9. Cấu trúc của luận văn
2.1.4. Xây dựng mô hình hành vi –nhận thức và mô hình định hình
trường hợp
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các vấn đề lý luận, chúng tôi tiến hành xây dựng hai mô hình phục vụ cho trị liệu rối loạn lo âu ở học sinh trung học phổ thông. Đây là hai mô hình vừa mang tính tổng hợp, vừa mang tính cụ thể của quá trình trị liệu.
2.1.4.1 Mô hình trị liệu lo âu dựa trên trường phái hành vi – nhận thức
Mô hình trị liệu hành vi – nhận thức cho học sinh Trung học sinh trung học phổ thông bao gồm bốn mô-đun hạt nhân: phát triển danh sách những điều gây nên sợ hãi; học về lo âu; phơi nhiễm và tái cấu trúc nhận thức. Đồng thời có những kỹ thuật đi kèm như thư giãn, hình thành những kỹ năng mới giúp thân chủ có thể cải thiện hành vi và cảm xúc của mình. Dưới đây chúng tôi sẽ trình bày lần lượt những bước cụ thể và các buổi làm việc sẽ diễn ra trong một phiên trị liệu.
Mục tiêu: Mục tiêu của mô-đun này là xây dựng một danh sách những
điều gây nên sợ hãi. Đây sẽ là những phần cơ bản để sau này sử dụng cho phần phơi nhiễm.Thang sợ hãi cũng chính là một phần quan trọng trong bốn mô-đun của cốt lõi của trị liệu lo âu.
Công cụ: Thang sợ hãi, nhiệt kế sợ hãi.
Điều cần làm: Thiết lập danh sách các nỗi sợ và tránh làm cho lo lắng
tăng thêm hoặc mối quan tâm đến các phần. Mô-đun này chỉ yêu cầu các vấn đề sợ hãi của thân chủ được sắp xếp một cách có trình tự bởi vì cần thiết cho các bài tập sau này. Thực tế nó có thể tốt hơn để mô tả thang sợ hãi như là cách đo lường sự lo lắng của một người hoặc mức độ sợ hãi. Nếu thân chủ khó khăn với bài tập này thì thang đo sợ hãi có thể được phát triển chậm trong các buổi gặp tiếp theo của tiến trình trị liệu.
Công việc phải làm ở buổi trị liệu:
Gặp riêng thân chủ để nói về những ý tưởng và kế hoạch sẽ làm trong buổi làm việc. Nội dung, thời gian cụ thể với mỗi phần. Thông tin này góp phần tăng thêm niềm tin cho thân chủ vì có thể dự báo được tiến trình và thời gian của buổi trị liệu. Sau đó, thảo luận về những thắc mắc của thân chủ và bắt đầu chương trình làm việc.
Thực hiện:
Nhấn mạnh tầm quan trọng của tính trung thực một cách triệt để nhất có thể. Giải thích cách thức làm thang sợ hãi - một phần quan trọng quá trình làm việc, thân chủ và nhà trị liệu cần phải làm việc cùng nhau, thân chủ sẽ làm tốt hơn với lo lắng của chính bản thân họ.
Chắc chắn rằng thân chủ sử dụng được nhiệt kế sợ hãi. Nhà trị liệu cần làm ví dụ vài lần để giúp thân chủ có thể sử dụng được nhiệt kế sợ hãi. Nhiệt kế sợ hãi là một công cụ quan trọng và cần thiết để thân chủ có thể xây dựng được thang đo sợ hãi của mình.
Làm việc cùng nhau để thiết lập danh sách các tác nhân kích thích gây sợ hãi trong phạm vi chẩn đoán ban đầu hoặc những vấn đề chính yếu. Ví dụ: nếu ám sợ xã hội là vấn đề chủ yếu của lo âu thì danh sách vấn đề chỉ bao gồm mối quan hệ xã hội. Nếu vấn đề chủ yếu là rối loạn đau, thì danh sách sẽ chỉ là những vấn đề liên quan đến rối loạn đau.
Đối với vấn đề chính của chẩn đoán, xác định các tác nhân kích thích gây sợ hãi càng nhiều càng tốt (tình huống, cảm giác, nỗi ám ảnh, tín hiệu). Nếu mục tiêu là một ám sợ riêng biệt (ám sợ đặc hiệu, ám sợ xã hội), cố gắng thử phân cấp các kích thích càng cụ thể càng tốt. Nếu không, chỉ cần tạo ra sự đa dạng về các vấn đề nhưng phải luôn nằm trong mục tiêu chính (tức là những vấn đề đó sẽ là mục tiêu của trị liệu).
