Magenisum trao đổi (Mg)

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của luân canh cây họ đậu và chất hữu cơ đến khả năng khóang hóa đạm và hô hấp đất trên đất (Trang 32)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1.7 Magenisum trao đổi (Mg)

Kết quả trình bày ở hình 3.9 cho thấy, ở giai đoạn 3 tháng đầu hàm lượng Mg trao đổi tại vườn chôm chôm thuộc nhóm trung bình (Theo thang đánh giá magnesium trao đổi của Marx và Steven, 1999).

Hình 3.9. Hiệu quả của phân hữu cơ đến hàm lượng Magnesium trong đất trên vườn chôm chôm.

Trong đó, hàm lượng Mg khi bón bã bùn mía + Tricho là cao nhất (1,14 meq/100g đất) có khác biệt ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức bón theo nông dân nhưng chưa có sự khác biệt ý nghĩa so với ba nghiệm thức còn lại. Sau 6 tháng hàm lượng Mg gia tăng, cao nhất ở nghiệm thức cúc dại + Tricho (1,95 meq/100g đất) không có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê so với nghiệm thức bã bùn mía + Tricho nhưng có sự khác biệt ý nghĩa thống kê so với ba nghiệm thức còn lại. Sau 12 tháng bón phân hữu cơ hàm lượng Mg giảm rất nhiều, giảm hơn so với 3 tháng, trong đó cao nhất là nghiệm thức bã bùn mía + Tricho (1,04 meq/100g đất) và không có sự

khác biệt ý nghĩa so với nghiệm thức bón theo nông dân, nhưng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với ba nghiệm thức còn lại.

Điều này cho thấy, các nguyên tố trung lượng đã được cây trồng hấp thu qua nhiều năm canh tác, mặc khác cũng do quá trình tưới dinh dưỡng Mg bị rửa trôi và sự mất cân đối trong khi bón phân cũng làm ảnh hưởng đến hàm lượng Mg trong đất. Do đó để gia tăng năng suất và chất lượng cây ăn trái thì cần thiết phải cung cấp thêm dinh

dưỡng trung lượng cho cây. Mg hữu dụng cho cây trồng dưới dạng trao đổi hoặc hoà

tan trong nước, sự hấp thu Mg của cây tuỳ thuộc vào nồng độ Mg hiện diện trong đất, pH đất, mức độ bão hoà Mg.

3.1.8 Kẽm (Zn)

Kết quả trình bày ở hình 3.10 cho thấy, sau 3 tháng bón phân hữu cơ hàm lượng

Zn cao nhất là biogas + Tricho (8,26 ppm) và bã bùn mía + Tricho (7,76 ppm) có sự khác biệt ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức bón theo nông dân, nghiệm thức phân trùng và nghiệm thức cúc dại.

Hình 3.10. Hiệu quả của phân hữu cơ đến hàm lượng Zn trong đất trên vườn chôm chôm.

Ở giai đoạn 6 tháng sau khi bón phân hữu cơ hàm lượng Zn tăng cao, cao nhất là nghiệm thức biogas + Tricho (20.23 ppm) có sự khác biệt ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức bón theo nông dân, nghiệm thức phân trùng và nghiệm thức cúc dại nhưng chưa có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê so với nghiệm thức bã bùn mía. Đến 12 tháng sau khi bón phân hữu cơ hàm lượng Zn tăng cao nhất là nghiệm thức bã bùn mía + Tricho (17,97 ppm) có sự khác biệt ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức

bón theo nông dân, nghiệm thức phân trùng và nghiệm thức cúc dại nhưng chưa có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê so với nghiệm thức biogas + Tricho.

Sau khi thu hoạch xong, ta lại tiếp tục bón phân hữu cơ cho liếp vườn chôm chôm trong vụ sau, sau 6 tháng ta thấy hàm lượng Zn khi bón biogas + Tricho (16,73ppm) cao nhất có sự khác biệt ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại.

Kết quả này cho thấy trong phân hữu cơ bón vào cung cấp một lượng Zn khá lớn cho đất, đặc biệt ở nghiệm thức bón biogas + Tricho có hàm lượng kẽm cao nhất so với các loại phân hữu cơ còn lại. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Võ Thị Gương và ctv (2004), khi bổ sung phân hữu cơ vào đất giúp tăng hàm lượng đạm hữu cơ dễ phân hủy và đạm hữu dụng trong đất, cung cấp thêm cho đất thêm một số nguyên tố vi lượng cần thiết cho cây trồng như Cu, Zn,…

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của luân canh cây họ đậu và chất hữu cơ đến khả năng khóang hóa đạm và hô hấp đất trên đất (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w