Một số mô hình định hình trường hợpcơ bản

Một phần của tài liệu Tác động của trị liệu hành vi - nhận thức đến học sinh Trung học phổ thông có rối loạn lo âu dựa trên định hình trường hợp (Trang 33)

9. Cấu trúc của luận văn

1.5.3. Một số mô hình định hình trường hợpcơ bản

Xây dựng hoàn thành một định hình trường hợp các bộ phận sau đây phải được kết nối với nhau một cách hợp lý:

- Đề xuất giả thuyết dựa trên những lý thuyết trị liệu về cơ chế gây nên các vấn đề và rối loạn của bệnh nhân

- Nguồn gốc của cơ chế

Mô hình định hình trƣờng hợp cơ bản:

Mô hình định hình trƣờng hợp của Persons (2007)

 Bước 0: Lấy dữ liệu

 Bước 1: Phát triển danh sách vấn đề  Bước 2: Chẩn đoán

 Bước 3: Chọn mô hình

 Bước 4: Cá nhân hóa định hình trường hợp, dùng các mô hình lý thuyết để áp dụng cho từng bệnh nhân cụ thể

 Bước 5: Đề nghị giả thuyết nguyên nhân các vấn đề của thân chủ, tìm hiểu nguyên nhân và các vấn đề, quan hệ nhân quả, tìm hiểu cơ chế vì sao dẫn đến nguyên nhân và dẫn đến các vấn đề của thân chủ.

 Bước 6: Phát triển kế hoạch trị liệu dựa trên định hình trường hợp (mục tiêu cơ bản của định hình trường hợp).

CHƢƠNG 2

QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Quy trình nghiên cứu

2.1.1. Kế hoạch nghiên cứu

Kế hoạch nghiên cứu từ tháng 06/2011 đến 5/2012

TT Thời gian Nội dung nghiên cứu

1 6/2011 - Chính xác hóa tên đề tài, vấn đề nghiên cứu

2 6/2011 – 7/2011

- Tìm tài liệu, dịch tài liệu

- Gửi thư xin phép đến trường THPT Marie Curie thành phố Hồ Chí Minh.

3 7/ 2011 – 10 / 2011 - Hoàn thiện phần cơ sở lí luận của đề tài.

- Trị liệu cho học sinh tại trường THPT Marie Curie. 4 11/ 2011 – 5/ 2012 - Hoàn thiện và bảo vệ luận văn.

2.1.2. Địa điểm nghiên cứu

Trường Trung học Phổ thông Marie Curie là một trường phổ thông trung học công lập ở Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một trong những trường trung học lâu đời nhất của Sài Gòn và là trường duy nhất không thay đổi tên ban đầu do người Pháp đặt. Trường được đặt tên theo nhà khoa học Marie Curie.

Quá trình hoạt động

Trường Marie Curie bắt đầu mở cửa từ năm 1918, là trường dành riêng cho nữ sinh.Năm 1997, trường được chuyển thành trường THPT bán công.Trước đây, trường từng là trường THPT lớn nhất Việt Namvới hơn 5000 học sinh mỗi năm. Trường dạy hai ca sáng và chiều với tổng cộng 90 đến 100 lớp trong hơn 50 phòng học. Hiện nay, để tăng chất lượng giáo dục, trường đang giảm dần sĩ số. Hiện trường có hơn 3000 học sinh với trên 70 lớp.Năm 2007, trường được đổi lại thành trường THPT công lập.

Điều kiện giảng dạy

Tuy là một trường bán công, trường Marie Curie là một trong số các trường có chất lượng đào tạo, thi cử và kỷ luật cao.Hiện giờ, cùng với trường THPT Lê Hồng Phong và THPT Nguyễn Thị Minh Khai, trường là một trong ba trường THPT có dạy Pháp văn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 2 lớp Pháp văn và 2 lớp song ngữ (Anh – Pháp) trong tổng số 25 lớp mỗi khối.

Trường có tám dãy phòng học: A, B, C, D, E, F. Dãy lớn nhất là dãy F, nơi đặt các phòng thí nghiệm Sinh, Hóa, Lý, hội trường, phòng lab, phòng vi tính, điện gia dụng và dinh dưỡng cùng nhà thi đấu thể thao. Các phòng học đều được trang bị microphone cho giáo viên.Một số phòng còn được lắp máy điều hòa nhiệt độ.

Kể từ năm 2000 tỉ lệ đậu tốt nghiệp THPT luôn thuộc loại cao của thành phố (trên 98%) và năm sau luôn cao hơn năm trước.