Khi thân chủ đồng ý đối với mỗi vấn đề, cần viết lên một tấm thẻ và để qua một bên. Tiếp tục quá trình cho đến khi đi hết các vấn đề cần trị liệu.
Sau khi đã có danh sách sợ hãi, cần đọc to từng cái một và sử dụng nhiệt kế sợ hãi để đo mức độ sợ hãi của thân chủ đối với từng vấn đề.
Khi đã đánh giá được mức độ sợ hãi đối với mỗi vấn đề, thân chủ cần sắp xếp các tấm thẻ theo mức độ từ thấp đến cao. Nếu không có được thẻ đánh giá gần như mọi cấp độ thì nên chú ý đến các tấm thẻ có mức độ từ 4 – 6 để xác định được các vấn đề có mức độ khác nhau.
b. Học về lo âu
Mục tiêu: Mục tiêu của phần này là giáo dục thân chủ về lo âu, từ đó
xây dựng nhân tố cơ bản để thực hành phơi nhiễm, truyền cho thân chủ sự lạc quan về những tình huống của chính bản thân và khuyến khích thân chủ tham gia trị liệu. Đây là mô-đun hạt nhân của trị liệu lo âu.
Điều cần làm:Truyền đạt những ý nghĩ về lo âu và lo âu là hệ thống
báo động của cơ thể. Nó được dự báo bởi những phản ứng cơ thể mang lại.Vì vậy, không phải tất cả những kinh nghiệm về lo âu đều là xấu, lo âu quá mức giống như một báo động nhầm.
Công cụ: Hình ảnh minh họa về cảm xúc, bài tập về lo âu Thực hiện:
Bước đầu tiên nói với thân chủ về lo lắng của thân chủ trong ngày hôm nay và định nghĩa về lo âu. Gợi ý một vài từ có ý nghĩa gần giống như “lo âu”. Khen ngợi những câu trả lời của thân chủ và hợp nhất những ý trả lời đó để giúp thân chủ có khái niệm về lo âu là gì.
Giải thích lo âu có ba phần. Phần đầu tiên là chúng ta cảm thấy như thế nào khi lo âu đến (những cảm giác của cơ thể), như thở nhanh, tim đập mạnh, căng cơ, run, đổ mồ hôi,… Sử dụng hình ảnh minh họa về cảm xúc đã được chuẩn bị trước cho thân chủ nam hoặc nữ hoặc có thể vẽ ra. Đặt một vài câu hỏi để giúp thân chủ dán nhãn cho những cảm xúc diễn ra đối với từng bộ phận khác nhau của cơ thể khi lo âu.
Phần thứ hai là chúng ta nghĩ gì khi lo âu đến (triệu chứng của suy nghĩ), nghĩ về những điều khủng khiếp sẽ xảy ra. Vào thời điểm này, đó là ý tưởng tốt để làm vài bài tập nhưng phải chắc chắn rằng thân chủ biết ý nghĩ đó là gì. Sử dụng trang thứ 3 của felling worksheet hoặc vẽ những hình hoạt hình với đám mây trên đầu và yêu cầu thân chủ viết những ý nghĩ xuất hiện khi lo âu vào đám mây đó. Cố gắng đưa ra những ví dụ về những ý nghĩ lo lắng xuất hiện tại thời điểm gần đây.
Phần ba của lo âu là điều bạn làm khi bạn lo lắng (triệu chứng hành vi). Chẳng hạn như rời khỏi hoặc cố gắng thoát khỏi nơi mà làm cho chúng ta lo lắng hoặc sợ hãi. Nói với thân chủ cách mà chúng ta thường làm và tìm hiểu xem thân chủ làm gì khi sợ hãi. Nếu cần thiết, cho thêm vài ví dụ, không quên khen ngợi thân chủ. Nhà trị liệu cảm thấy đã dành rất nhiều thời gian cho phần làm việc này thì nên dừng buổi làm việc tại đây.
Đưa mô hình lo âu cho thân chủ xem để thân chủ có thể ghi nhớ được ba phần của lo âu.
Học về LA
SUY NGHĨ
CẢM XÚC HÀNH VI (đánh,
bay, đông cứng)
Chỉ ra rằng lo âu là một cảm xúc bình thường mà tất cả mọi người đều phải trải qua. Chúng ta có thể xem lo âu như một báo động. Hỏi xem thân chủ có thể nghĩ về lo âu như một điều gì khác với báo động không? Hỏi thân chủ xem báo động đó cho ta liên tưởng đến điều gì (báo động để giúp chúng ta biết nguy hiểm sắp xảy ra), khen ngợi sự nỗ lực của thân chủ về những ví dụ của báo động và điều thân chủ đã làm.
