được một định hướng kinh doanh rõ ràng mà hoạt động vẫn chủ yếu theo nhu cầu của thị trường.
- Về nguồn nhân lực của công ty. Đội ngũ cán nhân viên của toàn công ty đã đạt 231 người bao gồm: 34 người làm việc tại 46 Ngô Quyền, Hà nội. 56 người làm việc tại trạm kinh doanh Vĩnh Tuy và 141 người làm việc tại xí nghiệp sản xuất bao bì Phố Nối. Trong đó có 81 người có trình độ đại học và trên đại học, chiếm 35% cán bộ công nhân viên. Trình độ cao đẳng và trung cấp có 92 người chiếm 39,82% cán bộ công nhân viên. Còn lại là lao động phổ thông. Tuy số cán bộ có trình độ đại học chiếm tỷ lệ tương đối cao nhưng lại có rất ít người tốt nghiệp những trường có chuyên ngành xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó trình độ ngoại ngữ của cán bộ nhân viên nhìn chung còn hạn chế cũng là một yếu điểm của công ty. - Về nguồn vốn của công ty: khi công ty mới được thành lập và kiện toàn, vốn kinh
doanh của công ty chưa lớn: tổng vốn kinh doanh là 3.035.000.000 đ, vốn cố định là 1.035.000.000 đ, vốn lưu động là 2.000.000 đ. Qua các năm hoạt động, công ty đã tăng số vốn của mình lên 20.230.000.000 đ vào năm 2010. Tuy nhiên số vốn này vẫn còn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của công ty, do đó công ty thường xuyên phải huy động tín dụng ngân hàng để đáp ứng hoạt động kinh doanh và phải chịu tiền lãi cho khoản tín dụng này.
- Hàng năm công ty ký kết và thực hiện nhiều hợp đồng nhập khẩu nên việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu có những sai sót là không thể tránh khỏi. Những sai sót
trong thực hiện hợp đồng nhập khẩu có những nguyên nhân từ phía công ty, nhưng cũng có những nguyên nhân từ phía đối tác nước ngoài.
BẢNG 23. SAI SÓT TRONG THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU.
NGUYÊN NHÂN NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010
MỞ L/C 2 0 1
MUA BẢO HIỂM CHO HÀNG HÓA 0 0 0
LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN 0 0 1
NHẬN VÀ KIỂM TRA HÀNG NHẬP 1 1 0
THANH TOÁN 0 1 0
Nguồn: báo cáo tổng hợp tình hình nhập khẩu của phòng xuất nhập khẩu. - Về mở L/C: năm 2008 là năm công ty vấp phải nhiều sai sót nhất do công ty nộp
tiền ký quỹ muộn và nội dung của đơn xin mở L/C có một số điểm không khớp với hợp đồng nhập khẩu về tên hàng hóa nhập khẩu, sai đơn vị tính kích thức của sản phẩm. Do đó công ty phải làm thủ tục sửa đổi L/C và mất phí sửa đổi.
- Về nghiệp vụ mua bảo hiểm: do công ty thường nhập khẩu theo điều kiện CIF nên đối tác nước ngoài là người mua bảo hiểm. Các đối tác nước ngoài chỉ có nghĩa vụ mua bảo hiểm theo điều kiện nhóm C cho 110% giá trị hàng hóa nên sẽ có nhiều tình huống công ty sẽ không được bảo hiểm. Mặt khác, các công ty bảo hiểm do đối tác nước ngoài chọn thường là các công ty bảo hiểm của chính nước họ nên việc đòi tiền đôi khi gặp nhiều khó khăn do khoảng cách về địa lý và bất đồng về ngôn ngữ. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp công ty lại thực hiện mua bảo hiểm theo điều kiện nhóm A một cách không hợp lý cho những hàng hóa như thép, dây điện trong khi những hàng hóa này chỉ cần thiết bảo hiểm ở nhóm B,C.
- Về thuê phương tiện vận tải: công ty thường dành quyền thuê phương tiện vận tải cho người bán do các hợp đồng phần lớn là ký kết theo điều kiện CFR hoặc CIF. Các đối tác do đó có quyền lựa chọn hãng vận tải, loại tàu vận tải nên họ thường chọn tàu có tiền thuê rẻ, và chất lượng hoạt động đôi khi không còn tốt. Lên sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro cho hàng hóa công ty như hỏng hóc, mất mát. Hoặc kéo dài thời gian vận chuyển hàng hơn dự kiến.
- Về thủ tục hải quan: thủ tục hải quan hiện nay tuy đã có nhiều đổi mới phù hợp với thông lệ quốc tế nhưng vẫn còn rườm rà và mang nhiều tính hành chính giấy
tờ, chưa tạo được sự thông thoáng và thuận lợi cho các doanh nghiệp. Năm 2007, công ty có những sai sót trong việc xác định mã số hàng hóa và áp mã tính thuế dẫn đến sai sót.
