154 67.802.997 Người ghi sổ K ế toán tr ưở ng
3.2.3- Hạch toán nguyên vật liệu trực tiếp
Do những chi phí vận chuyển, bốc vác...của Công ty không hạch toán vào giá nguyên vật liệu mà lại tính vào chi phí sản xuất chung là chưa hợp lí nên có những sản phẩm được sản xuất bởi những nguyên vật liệu mua tại chỗ lại phải gán vào chi phí sản phẩm nguyên vật liệu mua ở rất xa.
Vì vậy, để phản ánh chính xác chỉ tiêu giá thành sản phẩm, Công ty cần tính toán đúng chi phí vận chuyển vào giá vật liệu nhập kho và xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật cho sản phẩm. Xây dựng các định mức chi phí nguyên vật liệu theo các yếu tố giá mua một đơn vị vật liệu với các yêu cầu: Cộng chi
phí vận chuyển, bốc xếp trừ chiết khấu từ đó định mức được giá cho một đơn vị nguyên vật liệu trực tiếp.
Trên cơ sở đó xác định định mức lương cho NVL trực tiếp. Để xác định được định mức chi phí NVL trực tiếp căn cứ vào các yếu tố sau:
- Nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất một đơn vị sản phẩm + Mức hao hụt cho phép + Mức sản phẩm hỏng cho phép.
- Định mức giá và lượng NVL trực tiếp được tổng hợp thành định mức chi phí của một đơn vị sản phẩm như sau:
Định mức Định mức Định mức chi phí giá nguyên x lượng nguyên = nguyên vật liệu của vật liệu vật liệu 1 đơn vị sản phẩm Mặt khác, Công ty lại tập hợp chi phí NVL chính phụ và một số công cụ, dụng cụ nhỏ dùng vào sản xuất đều phản ánh vào TK 152 điều này là chưa đúng. Vì vậy, để tránh nhầm lẫn về số lượng, giá trị vật liệu, công cụ dụng cụ, kế toán nên lập riêng cho từng loại vật liệu (vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu...), còn công cụ dụng cụ tồn kho thì nên ghi rõ tên gọi ký hiệu, quy cách đơn vị tính của từng loại.
Trong công tác quản lý NVL: Do chi phí nguyên vật liệu của Công ty chiếm 80% tổng chi phí sản xuất vì thế công tác quản lý nguyên vật liệu cả về số lượng và giá trị là rất cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Do đó, khi nhập kho nguyên vật liệu kế toán cần kiểm nghiệm chất lượng vật tư, quản lý chặt chẽ giá mua nguyên vật liệu từ đó tính toán chính xác giá trị nguyên vật liệu cấu thành trong giá thành sản phẩm.
Bên cạnh đó, kế toán vật liệu và thủ kho phải cung cấp nhanh thông tin, kho phải được sắp xếp khoa học, dễ tìm, dễ thấy.
Với thế mạnh là phòng kế toán Công ty được trang bị một dàn máy vi tính đồng bộ, Công ty nên mở TK cấp II, cấp III theo dõi chi tiết NVL như thế sẽ tăng khả năng truy cập và cung cấp thông tin biến động NVL trong kỳ sản xuất của Công ty.
Như vậy, nếu Công ty quản lý tốt NVL thì chi phí NVL và giá thành sản phẩm sẽ được tính chính xác đúng như thực tế nó có.