2. Giải pháp hoàn thiện họat dộng nhập khẩu vật tư thiết bị
2.1. Giải pháp hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch nhập khẩu
2.1.1. Xây dựng cơ cấu mặt hàng nhập khẩu phù hợp.
Trong tình hình hiện nay, việc nhập khẩu hàng hóa phục vụ tiêu dùng không còn khả năng phát triển được nữa mà phải giảm dần vì sản xuất trong nước đã gần như thay thế được hàng tiêu dùng ngoại nhập. Ngược lại, trước yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sản xuất trong nước đòi hỏi phải nhập khẩu nhiều vật tư, máy móc, thiế bị cần thiết và có chất lượng cao, kỹ thuật tiên tiến mà trong nước không có khả năng tự cung cấp.
Mặt hàng nhập khẩu của công ty cần phải được xây dựng một cách phù hợp về cơ cấu với nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước. Mặt hàng được chú trọng nhất là nguyên liệu, vật tư, kỹ thuật cho sản xuất hàng công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và nguyên liệu cung cấp cho các đơn vị sản xuất hàng xuất khẩu, máy móc phục vụ xây dựng. Đây là những ngành kinh tế đang phá triển mạnh và có nhu cầu về nguyên liệu, vật tư, thiết bị kỹ thuật lớn phục vụ cho việc phát triển đồng bộ và hiện đại hóa các ngành sản xuất trong nước cả trong thời điểm hiện tại và tương lai.
Điều cốt yếu là phải chọn lựa được những mặt hàng khác nhau với các xu hướng biến động khác nhau để lập kế hoạch mặt hàng. Trong quá trình thực hiện các kế hoạch kinh doanh, nhiều khi mặt hàng nhập khẩu thay đổi không đúng với kế hoạch, do nhu cầu mới nảy sinh trên thị trường. Nếu công ty nhạy bén thì có thể nhanh chóng nắm bắt được những cơ hôi đó và có thể gia tăng khối lượng và giá trị hàng nhập khẩu.
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, tìm được một chỗ đứng trong hàng ngũ những người cung ứng cho các doanh nghiệp sản xuất là cả một nghệ thuật. Công ty đã thực sự đầu tư thời gian, công sức và vật chất cho hoạt động tìm kiến bạn hàng. Hiện nay công ty đang đóng vai trò là nguồn cung ứng chính cho một vài doanh nghiệp sản xuất.
Để mở rộng thị trường nhập khẩu cũng nhưu phát triển nguồn hàng nhập khẩu. Với phương thức chính là nhập ủy thác cho các khách hàng nội địa, công ty có thể thực hiện nghiên cứu nhu cầu trong nước để tìm ra các khách hàng tiềm năng. Sau đó thực hiện liên hệ chào hàng tới những khách hàng này. Khi đã có yều cầu từ phía khách hàng, công ty có thể sử dụng nhiều kênh thông tin qua mạng, qua các đại lý ở nước ngoài để thu thập thông tin của các nguồn hàng có khả năng đáp ứng yêu cầu nhập khẩu. Sau đó cân đối một mức giá cả hợp lý trước khi thựuc hiện hợp đồng.
Bên cạnh đó công ty cần thiết lập quan hệ của mình với những công ty, đối tác nước ngoài khác qua các hôi chợ xúc tiến thương mại.
Công ty có thể giao quyền chủ động tìm kiếm nguồn hàng xuống cho các phòng xuất nhập khẩu để họ hoạt động hiệu quả hơn trong việc tìm kiếm, mở rộng mạng lưới khách hàng.
Mở các văn phòng đại diện ở ngước ngoài, phối hợp hoạt động với Phòng thương mại công nghiệp Việt nam để xúc tiến hoạt động thương mại.
2.1.3. Tìm ra các biện pháp cạnh tranh có hiệu quả hơn.
Trong cơ chế thị trường các doanh nghiệp sẽ vấp phải sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp khác. Vì vậy công ty phải xây dựng một chiến lược cạnh tranh năng động, đảm bảo thích nghi với môi trường bên trong và bên ngoài. Công ty có thể sử dụng các yếu tố cạnh tranh như giá cả, chất lượng, và dịch vụ. Ngoài ra công ty phải thường xuyên cập nhật thông tin về đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu những mặt mạnh, yếu của họ để đề ra các chiến lược kinh doanh đúng đắn để có thể tạo được ưu thế trước những đối thủ cạnh tranh.