- Về thanh tóan: Do các đối tác bán hàng cho công ty đều lựa chọn hình thức thanh toán bằng L/C nên thủ tục thanh toán khá phức tạp do công ty phải mất phí mở L/C, thực hiện ký quỹ do đó làm giảm số vốn lưu động.
Nguyên nhân một phần xuất phát từ chính công ty, một phần do các điều kiện khách quan đem lại. Về nguyên nhân chủ quan, trình độ, năng lực yếu kém của một bộ phận cán bộ xuất nhập khẩu không đáp ứng được các đòi hỏi của nghiệp vụ nhập khẩu. Thêm vào đó là việc công ty còn thiếu vốn kinh doanh dẫn đến tình trạng bị động trong thực hiện hợp đồng, chịu chi phí lãi vay cao hơn. Ngoài ra, trước khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu công ty cũng chưa nghiên cứu thị trường một cách đầy đủ, chưa có chiến lược kinh doanh cụ thể. Bên cạnh đó, tình hình cạnh tranh trên thị trường ngày càng diễn ra gay gắt, sự liên doanh liên kết giữa các bạn hàng cung cấp nguồn hàng cho công ty và các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu khác trên thị trường cũng đang là những đối thủ cạnh tranh lớn của công ty. Ngoài ra còn phải kể đến các nguyên nhân khách quan xuất phát từ chính sách ngoại thương, chính sách thuế của nhà nước thiếu tính nhất quán, cơ sở hạ tầng nền kinh tế yếu kém thể hiện ở mạng lưới giao thông vận tải, thông tin liên lạc, tài chính không đáp ứng đủ đòi hỏi của nền kinh tế, thói quan lieu, tham nhũng của một bộ phận công chức, thủ tục hành chính rườm rà, tỷ giá hối đoái không ổn định , tỷ lệ lạm phát cao.
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU VẬT TƯ THIẾT BỊ CỦA CÔNG TY.
Trước xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu như công ty cổ phần MASIMEX muốn tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt đều phải xây dựng cho mình một hướng đi phù hợp, khoa học để vừa tận dụng được các cơ hội của thị trường vừa có thể lé tránh, giảm thiểu được các rủi ro do môi trường khách quan mang lại.
1. Định hướng hoạt động nhập khẩu vật tư thiết bị của công ty.1.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của công ty. 1.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của công ty.
Để công ty không ngừng phát triển trong xu thế đổi mới toàn diện của đất nước và trở thành một công ty mạnh. Ban lãnh đạo công ty đã đề ra những phương hướng cụ thể để phá triển trong những năm tới như sau:
- Từng bước phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu.
Công ty phấn đấu tăng trưởng và phát triển với nhịp độ nhanh hơn, vững chắc và hiệu quả hơn. Liên doanh liên kết, khai thác triệt để cơ sở vật chất và lao động tại công ty. Đầu tư sản xuất, đa dạng hóa các mặt hàng nhập khẩu sao cho bắt kịp yêu cầu của thị trường.
Tăng kim ngạch kinh doãnh uất nhập khẩu, tìm thêm nhiều thị trường tiềm năng. Nâng cao vị thế cạnh tranh của công ty trên thị trường.
- Mở rộng và khai thác thị trường.
Đối với hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu phải đảm bảo an toàn, có hiệu quả, khai thác thế mạnh của các mặt hàng truyền thống, đẩy mạnh xuất khẩu, chuyển dần cơ cấu, mở rộng liên doanh liên kết. Công ty cần có thêm các cơ chế
khuyến khích, biện pháp cụ thể, nhạy bén để nắm bắt nhu cầu phát triển kinh tế, nắm vững chính sách xuất nhập khẩu, chính sách thuế, luật thương mại.
- Xây dựng chiến lược kinh doanh xuất nhập khẩu.
Kết hợp chặt chẽ giữa nhu cầu thị trường với tiềm lực của công ty để đề ra những phương hướng kinh doanh và mục tiêu cụ thể. Đồng thời trong quá trình thực hiện mục tiêu phải luôn điều chỉnh kế hoạch sao cho phù hợp với tình hình biến động của thị trường và các chính sách của nhà nước về xuất khẩu. mục tiêu chiến lược của công ty là mở rộng quy mô kinh doanh mà đặc biệt là từng bước chuyển đổi hơn nữa các hình thức kinh doanh của công ty từ chủ yếu là trung gian sang trực tiếp kinh doanh.
- Mở rộng nguồn hàng xuất nhập khẩu.
Từng bước nghiên cứu tìm tòi những cơ hội kinh doanh mới, những nguồn hàng từ phía đầu nội cũng như đầu ngoại. Khuyến khích các phòng kinh doanh chủ động hơn nữa trong việc tìm kiếm khách hàng và phát triển kinh doanh.