KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1.5 Kali trao đổi (K)
Kết quả trình bày ở hình 3.7 cho thấy, sau 3 tháng bón phân hữu cơ hàm lượng kali chỉ ở mức trung bình so với thang đánh giá hàm lượng cation bazơ trao đổi trong đất (Nguồn Agricultural Compendium, 1989) trong đó hàm lượng kali gia tăng nhiều
nhất là khi bón nghiệm thức cúc dại + Tricho (0,73 meq/100g đất) khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức bón theo nông dân và nghiệm thức biogas + Tricho nhưng chưa thấy có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê so với nghiệm thức bã bùn mía + Tricho và nghiệm thức phân trùn + Tricho.
Hình 3.7. Hiệu quả của phân hữu cơ đến hàm lượng kali trao đổi trong đất trên vườn chôm chôm.
Ở giai đoạn 6 tháng sau bón phân hữu cơ hàm lượng kali giảm thấp nhất ở nghiệm thức phân trùn + Tricho (0,24 meq/100g) nhưng chưa có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê giữa các nghiệm thức. Sau 12 tháng hàm lượng kali lại gia tăng nhưng thấp nhất là nghiệm thức bón theo nông dân có khác biệt ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức bón phân hữu cơ. Điều này là do hàm lượng phân vô cơ khi bón vào đất cây không hấp thu hết và được keo đất tích lũy dần. Mặc khác, Kali không phải là nguyên tố xa xỉ, không bị mất do bốc hơi nên cây không hấp thu khi tích lũy dần trong đất.
Theo kết quả phân tích mẫu đất đầu vụ cho thấy hàm lượng kali trao đổi đều nằm trong mức trung bình theo thang đánh giá hàm lượng kali trao đổi trong đất của
Kyuma (1976). Khi bón theo nông dân (0,3 kg K2O/cây/năm) hàm lượng kali thấp hơn
bón theo khuyến cáo (1,7kg K2O/cây/năm) nên ta thấy hàm lượng kali bón theo nông
dân thấp hơn bón theo phân hữu cơ, hàm lượng kali ở đầu vụ cao hơn giữa vụ do sử dụng lượng kali của cuối vụ trước. Mặc khác,hàm lượng kali trong phân hữu cơ khá cao đặc biệt cúc dại kali > 3,1% khi bón với lượng lớn 20 tấn/ha cung cấp rất lớn cho đất.
Đất vườn trồng cây ăn trái được lên liếp lâu năm, hàm lượng kali trao đổi thấp và lượng kali không được bồi đắp từ phù sa, trong khi cây ăn trái có nhu cầu cao về kali, vì thế, để tăng cường khả năng chống chịu với các điều kiện bất lợi và gia tăng phẩm chất thì cần thiết phải đáp ứng đầy đủ kali cho vườn cây ăn trái, nhất là nguồn từ phân hữu cơ.