Phong trào văn nghệ

Trường Marie Curie còn có những phong trào về âm nhạc khá sôi nổi.Đội văn nghệ của trường tham gia dự giải Chú Ve Con và đạt giải cao trong những năm gần đây.Khoảng tháng 11 hàng năm, trường lại tổ chức đêm ca nhạc truyền thống quy tụ nhiều ca sĩ nổi tiếng với mục đích tạo sân chơi cho các bạn học sinh đồng thời quyên góp quỹ từ thiện. Đội văn nghệ của trường sinh hoạt vào sáng chủ nhật hàng tuần với sự tham gia của rất nhiều bạn học sinh với nhiều hoạt động bổ ích.

Phòng tƣ vấn học đƣờng

Trường Marie Curie là một trong những trường có mô hình tư vấn học đường đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh.Đây chính là điều kiện thuận lợi để chúng tôi làm việc với học sinh.Vì học sinh đã quen với việc xuống phòng tư vấn khi có chuyện buồn và bế tắc. Chính vì thế, tạo điều kiện thuận lợi cho

chúng tôi trong quá trình làm việc. Các em không cảm thấy quá bỡ ngỡ vì đã có những hiểu biết nhất định về tham vấn học đường.

2.1.3. Giới thiệu chung về quá trình thực hành

 Giai đoạn 1: Gửi thư xin phép và trình bày nội dung của luận văn và mong nhận được sự hợp tác từ nhà trường.

 Giai đoạn 2: Đánh giá sàng lọc 200 học sinh do nhà trường lựa chọn của khối lớp 10 và 11.

 Giai đoạn 3: Làm việc với những học sinh có rối loạn lo âu đã thông qua sàng lọc về những quy định của trị liệu và gửi thư xin phép sự chấp thuận của bố mẹ cho con của họ được trị liệu.

 Giai đoạn 4: Tiến hành can thiệp với các bệnh nhân có rối loạn lo âu.

2.1.4. Xây dựng mô hình hành vi – nhận thức và mô hình định hình trường hợp trường hợp

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các vấn đề lý luận, chúng tôi tiến hành xây dựng hai mô hình phục vụ cho trị liệu rối loạn lo âu ở học sinh trung học phổ thông. Đây là hai mô hình vừa mang tính tổng hợp, vừa mang tính cụ thể của quá trình trị liệu.

2.1.4.1 Mô hình trị liệu lo âu dựa trên trường phái hành vi – nhận thức

Mô hình trị liệu hành vi – nhận thức cho học sinh Trung học sinh trung học phổ thông bao gồm bốn mô-đun hạt nhân: phát triển danh sách những điều gây nên sợ hãi; học về lo âu; phơi nhiễm và tái cấu trúc nhận thức. Đồng thời có những kỹ thuật đi kèm như thư giãn, hình thành những kỹ năng mới giúp thân chủ có thể cải thiện hành vi và cảm xúc của mình. Dưới đây chúng tôi sẽ trình bày lần lượt những bước cụ thể và các buổi làm việc sẽ diễn ra trong một phiên trị liệu.

Mục tiêu: Mục tiêu của mô-đun này là xây dựng một danh sách những

điều gây nên sợ hãi. Đây sẽ là những phần cơ bản để sau này sử dụng cho phần phơi nhiễm.Thang sợ hãi cũng chính là một phần quan trọng trong bốn mô-đun của cốt lõi của trị liệu lo âu.

Công cụ: Thang sợ hãi, nhiệt kế sợ hãi.

Điều cần làm: Thiết lập danh sách các nỗi sợ và tránh làm cho lo lắng

tăng thêm hoặc mối quan tâm đến các phần. Mô-đun này chỉ yêu cầu các vấn đề sợ hãi của thân chủ được sắp xếp một cách có trình tự bởi vì cần thiết cho các bài tập sau này. Thực tế nó có thể tốt hơn để mô tả thang sợ hãi như là cách đo lường sự lo lắng của một người hoặc mức độ sợ hãi. Nếu thân chủ khó khăn với bài tập này thì thang đo sợ hãi có thể được phát triển chậm trong các buổi gặp tiếp theo của tiến trình trị liệu.

Công việc phải làm ở buổi trị liệu:

Gặp riêng thân chủ để nói về những ý tưởng và kế hoạch sẽ làm trong buổi làm việc. Nội dung, thời gian cụ thể với mỗi phần. Thông tin này góp phần tăng thêm niềm tin cho thân chủ vì có thể dự báo được tiến trình và thời gian của buổi trị liệu. Sau đó, thảo luận về những thắc mắc của thân chủ và bắt đầu chương trình làm việc.

