Các nhân tố thúc đẩy việc gia nhập Tòa án Hình sự Quốc tế của Việt Nam

Một phần của tài liệu Tòa án Hình sự Quốc tế và khả năng gia nhập của Việt Nam (Trang 52)

3.1. Các nhân tố thúc đẩy việc gia nhập Tòa án Hình sự Quốc tế của Việt Nam Việt Nam

Hòa bình, ổn định và phát triển là mục tiêu mà toàn thể nhân loại hướng tới, cũng là niềm mơ ước của nhân dân Việt Nam trong suốt quá trình hình thành lịch sử dân tộc, trong đó, hoà bình, ổn định là cơ sở cho sự phát triển thịnh vượng của mỗi quốc gia, khu vực và toàn thế giới.

Hiện nay, với sự quốc tế hoá đời sống xã hội, sự giao lưu, hội nhập của các lợi ích quốc gia và sự xuất hiện của các hình thức tội ác xuyên quốc gia có tổ chức và phức tạp đã khiến cuộc đấu tranh chống tội phạm trở thành mối quan tâm quốc tế và đòi hởi các quốc gia phải phối hợp hành động.

Việt Nam tin rằng, trong bối cảnh đó, sự ra đời của Quy chế Rome có ý nghĩa to lớn trong việc thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia trong cuộc đấu tranh chống lại tội ác. Trên cơ sở pháp lý của Quy chế Rome, sự thành lập Tòa án Hình sự Quốc tế với mục đích bổ sung cho hệ thống tư pháp quốc gia, ngăn ngừa và trừng trị các tội phạm quốc tế (tội ác chiến tranh, tội ác chống nhân loại, tội ác diệt chủng và tội ác xâm lược), góp phần gìn giữ hoà bình, an ninh quốc tế là vô cùng cần thiết.

Về phía Việt Nam, là nạn nhân của nhiều hành động tội ác do các thế lực thù địch trên thế giới gây ra, do đó, hơn ai hết, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam một mặt ủng hộ tất cả mọi hoạt động nhằm ngăn chặn, đẩy lùi và loại trừ các tội ác trên ra khỏi đời sống xã hội, xây dựng một thế giới hoà bình, hữu nghị và thân thiện nhưng đồng thời đòi hỏi hoạt động của thiết chế

51

trên đây phải đảm bảo tính độc lập, khách quan và hiệu quả trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của các quốc gia.

Từ trước đến nay, Việt Nam là quốc gia luôn luôn giương cao ngọn cờ đấu tranh bảo vệ quyền con người, bảo vệ công lý. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trước đây nay là nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam luôn luôn thể hiện sự nhất quán về quan điểm, đường lối chính sách trong việc đấu tranh vì sự tự do, hạnh phúc của con người, vì một thế giới không có tội ác. Quá trình đấu tranh cách mạng ở Việt Nam qua các giai đoạn cách mạng dân tộc, cách mạng dân chủ, chúng ta luôn luôn đặt mục tiêu giải phóng dân tộc, phát triển đất nước trong mối quan hệ với việc đề cao, tôn trọng và bảo vệ quyền con người thông qua chính sách hình sự cụ thể. Có thể nói, lịch sử Việt Nam hiện đại là lịch sử không ngừng phát triển nhằm loại bỏ những trở ngại cho sự phát triển theo hướng nhân văn, gắn liền với việc tôn trọng và đề cao quyền tự do và phẩm gia của dân tộc và con người.

Hệ thống quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam - từ Cương lĩnh chính trị năm 1930 đến văn kiện các Đại hội Đảng toàn quốc tiếp theo, đặc biệt là từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đến nay và các văn kiện Hội nghị Trung ương, cho thấy hệ thống quan điểm chính sách trên đây ngày càng được hoàn thiện. Trước những thách thức mới của thời đại, trong đó có vấn đề tội phạm, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh trách nhiệm tích cực đóng góp cho hoạt động ở các diễn đàn quốc tế, tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu, ủng hộ cuộc đấu tranh nhằm loại trừ hoàn toàn vũ khí hạt nhân và những phương tiện giết người hàng loạt khác. Tiếp tục đường lối đối ngoại đó, Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) đã kịp khẳng định yêu cầu mở rộng quan hệ quốc tế về tương trợ tư pháp, về phòng chống tội

52

phạm và các tệ nạn xã hội. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng đã tiếp tục nhấn mạnh tích cực tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu, ủng hộ và cùng thế giới đấu tranh nhằm loại trừ hoàn toàn vũ khí hạt nhân, vũ khí sinh học và phương tiện chiến tranh hiện đại khác nhằm giết người hàng loạt, bảo vệ hoà bình, chống nguy cơ chiến tranh và chạy đua vũ trang, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và quyền tự lựa chọn con đường phát triển của dân tộc trên thế giới; góp phần xây dựng trật tự chính trị, kinh tế quốc tế dân chủ công bằng.

