Tổng hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dở dang

Một phần của tài liệu Đề tài hoàn thiện công tác hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dược phẩm nam hà (Trang 26)

TK sử dụng: TK 631 “ Giá thành sản xuất”

TK này được dùng để tổng hợp chi phí sản phẩm bao gồm chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.

Bên nợ: Phản ánh trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ và các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ liên quan tới chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ trong kỳ.

Bên có: Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ Kết chuyển giá thành thực tế của sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ

TK này cuối kỳ không có số dư

Phương pháp hạch toán: Trị giá sản phẩm dở dang, ghi: Nợ TK 631:

Có TK 154:

- Trong kỳ kết chuyển các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ theo từng loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ...,ghi:

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Nợ TK 631:

Có TK 621: + Chi phí nhân công trực tiếp: Nợ TK 631:

Có TK 622: + Chi phí sản xuất chung: Nợ TK 631:

Có TK 627:

- Cuối kỳ căn cứ kết quả kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ, ghi bút toán kết chuyển:

Nợ TK 154:

Có TK 631:

Sơđồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp KKĐK

TK 154 TK 631 TK 154

Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ Gía trị sản phẩm dở dang

Kết chuyển hoặc phân bổ chi

phí NVLTT cho từng sản phẩm

TK 622 TK 632

Kết chuyển hoặc phân bổ chi

Kết chuyển gía thành thực tế phí NCTT cho từng sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ TK 627 Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí SXC

* Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang

Việc kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cũng được tiến hành tương tự như trong các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên.

1.2.1.4- Chng t kế toán

Để tập hợp chi phí sản xuất kế toán sử dụng các chứng từ kế toán sau: - Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương sản phẩm, bảng thanh toán tiền thưởng, bảng phân bổ tiền lương BHXH, bảng tính phân bổ khấu hao tài sản cốđịnh, công cụ dụng cụ...

- Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, phiếu thu, phiếu chi… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thẻ kho, hoá đơn giá trị gia tăng, hoá đơn bán hàng, hoá đơn mua hàng ...

- Giấy đề nghị tạm ứng, giấy báo nợ ngân hàng …

1.2.2- Tính giá thành sản phẩm

1.2.2.1- Đối tượng tính giá thành sn phm

Đối tượng tính giá thành sản phẩm là những sản phẩm công việc do doanh nghiệp sản xuất ra cần tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị. Xác định đối tượng tính giá thành có ý nghĩa quan trọng trong hạch toán và trong quản lý, là căn cứ để kế toán mở các tài khoản và các sổ chi tiết, tổ chức ghi chép ban đầu và tập hợp số liệu theo đúng đối tượng.

Cụ thể như trong các doanh nghiệp sản xuất giản đơn hoặc không thể phân chia quá trình sản xuất thành các giai đoạn công nghệ thì đối tượng tính giá thành trong các doanh nghiệp này là các sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất.

Ngược lại, trong các doanh nghiệp mà quy trình sản xuất có thể phân chia thành các giai đoạn công nghệ tại các phân xưởng thì đối tượng tập hợp ở

đây là từng bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc cụm chi tiết sản phẩm. Giá thành sản phẩm cuối cùng được tập hợp trên cơ sở giá thành của các bộ phận cấu thành nên chúng.

Trường hợp doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đơn chiếc hoặc hàng loạt theo đơn đặt hàng thì đối tượng tính giá thành ở đây là sản phẩm cuối cùng theo từng đơn.

Cùng với việc xác định tính giá thành ta cần xác định được kỳ tính giá thành. Kỳ tính giá thành nhằm giúp cho công việc tính giá thành được khoa học, hợp lý và đảm bảo cung cấp số liệu thông tin về giá thành sản phẩm, lao vụ một cách kịp thời, chính xác đồng thời phát huy được vai trò kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm của kế toán. Để xác định được kỳ tính giá thành kế toán phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất và chu kỳ sản phẩm để quy định kỳ tính cho phù hợp với đối tượng tính giá thành sản phẩm.

1.2.2.2- Các phương pháp tính giá thành sn phm

Phương pháp tính giá thành sản phẩm là xác định các chi phí liên quan đến việc sản xuất một khối lượng sản phẩm hoặc thực hiện một công việc dịch vụ. Việc xác định giá thành của từng loại sản phẩm, dịch vụ cũng như giá thành đơn vị của chúng trong thực tế được thực hiện theo nhiều phương pháp khác nhau. Tuỳ theo đặc điểm sản xuất của mình các doanh nghiệp thường áp dụng một trong các phương pháp tính giá thành sau:

Một phần của tài liệu Đề tài hoàn thiện công tác hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dược phẩm nam hà (Trang 26)