Thực hiện:

 Nhấn mạnh tầm quan trọng của tính trung thực một cách triệt để nhất có thể. Giải thích cách thức làm thang sợ hãi - một phần quan trọng quá trình làm việc, thân chủ và nhà trị liệu cần phải làm việc cùng nhau, thân chủ sẽ làm tốt hơn với lo lắng của chính bản thân họ.

 Chắc chắn rằng thân chủ sử dụng được nhiệt kế sợ hãi. Nhà trị liệu cần làm ví dụ vài lần để giúp thân chủ có thể sử dụng được nhiệt kế sợ hãi. Nhiệt kế sợ hãi là một công cụ quan trọng và cần thiết để thân chủ có thể xây dựng được thang đo sợ hãi của mình.

 Làm việc cùng nhau để thiết lập danh sách các tác nhân kích thích gây sợ hãi trong phạm vi chẩn đoán ban đầu hoặc những vấn đề chính yếu. Ví dụ: nếu ám sợ xã hội là vấn đề chủ yếu của lo âu thì danh sách vấn đề chỉ bao gồm mối quan hệ xã hội. Nếu vấn đề chủ yếu là rối loạn đau, thì danh sách sẽ chỉ là những vấn đề liên quan đến rối loạn đau.

 Đối với vấn đề chính của chẩn đoán, xác định các tác nhân kích thích gây sợ hãi càng nhiều càng tốt (tình huống, cảm giác, nỗi ám ảnh, tín hiệu). Nếu mục tiêu là một ám sợ riêng biệt (ám sợ đặc hiệu, ám sợ xã hội), cố gắng thử phân cấp các kích thích càng cụ thể càng tốt. Nếu không, chỉ cần tạo ra sự đa dạng về các vấn đề nhưng phải luôn nằm trong mục tiêu chính (tức là những vấn đề đó sẽ là mục tiêu của trị liệu).

 Khi thân chủ đồng ý đối với mỗi vấn đề, cần viết lên một tấm thẻ và để qua một bên. Tiếp tục quá trình cho đến khi đi hết các vấn đề cần trị liệu.

 Sau khi đã có danh sách sợ hãi, cần đọc to từng cái một và sử dụng nhiệt kế sợ hãi để đo mức độ sợ hãi của thân chủ đối với từng vấn đề.

 Khi đã đánh giá được mức độ sợ hãi đối với mỗi vấn đề, thân chủ cần sắp xếp các tấm thẻ theo mức độ từ thấp đến cao. Nếu không có được thẻ đánh giá gần như mọi cấp độ thì nên chú ý đến các tấm thẻ có mức độ từ 4 – 6 để xác định được các vấn đề có mức độ khác nhau.

b. Học về lo âu

Mục tiêu: Mục tiêu của phần này là giáo dục thân chủ về lo âu, từ đó

xây dựng nhân tố cơ bản để thực hành phơi nhiễm, truyền cho thân chủ sự lạc quan về những tình huống của chính bản thân và khuyến khích thân chủ tham gia trị liệu. Đây là mô-đun hạt nhân của trị liệu lo âu.

Điều cần làm:Truyền đạt những ý nghĩ về lo âu và lo âu là hệ thống

báo động của cơ thể. Nó được dự báo bởi những phản ứng cơ thể mang lại.Vì vậy, không phải tất cả những kinh nghiệm về lo âu đều là xấu, lo âu quá mức giống như một báo động nhầm.

Công cụ: Hình ảnh minh họa về cảm xúc, bài tập về lo âu Thực hiện:

 Bước đầu tiên nói với thân chủ về lo lắng của thân chủ trong ngày hôm nay và định nghĩa về lo âu. Gợi ý một vài từ có ý nghĩa gần giống như “lo âu”. Khen ngợi những câu trả lời của thân chủ và hợp nhất những ý trả lời đó để giúp thân chủ có khái niệm về lo âu là gì.

 Giải thích lo âu có ba phần. Phần đầu tiên là chúng ta cảm thấy như thế nào khi lo âu đến (những cảm giác của cơ thể), như thở nhanh, tim đập mạnh, căng cơ, run, đổ mồ hôi,… Sử dụng hình ảnh minh họa về cảm xúc đã được chuẩn bị trước cho thân chủ nam hoặc nữ hoặc có thể vẽ ra. Đặt một vài câu hỏi để giúp thân chủ dán nhãn cho những cảm xúc diễn ra đối với từng bộ phận khác nhau của cơ thể khi lo âu.

 Phần thứ hai là chúng ta nghĩ gì khi lo âu đến (triệu chứng của suy nghĩ), nghĩ về những điều khủng khiếp sẽ xảy ra. Vào thời điểm này, đó là ý tưởng tốt để làm vài bài tập nhưng phải chắc chắn rằng thân chủ biết ý nghĩ đó là gì. Sử dụng trang thứ 3 của felling worksheet hoặc vẽ những hình hoạt hình với đám mây trên đầu và yêu cầu thân chủ viết những ý nghĩ xuất hiện khi lo âu vào đám mây đó. Cố gắng đưa ra những ví dụ về những ý nghĩ lo lắng xuất hiện tại thời điểm gần đây.

