Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thu nhập và nhu cầu của người dân tăng lên thì quy mô cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng cũng tăng lên. Tuy nhiên, với những khó khăn và biến động khó lường của nền kinh tế trong những năm vừa qua đã gây tác động không nhỏ tới việc mở rộng cho vay tiêu dùng cũng như những ảnh hưởng đáng kể tới thị trường cho vay tiêu dùng của nước ta.
a, Về tỷ trọng cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ.
Đối với Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành thì hoạt động cho vay tiêu dùng vẫn là hoạt động chiếm tỷ trọng nhỏ, dư nợ cho vay tiêu dùng mới chỉ chiếm khoảng 9% tổng dư nợ của Chi nhánh. Chính vì những tác động từ các yếu tố bên ngoài cùng những khó khăn trong việc quản lý và rủi ro của những khoản cho vay này mà trong năm 2010 Chi nhánh có những hạn chế nhất định về dư nợ cho vay tiêu dùng. Tuy nhiên, để đi theo xu hướng chung của hệ thống các ngân hàng khi mà thu nhập của người dân ngày càng cao, cuộc sống này càng đầy đủ và tiện nghi, nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn, Chi nhánh cần có những biện pháp tích cực hơn nữa trong hoạt động cho vay tiêu dùng để ngày càng mở rộng về quy mô cũng như chất lượng khoản vay.
Bảng 8: Tỷ trọng giữa dư nợ cho vay tiêu dùng và tổng dư nợ
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010
Tổng dư nợ 423 758 1.350
Dư nợ CVTD 36 68 97
Tỉ trọng (%) 8,5% 9% 7,2%
( Nguồn từ báo cáo thường niên của chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành)
Bảng 9: Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn vay
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ CVTD 35.961 100 68.242 100 97.220 100 Trong đó:
- Ngắn hạn
- Trung & dài hạn
3.236 32.725 9 91 6.347 61.895 9,3 90,7 9.333 87.887 9,6 90,4
( Nguồn từ báo cáo thường niên của chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành)
Theo như bảng trên ta thấy, tỷ lệ cho vay tiêu dùng trong trung và dài hạn luôn chiếm tỷ trọng cao, chiếm đến gần 91% trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng, trong khi đó ngắn hạn chỉ chiếm khoảng 9%. Lý do là do NHNo&PTNT có danh mục sản phẩm vay tiêu dùng khá hạn chế so với các ngân hàng thương mại khác. Ngân hàng chỉ cung cấp các sản phẩm như: cho vay tiêu dùng phục vụ đời sống, cho vay mua nhà, xây nhà, sửa nhà, cho vay tiêu dùng phục vụ sản xuất. Thêm vào đó, các hình thức quảng bá, marketing không được rầm rộ và hấp dẫn như các ngân hàng khác. Ngoài ra, thủ tục vay vốn vẫn còn nhiều bất cập như: “Nếu cá nhân muốn vay tín chấp thì phải có công đoàn và lãnh đạo công ty đứng ra bảo lãnh với số lượng 10 người nhưng chỉ cho vay tối đa được 50 triệu
đồng/người; còn muốn vay nhiều hơn thì phải có tài sản thế chấp; vay dưới 1 năm, lãi suất vay là 1,4%/tháng, trên 1 năm là 1,5%/tháng”. Chính sách ngân hàng tạo điều kiện hơn cho cho vay tiêu dùng trung và dài hạn nên người dân chủ yếu tới ngân hàng để vay tiền xây dựng sửa chữa nhà ở.