9. Cấu trúc của luận văn
2.2.2. Phương pháp trắc nghiệm thang đo
Đây là một trong những phương pháp quan trọng khi thực hiện đề tài này. Chúng tôi đã sử dụng thang đo (test) để sàng lọc những học sinh có rối loạn lo âu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Tác động của trị liệu nhận thức hành vì đến học sinh Trung học phổ thông có rối loạn lo âu. Vì thế,
bước đầu tiên trong quá trình nghiên cứu chúng tôi điều tra thực trạng rối loạn lo âu ở học sinh bằng thang đo rối loạn lo âu của Zung. Chúng tôi chọn ngẫu nhiên 200 học sinh của 2 khối lớp 10 và 11. Sau đó phát bảng đánh giá lo âu của Zung và yêu cầu các em các em trả lời những câu hỏi đó.
Căn cứ vào kết quả bảng hỏi chúng tôi chọn ra 18 học sinh có mức điểm lo âu từ 40 trở lên để tiến hành phỏng vấn sâu. Sau khi phỏng vấn sâu chọn ra 3 học sinh có rối loạn lo âu để tiến hành trị liệu cá nhân.
Phương tiện điều tra: Chúng tôi sử dụng thang đo lo âu của Zung và thang đo trầm cảm của Beck. Hai thang đo này đã được chuẩn hoá tại Việt Nam và được dùng nhiều trong các nghiên cứu khoa học từ trước đến nay.
Mô tả về thang đo
Thang đo lo âu ZUNG Thang đo trầm cảm của Beck Tên gọi Thang đo lo âu Zung Thang đo trầm cảm của Beck
Tác giả Zung Aron Beck
Mục đích Đánh giá mức độ lo âu Đánh giá mức độ trầm cảm Mô tả Thang đo có 20 câu, trong đó
có 5 câu cần tính điểm ngược lại khi xử lí (5,9,13,17,19).
Thang đo có 21 câu, mỗi câu có từ 4 đến 5 mục nhỏ.
Cách xử lí
Không có: 1 điểm Đôi khi: 2 điểm
Phần lớn thời gian: 3 điểm Hầu hết hoặc tất cả thời gian: 4 điểm Số điểm cao nhất có thể: 80 0: bình thường , từ 1 đến 3 các triệu chứng nặng dần lên Cách thực hiện
Cách tính điểm
Tổng số điểm là 40 trở lên có rối loạn lo âu
Tổng số điểm: < 14: Bình thường
Từ 14 đến 19: trầm cảm nhẹ Từ 20 đến 29: trầm cảm vừa Từ 30 trở lên: trầm cảm nặng