Giải thích lo âu là một trong những phản ứng đặc biệt của cơ thể. Nó được thiết kế rất hoàn hảo, có hai giai đoạn của lo âu. Đầu tiên, nó báo cho ta biết nguy hiểm có thể đến và thứ hai giúp ta biết rằng nguy hiểm xuất hiện ở đâu.
Ví dụ: Khi chúng ta lo lắng hệ thống báo động của chúng ta hoạt động, theo hai mức độ. Đầu tiên, hệ thống báo động sẽ báo mọi thứ nguy hiểm có thể xảy ra. Nó có thể giống như đèn vàng mang thông tin “xem kìa chuẩn bị dừng lại”. Có bao giờ bạn cảm thấy bạn biết những điều tồi tệ sắp sửa xảy ra? Đúng vậy, đó là báo động cảnh báo bạn.
Cấp độ thứ hai hệ thống báo động nói với bạn rằng nguy hiểm ở đây ngay bây giờ. Ở cấp độ này nó giống như đèn đỏ, để cảnh báo chúng ta sẽ gặp rắc rối nếu không dừng lại.
Hỏi thân chủ liệu lo âu là tốt hay xấu. Gợi ý bằng những câu hỏi tại sao thân chủ nghĩ như vậy về lo âu. Khen ngợi và khẳng định thân chủ đúng, nhưng sau đó phản hồi lại ý kiến thân chủ liệu rằng lo lắng có thể bao gồm tốt và xấu.
Nếu thân chủ không chắc chắn lo âu là tốt, nhà trị liệu sử dụng tiếp các câu hỏi để đi đến chức năng /bản chất tự nhiên của lo âu. Thảo luận với thân chủ về điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không lo âu. Ngưỡng lo âu của chúng ta quá kém có thể gây nên nguy hiểm vì không lường trước được những hậu quả khi thực hiện một hành động nào đó. Minh họa điều này bằng cách đưa ra một ví dụ khi qua đường không nhìn đường thì điều gì sẽ xảy ra (thân chủ có thể chạy trước ô tô hoặc lao vào ô tô… nhưng thân chủ vẫn rất bình tĩnh trong khi điều này xảy ra.) Nhấn mạnh thường thì lo âu là một hành động giống như là một báo động cảnh báo giúp bảo vệ chúng ta trước những nguy hiểm, và thường là một cảm giác tốt vì có thể giúp chúng ta không phải rơi vào những tình huống nguy hiểm hoặc bị tổn thương.
Tuy nhiên khi lo âu quá mức sẽ ảnh hưởng đến các chức năng cuộc sống hàng ngày, làm cho ta có cảm giác khó chịu và gây khó khăn với bản thân. Lo âu quá mức được xem là những báo động nhầm của cơ thể. Thảo luận với thân chủ như thế nào là báo động nhầm. Thân chủ không thể trả lời câu hỏi cần giải thích báo động nhầm thực tế không có điều gì xấu xảy ra. Chẳng hạn như khi báo động về một đám cháy đang xảy ra nhưng thật ra không có cháy. Chắc chắn thân chủ hiểu sự khác nhau giữa báo động nhầm và báo động thật. Có thể minh họa bằng một bức tranh một ngôi nhà có khói thuốc bốc lên nhưng không có lửa và một ngôi nhà lửa cháy thật sự hoặc một bức tranh thân chủ lo lắng vì con chó to và thân chủ lo lắng khi thấy con chó con. Chỉ ra báo động thật và báo động nhầm.
hãi rằng các mối nguy hiểm đang thực sự hiện diện. Khi có quá nhiều báo động nhầm, sự lo lắng vượt ra khỏi tầm kiểm soát, và điều đó trở nên có hại với chính chúng ta. Về sau cứ gặp phải kích thích sợ hãi (kích thích có điều kiện), thì bản thân sẽ tiên đoán về hệ quả có thể nhận được đối với kích thích đó dẫn đến phản ứng của cơ thể là lo âu. Khi lo âu tìm cách tránh kích thích đó và cảm giác lo âu giảm dần điều này làm cho chúng ta mất đi cơ hội trải nghiệm những cảm xúc hợp lý. Từ đó chúng ta học được cách cứ gặp kích thích gây lo âu thì tránh và như thế lo âu ngày càng gia tăng.