Có thể nói, những quan điểm, đường lối, chính sách trên đây của Đảng và Nhà nước phù hợp với mục đích hoạt động của Toà án Hình sự Quốc tế - một thiết chế tư pháp quốc tế được lập ra trên cơ sở quy định của Quy chế Rome với chức năng điều tra, truy tố, và xét xử những cá nhân là tội phạm chiến tranh, tội phạm chống nhân loại, tội diệt chủng và tội xâm lược.

Trên thực tế, trong suốt quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Việt Nam đã luôn cố gắng xây dựng, củng cố và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa với một định hướng rõ ràng là mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân luôn luôn được tôn trọng và bảo đảm. Tất cả đều hướng tới xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đẩy mạnh quá trình cải cách tư pháp với một mục tiêu rõ ràng là xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Trong hợp tác quốc tế nói chung, với chính sách đối ngoại mở rộng, đa phương hoá, đang dạng hoá các quan hệ quốc tế; tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực, nhiệm vụ trọng tâm của công tác đối ngoại

53

của Chính phủ Việt Nam là giữ vững môi trường hoà bình, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới của đất nước góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Trong lĩnh vực tư pháp nói riêng, Đảng và Nhà nước ta cũng luôn chủ trương tăng cường hợp tác quốc tế. Việt Nam khẳng định luôn tôn trọng các giá trị tiến bộ của Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền. Cho đến nay, Việt Nam đã tham gia nhiều công ước quốc tế về quyền con người, liên quan đến chức năng điều tra, truy tố và xét xử của Toà án Hình sự Quốc tế, đó là: Công ước không áp dụng những hạn chế luật định đối với tội phạm chiến tranh và tọi ác chống nhân loại (1965); Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng (1948); Công ước về ngăn chặn và trừng trị tội Apartheid (1973) v.v...

Hiện nay, Việt Nam ngày càng đóng vai trò quan trọng trên các diễn đàn quốc tế và khu vực, đang cùng các quốc gia khác tham gia tích cực vào quá trình giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu, bao gồm cả những vấn đề thuộc lĩnh vực tư pháp. Chính vì vậy, hoàn thiện chính sách hợp tác quốc tế về tư pháp đang được đặt ra như một tất yếu khách quan và luôn luôn được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm bởi vì tăng cường hợp tác quốc tế về tư pháp vừa là một nhu cầu tất yếu vừa là sự bảo đảm cho việc thực hiện có hiệu quả sự hợp tác quốc tế trong nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế, thương mại, khoa học-kỹ thuật, trao đổi và phát triển văn hoá, giao lưu dân sự. Trong mối liên hệ đó, nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới và chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã và đang đặt ra việc nghiên cứu, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp, về đấu tranh phòng chống tội phạm, về giải quyết các loại tranh chấp trên cơ sở tôn trọng và đảm bảo độc lập, chủ quyền an ninh quốc

54

gia; tổ chức thực hiện tốt các công ước quốc tế, hiệp định tương trợ tư pháp và các hiệp định hợp tác phòng chống tội phạm mà chúng ta đã ký kết hoặc tham gia; tiếp tục nghiên cứu và ký kết các công ước quốc tế khác bao gồm cả Quy chế Rome nhằm góp phần bảo vệ sự ổn định của trật tự thế giới vì nền công lý và nền hoà bình của nhân loại. Cho đến nay, Việt Nam đã có sự chuẩn bị sẵn sàng cho việc gia nhập Tòa án Hình sự Quốc tế và có sẵn các cơ chế và văn bản pháp luật cần thiết cho việc thực hiện Quy chế Rome, đặc biệt là Luật tương trợ tư pháp – cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện các yêu cầu tương trợ tư pháp và các yêu cầu hợp tác của Tòa.

Như vậy, cả trong hệ thống quan điểm cũng như hành động thực tiễn, Việt Nam luôn luôn nhất quán và kiên định theo đuổi mục tiêu đấu tranh vì công lý vì sự tiến bộ và phát triển của nhân loại. Đối với Việt Nam, gia nhập Quy chế Rome hoàn toàn phù hợp với những mục tiêu, nhiệm vụ nói trên.

Việc gia nhập Tòa án Hình sự Quốc tế thể hiện cam kết của Việt Nam trong việc ngăn ngừa và trừng trị tội phạm quốc tế, giúp Việt Nam tự bảo vệ mình và nhân dân mình chống lại các tội phạm quốc tế và đảm bảo công lý cho nạn nhân. Đồng thời, nếu tham gia Quy chế Rome là một xu thế chung của các quốc gia, việc tham gia Quy chế Rome sẽ góp phần xây dựng hình ảnh một Việt Nam chủ động, tích cực trong quá trình đấu tranh bảo vệ công lý và hoà bình thế giới vì sự bình yên và tiến bộ chung của nhân loại.

55

Một phần của tài liệu Tòa án Hình sự Quốc tế và khả năng gia nhập của Việt Nam (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)