Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Mỹ

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (Trang 25)

Thực tế cho thấy, thị trường cho vay tiêu dùng ở Mỹ được xem là phát triển sôi động vào hàng bậc nhất thế giới và có thể nói rằng, không có cho vay tiêu dùng thì nền kinh tế Mỹ không thể phát triển như ngày nay. Theo các nghiên cứu cho thấy cho vay tiêu dùng là một trong các khoản mục mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho các ngân hàng Mỹ. Tuy nhiên, việc đánh giá các khoản cho vay tiêu dùng này lại không hề đơn giản. Bở vì rủi ro không được thanh toán từ các

khoản cho vay tiêu dùng lớn gấp nhiều lần so với các khoản cho vay sản xuất khác.

Điều này được thể hiện rõ nhất từ nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tại Mỹ năm 2007 – 2008 và đã tác động tiêu cực đến thị trường tài chính thế giới. Trong vòng 10 năm trở lại đây thị trường nhà đất phát triển mạnh. Các ngân hàng và TCTD đã bất chấp rủi ro cho vay cả những hợp đồng tín dụng nhà ở dưới chuẩn – subprime, một mảng của cho vay tiêu dùng – thậm chí cho vay cả những khách hàng không có khả năng tài chính. Tệ hại hơn, các tổ chức tài chính phố Wall còn gom các hợp đồng cho vay nhà này theo nhóm rủi ro làm tài sản đảm bảo để phát hành trái phiếu chứng khoán hóa ra thị trường Mỹ và thị trường tài chính thế giới (Mortage backed securites – MBS) với sự đánh bóng của các tổ chức PR và công ty giám định hệ sộ tín nhiệm (CRA). Khi giá bất động sản giảm, một số lớn hợp đồng tín dụng để đảm bảo cho MBS trở thành nợ xấu, MBS mất giá trên thị trường thứ cấp khiến cho ngân hàng và các nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu này lỗ nặng hoặc mất khả năng thanh toán.

Nói cách khác, khủng hoảng diễn ra do hậu quả của những hoạt động thái quá trên thị trường tín dụng Mỹ nói chung và thị trường cho vay tiêu dùng nói riêng. “Tín dụng giống như một loại Doping kích thích tăng trưởng của Mỹ. Nhưng họ đã dùng quá liều, nước Mỹ ngày nay đang cần được điều trị để giải độc” (theo lời nhà kinh tế học Joseph Stiglitz)

Hậu quả của cuộc khủng hoàng là vô cùng nghiêm trọng khi mà suy thoái kinh tế tại Mỹ ngày càng chìm sâu. Trong tháng 11/2008, vay tiêu dùng tại Mỹ đã giảm kỷ lục 7,9 tỷ USD mà nguyên nhân là do người Mỹ ngày càng tiết kiệm cho suy thoái kinh tế nghiêm trọng. Bên cạnh đó, nhà đầu tư không còn vay tiền để mua chứng khoán. Theo Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED), cho vay tiêu dùng trong tháng 11/2008 đã giảm xuống mức 2,57 nghìn tỷ USD, và cũng là lần đầu tiên kể từ năm 1992, vay tiêu dùng có tháng giảm liên tiếp. Tỷ lệ cho vay tiêu dùng trong tháng 11/2008 giảm 3,7%, mức cao nhất kể từ tháng 1/1998. Các

khoản cho vay quay vòng như vay tiền trong thẻ tín dụng giảm 2,8 tỷ USD. Còn vay không quay vòng như cho vay tiền mua ôtô giảm 5,2 tỷ USD. Số nợ quá hạn thanh toán trong số 8 loại hình vay tiền bao gồm cho vay ô tô và cho vay cá nhân tăng 8% so với quý 3/2008, mức cao nhất trong 29 năm. Các công ty bán thẻ tín dụng đang đối mặt nguy cơ vỡ nợ và phải viện đến cứu trợ của chính phủ.

Tuy nhiên vào cuối tháng 11/2008 thì đã bắt đầu có những biến đổi tích cực trong chính sách vực dậy thị trường tài chính của chính phủ Mỹ. Thay vì mua lại các khoản nợ xấu, chính phủ Mỹ đã hướng nguồn vốn đến việc tài trợ các khoản cho vay tiêu dùng, mua sắm, hỗ trợ sinh viên... Cuối tháng 11/2008, Bộ tài chính Mỹ tuyên bố tiếp tục đưa ra các chương trình mới dưới dạng các khoản vay trọn gói mới, thúc đẩy cho vay mua ô tô và giảm chi phí nợ thẻ tín dụng để khôi phục thị trường tài chính tiêu dùng.

Vào đầu năm 2009, Bộ Tài chính Mỹ hợp tác với FED để cung cấp những khoản vay với tổng trị giá lên tới 1.000 tỷ USD dành cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp. Sáng kiến cho vay tiêu dùng và doanh nghiệp mới này là sự mở rộng của một chương trình được FED đưa ra từ tháng 11/2008 với trị giá 200 tỷ USD nhằm vào việc cung cấp nguồn vốn cho các khoản vay cho sinh viên, vay mua xe và thẻ tín dụng.

Đến năm 2010, Mỹ tiếp tục can thiệp mạnh vào thị trường tín dụng và bất động sản. Theo đó, Chính phủ Mỹ xây dựng một gói giải pháp nhằm ngăn chặn nguy cơ đổ vỡ hàng loạt của hàng triệu hợp đồng tín dụng mua nhà tại nước này. Điều tra cho thấy hàng triệu gia đình Mỹ đang đứng trước nguy cơ bị tịch biên tài sản do tổng dư nợ ngân hàng đã lớn hơn so với tài sản thế chấp. Nhằm tránh sự đổ vỡ tín dụng, bảo đảm an sinh xã hội cũng như kích thích thị trường bất động sản, Chính phủ Mỹ đưa ra 2 nhóm giải pháp: Thứ nhất, Cơ quan quản lý nhà của Mỹ (FHA) sẽ bơm khoảng 14 tỷ USD cho các tổ chức vay cầm cố bất động sản, nhằm giúp các tổ chức này giảm nợ cho các gia đình có dư nwoj vượt quá 20% tổng tài sản thế chấp. Theo Tổ chức kiểm toán Moody, có khoảng 15 triệu gia

đình Mỹ rơi vào danh sách này. Thứ hai, đối với những người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, Chính phủ Mỹ sẽ giúp giảm số nợ gốc và nợ lãi phải trả xuống dưới 31% thu nhập hàng tháng.

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w