Nói với thân chủ mục tiêu làm việc cùng nhau để loại bỏ những lo lắng không tốt, giúp thân chủ có những trải nghiệm hợp lý để hệ thống báo động của cơ thể chỉ bật khi báo động thật sự. Giúp thân chủ học cách kiểm soát báo động nhầm. Cách tốt nhất để đối phó với lo âu là học cách phân biệt sự khác nhau giữa báo động nhầm và báo động thật. Đề nghị thân chủ tìm những ví dụ về điều này.
Nếu thân chủ chưa chắc chắn, giải thích rằng cách kiểm tra tốt nhất bạn hãy nhìn vào một tình huống sợ hãi thật sự của chính bản thân - tình huống mà thân chủ đang né tránh. Hãy để thân chủ nhìn vào chính tình huống đó và hỏi xem nếu điều đáng sợ mà bạn nghĩ sẽ xảy ra thì thực sự điều gì sẽ xảy ra.
Thảo luận về vai trò của né tránh và nguyên lý của lo âu. Trốn tránh tình huống sợ hãi thì ngay lúc đó lo âu sẽ giảm. Vì thế hành vi trốn tránh sẽ được củng cố, củng cố sau mỗi hành vi có thể làm gia tăng hành vi trong tương lai. Do vậy, khi ta trốn tránh lo âu tạm thời thì nó sẽ duy trì và làm lo âu ngày càng tăng mạnh trong tương lai. Lo âu càng tăng thì hành vi né tránh càng được củng cố. Chính điều này làm cho những báo động nhầm của cơ thể ngày càng được tăng cao. Thảo luận với thân chủ để đi đến điểm quan trọng là vì sao chúng ta cần phải luyện tập.
Cho thân chủ biết rằng muốn kiểm soát được lo lắng phải mất rất nhiều thời gian dành cho thực hành và thật sự không gì có thể thay thế. Nó giống
như khi ta muốn giỏi một môn thể thao thì cần phải tập luyện liên tục và chăm chỉ. Giải thích rằng luyện tập lo âu chính là luyện tập để đối mặt với những vấn đề lo âu hiện tại của thân chủ. Nhà trị liệu cùng thân chủ kiểm tra xem liệu rằng điều đáng sợ đó là báo động nhầm hay báo động thật. Sử dụng ví dụ để thân chủ có thể nói ra những điều đáng sợ cần được thực hành, làm thế nào để có thể thực hành từng bước một trong một loạt những điều gây sợ hãi đó.
Sử dụng câu hỏi để đi đến những ý tưởng bài thực hành, từng bước nhỏ cho đến khi có thể thực hiện những bước lớn hơn.
Cuối cùng, giới thiệu ý tưởng của giám sát: giám sát giống như là thu thập manh mối hoặc bằng chứng để chống lại lo âu của thân chủ.
Danh sách kiểm tra: Nhà trị liệu đánh giá nhanh xem thân chủ tiếp thu trị
liệu như thế nào.
Thân chủ hiểu lo âu có ba phần
Thân chủ hiểu lo âu là hệ thống báo động tự nhiên của cơ thể
Thân chủ hiểu hệ thống báo động gồm hai mức độ
Thân chủ hiểu nếu lo âu quá mức giống như báo động nhầm
Thân chủ hiểu giá trị của sự luyện tập
Thân chủ hiểu chiến lược của phép đo lo âu cần thu thập manh mối
Hoạt động vui vẻ hoặc thời gian chia sẻ tích cực cuối buổi trị liệu
c. Phơi nhiễm – tiếp cận dần lo âu
Mục tiêu: Giúp thân chủ kiểm soát lo âu và có phương pháp tự trị liệu
cho mình khi có lo âu.
Thực hiện:
Đầu tiên, giải thích với thân chủ khi gặp phải tình huống lo âu, thân chủ sẽ tìm cách tránh, khi đó lo âu từ mức cao nhất sẽ giảm xuống một cách nhanh chóng.
Tuy nhiên, việc né tránh các tình huống gây sợ sẽ củng cố hành vi né tránh của thân chủ và lần sau cứ thấy tình huống gây sợ thân chủ sẽ tránh chính điều này làm lo lắng của thân chủ ngày càng tăng cao.
Giải thích để thân chủ hiểu thực hành tiếp xúc là cách thân chủ chấp nhận trải nghiệm với những tình huống gây sợ. Tuy nhiên, ban đầu sẽ là những