KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.2.1 Dung trọng đất
Bảng 3.1. Hiệu quả của phân hữu cơ lên dung trọng đất thí nghiệm tại vườn chôm chôm.
Nghiệm thức Dung trọng đất (g/cm3)
Tầng (0-10 cm) Tầng (10-20 cm)
Bón theo nông dân (nghiệm thức 1) Bã bùn mía + Tricho (nghiệm thức 2) Biogas + Tricho (nghiệm thức 3) Phân trùn + Tricho (nghiệm thức 4) Cúc dại + Tricho (nghiệm thức 5) CV (%) LSD0.05 1,11 a 1,00 b 1,05 ab 1,06 ab 1,07 ab 4,94 % 0,1031 1,10 a 1,14 a 1,14 a 1,11 a 1,12 a 2,28 % 0,05954 Kết quả trình bày ở bảng 3.1 cho thấy, dung trọng đất tầng 0-10 cm cao nhất là nghiệm thức bón theo nông dân (1,11 g/cm3 ) có khác biệt ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức bã bùn mía + Tricho, nhưng chưa có sự khác biệt ý nghĩa thống kê so với ba nghiệm thức còn lại, dung trọng đất ở tầng này biến động trong khoảng 1,00 – 1,11 g/cm3 ta có thể nói đất này mới được xới có hàm lượng chất hữu cơ ở mức trung bình theo thang đánh giá dung trọng đất của N.A.Karchinski (1965) trích trong bài giảng Phì Nhiêu Đất và Phân Bón của Đỗ Thị Ren (1999), phù hợp phát triển của vườn chôm chôm, từ những kết quả trên ta thấy dung trọng thấp nhất khi bón bã bùn mía + Tricho (1,00 g/cm3) nên dung trọng của đất vẫn cải thiện được khi ta bón nhiều bã bùn mía + Tricho giúp cải thiện tầng mặt và làm đất tơi xốp hơn. Như vậy, việc bón phân hữu cơ làm cho tầng đất mặt được cải thiện, đất ít bị nén dẽ hơn so với không bón phân hữu cơ. Dung trọng đất được cải thiện giúp tăng khả năng thoáng khí, giúp cho rễ cây trồng phát triển thuận lợi.
Ở tầng 10-20 cm, dung trọng đất không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên từ kết quả ở bảng 3.1 ta thấy, khi bón phân hữu cơ + Tricho thì dung trọng cao hơn so với nghiệm thức bón theo nông dân, điều này chứng tỏ khi cung cấp các dạng phân hữu cơ lần đầu chỉ mới tác dụng ở tầng mặt chưa đủ lượng và thời gian để có thể cải thiện tầng đất bên dưới. Đất liếp vườn trồng chôm chôm 17 năm vẫn chưa nén dẽ, dung trọng có khuynh hướng tăng khi xuống sâu tầng bên dưới (so sánh với kết quả nghiên cứu của Võ Thị Gương và ctv (2004) trên các liếp vườn trồng cam quýt tại Cần Thơ có tuổi liếp từ 16 đến 30 năm), nhưng nó vẫn chưa đạt ngưỡng đất bị nén dẽ và ít ảnh hưởng bất lợi đến sự phát triển của bộ rễ (theo thang đánh giá dung trọng đất của N.A.Karchinski, 1965).