Đạm hữu dụng trong đất

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của luân canh cây họ đậu và chất hữu cơ đến khả năng khóang hóa đạm và hô hấp đất trên đất (Trang 26)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1.3.2Đạm hữu dụng trong đất

* N-NH4

Kết quả trình bày ở hình 3.4 cho thấy, khi bón phân hữu cơ có bổ sung nấm Trichoderma sau 3 tháng hàm lượng N-NH4+ gia tăng đáng kể, cao nhất là nghiệm thức biogas có bổ sung nấm Tricho (45,31 mg/kg đất) khác biệt có ý nghĩa thống kê với nghiệm thức bã bùn mía và nghiệm thức cúc dại có bổ sung nấm Tricho, nhưng chưa thấy có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê với hai nghiệm thức còn lại. Đến giai

đoạn giữa vụ và cuối vụ hàm lượng đạm hữu dụng khi bón phân hữu cơ có bổ sung nấm Tricho có khuynh hướng thấp xuống và thấp hơn so với nghiệm thức bón theo nông dân nhưng chưa thấy có sự khác biệt ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức bón theo nông dân và các nghiệm thức còn lại. Hàm lượng đạm hữu dụng có khuynh

hướng thấp xuống là do N-NH4+ chỉ thích hợp trong khoảng pH hẹp từ 5-6 nếu pH

thấp hơn hoặc cao hơn đều làm giảm khả năng hoạt động của nấm và vi sinh vật mà pH của điểm thí nghiệm nhỏ hơn 4 nên khả năng phân hủy các chất hữu cơ trở thành đạm hữu dụng cho cây trồng giảm xuống.

Hình 3.4. Hiệu quả của phân hữu cơ đến hàm lượng đạm hữu dụng trong đất trên vườn chôm chôm.

Tương tự, sau khi thu hoạch xong ta tiến hành bón phân hữu cơ có bổ sung nấm Tricho để cung cấp đạm hữu dụng cho đất trong vụ sau (chu kỳ thứ hai). Ở giai đoạn 3 tháng và 6 tháng bón phân hữu cơ lượng đạm hữu dụng ở các nghiệm thức bón phân hữu cơ thấp xuống và cao nhất là nghiệm thức bón theo nông dân (32.54 mg/kg đất) có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê so với các nghiệm thức bón phân hữu cơ. Nguyên nhân là do nghiệm thức bón theo nông dân sử dụng hàm lượng đạm 2,2 kgN/cây/năm cao hơn so với khuyến cáo 1,5 kgN/cây/năm.

Kết quả trên phù hợp với kết quả nghiên cứu của Võ Thị Gương và ctv (2004), khi bổ sung phân hữu cơ vào đất giúp tăng hàm lượng đạm hữu cơ dễ phân hủy và đạm hữu dụng trong đất.

* N-NO3

Kết quả trình bày ở hình 3.5 cho thấy, 3 tháng sau khi bón phân hữu cơ có bổ

dân (111,17 mg/kg) có sự khác biệt ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại,

hàm lượng N-NO3 khi bón phân hữu cơ + Tricho thấp hơn so với nghiệm thức bón

theo nông dân do lượng phân đạm vô cơ bón theo nông dân (2,2 kgN/cây/năm) cao hơn nhiều so với khuyến cáo (1,5 kgN) và hàm lượng đạm ở giai đoạn này thấp do đây là giai đoạn nghỉ của vi sinh vật nên phân hữu cơ chưa được vi sinh vật phân hủy thành đạm hữu dụng để cung cấp cho cây trồng.

Hình 3.5. Hiệu quả của bón phân hữu cơ đến hàm lượng đạm hữu dụng trong đất trên vườn chôm chôm.

Ở giai đoạn 6 tháng bón phân hữu cơ vi sinh vật đã phân hủy hết lượng phân hữu

cơ nên lượng N-NO3 trong phân hữu cơ tăng lên rất nhiều, cao nhất là nghiệm thức cúc dại + Tricho (544,08 mg/kg) khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức bón theo nông dân và chưa thấy có sự khác biệt ý nghĩa với các nghiệm thức còn lại, hàm

lượng N-NO3 trong nghiệm thức phân trùng thấp nhất là do phân trùng có khả năng

phân hủy chất hủy chất hữu cơ nhanh nên vi sinh vật sử dụng chúng làm năng lượng để tổng hợp cơ thể. Ở giai đoạn 12 tháng và 6 tháng của chu kỳ hai bón phân hữu cơ hàm lượng N-NO3 giảm thấp xuống, có thể là do rửa trôi, do cây trồng và vi sinh vật lấy đi,… cao nhất là đối chứng (79,09 mg/kg), và giữa các nghiệm thức chưa thấy có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê.

Tương tự sau 3 tháng bón phân hữu cơ của chu kỳ hai hàm lương N-NO3 tăng cao

có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê. Có thể là do vi sinh vật ở cuối vụ trước phân hủy chất hữu cơ và cung cấp lại cho đất một lượng lớn đạm hữu dụng. Mặc khác, do

hàm lượng phân bón vô cơ theo nông dân 2,2 kgN cao hơn so với khuyến cáo 1,5 kgN do đó hàm lượng N-NO3 tăng.

Kết quả trên phù hợp với kết quả nghiên cứu của Võ Thị Gương và ctv (2004), khi bổ sung phân hữu cơ vào đất giúp tăng hàm lượng đạm hữu cơ dễ phân hủy và đạm hữu dụng trong đất.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của luân canh cây họ đậu và chất hữu cơ đến khả năng khóang hóa đạm và hô hấp đất trên đất (Trang 26)