 Phần ba của lo âu là điều bạn làm khi bạn lo lắng (triệu chứng hành vi). Chẳng hạn như rời khỏi hoặc cố gắng thoát khỏi nơi mà làm cho chúng ta lo lắng hoặc sợ hãi. Nói với thân chủ cách mà chúng ta thường làm và tìm hiểu xem thân chủ làm gì khi sợ hãi. Nếu cần thiết, cho thêm vài ví dụ, không quên khen ngợi thân chủ. Nhà trị liệu cảm thấy đã dành rất nhiều thời gian cho phần làm việc này thì nên dừng buổi làm việc tại đây.

 Đưa mô hình lo âu cho thân chủ xem để thân chủ có thể ghi nhớ được ba phần của lo âu.

Học về LA

SUY NGHĨ

CẢM XÚC HÀNH VI (đánh,

bay, đông cứng)

 Chỉ ra rằng lo âu là một cảm xúc bình thường mà tất cả mọi người đều phải trải qua. Chúng ta có thể xem lo âu như một báo động. Hỏi xem thân chủ có thể nghĩ về lo âu như một điều gì khác với báo động không? Hỏi thân chủ xem báo động đó cho ta liên tưởng đến điều gì (báo động để giúp chúng ta biết nguy hiểm sắp xảy ra), khen ngợi sự nỗ lực của thân chủ về những ví dụ của báo động và điều thân chủ đã làm.

 Giải thích lo âu là một trong những phản ứng đặc biệt của cơ thể. Nó được thiết kế rất hoàn hảo, có hai giai đoạn của lo âu. Đầu tiên, nó báo cho ta biết nguy hiểm có thể đến và thứ hai giúp ta biết rằng nguy hiểm xuất hiện ở đâu.

Ví dụ: Khi chúng ta lo lắng hệ thống báo động của chúng ta hoạt động, theo hai mức độ. Đầu tiên, hệ thống báo động sẽ báo mọi thứ nguy hiểm có thể xảy ra. Nó có thể giống như đèn vàng mang thông tin “xem kìa chuẩn bị dừng lại”. Có bao giờ bạn cảm thấy bạn biết những điều tồi tệ sắp sửa xảy ra? Đúng vậy, đó là báo động cảnh báo bạn.

Cấp độ thứ hai hệ thống báo động nói với bạn rằng nguy hiểm ở đây ngay bây giờ. Ở cấp độ này nó giống như đèn đỏ, để cảnh báo chúng ta sẽ gặp rắc rối nếu không dừng lại.

 Hỏi thân chủ liệu lo âu là tốt hay xấu. Gợi ý bằng những câu hỏi tại sao thân chủ nghĩ như vậy về lo âu. Khen ngợi và khẳng định thân chủ đúng, nhưng sau đó phản hồi lại ý kiến thân chủ liệu rằng lo lắng có thể bao gồm tốt và xấu.

 Nếu thân chủ không chắc chắn lo âu là tốt, nhà trị liệu sử dụng tiếp các câu hỏi để đi đến chức năng /bản chất tự nhiên của lo âu. Thảo luận với thân chủ về điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không lo âu. Ngưỡng lo âu của chúng ta quá kém có thể gây nên nguy hiểm vì không lường trước được những hậu quả khi thực hiện một hành động nào đó. Minh họa điều này bằng cách đưa ra một ví dụ khi qua đường không nhìn đường thì điều gì sẽ xảy ra (thân chủ có thể chạy trước ô tô hoặc lao vào ô tô… nhưng thân chủ vẫn rất bình tĩnh trong khi điều này xảy ra.) Nhấn mạnh thường thì lo âu là một hành động giống như là một báo động cảnh báo giúp bảo vệ chúng ta trước những nguy hiểm, và thường là một cảm giác tốt vì có thể giúp chúng ta không phải rơi vào những tình huống nguy hiểm hoặc bị tổn thương.

 Tuy nhiên khi lo âu quá mức sẽ ảnh hưởng đến các chức năng cuộc sống hàng ngày, làm cho ta có cảm giác khó chịu và gây khó khăn với bản thân. Lo âu quá mức được xem là những báo động nhầm của cơ thể. Thảo luận với

Một phần của tài liệu Tác động của trị liệu hành vi - nhận thức đến học sinh Trung học phổ thông có rối loạn lo âu dựa trên định hình trường hợp (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)