không độc lập và khách quan theo những thủ tục quy định được luật quốc tế thừa nhận và được thực hiện theo những cách thức và trong những hoàn cảnh cụ thể là mâu thuẫn với ý định đưa người này ra xét xử.
1.5. Những điều kiện tiên quyết cho việc thực hiện quyền xét xử của Tòa án Tòa án
Đây là một vấn đề gây nhiều tranh cãi và thảo luận trong quá trình soạn thảo Quy chế Rome. Trong văn kiện cuối cùng, Quy chế đã quy định một cơ chế, theo đó Tòa án sẽ bắt đầu xem xét thẩm quyền của mình theo một trong ba trường hợp khi vụ việc được chuyển đến cho công tố viên:
- Bởi sự đệ trình của Hội đồng Bảo an theo đúng thẩm quyền được quy định tại Chương VII Hiến chương Liên Hợp Quốc.
- Bởi đề nghị của một quốc gia thành viên bất kỳ của Quy chế Rome. - Bởi một hành vi điều tra độc lập của Công tố viên trước khi Tòa được phép thực hiện quyền xét xử.
Đối với hai trường hợp sau, Quy chế ghi nhận quyền tài phán tự động của Tòa đối với những quốc gia là thành viên của Quy chế (Điều 12.1). Theo đó, Tòa sẽ thực hiện quyền xét xử nếu một hoặc một số quốc gia sau đây là thành viên của Quy chế, đó là quốc gia nơi hành vi phạm tội được thực hiện hoặc hành vi được thực hiện trên boong tàu thủy hay máy bay của nước nơi máy bay hoặc tàu thủy đó đăng ký (nguyên tắc lãnh thổ) hoặc quốc gia nơi kẻ phạm tội là công dân (nguyên tắc quốc tịch).
28
Trong trường hợp những quốc gia như trên không phải là thành viên của Quy chế nhưng chấp nhận thẩm quyền xét xử của Tòa thì Tòa vẫn có quyền xét xử.
1.5.1. Sự đệ trình của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc
Theo Điều 13(b) của Quy chế Rome, Tòa có thể thực hiện quyền xét xử của mình trong ”trường hợp mà có một hay nhiều tội phạm xuất hiện được Hội đồng Bảo an đệ trình lên cho Công tố viên theo đúng Chương VII của Hiến chương Liên Hợp Quốc”. Tuy nhiên với quyền phủ quyết của các thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an thì thẩm quyền này sẽ bị hạn chế nếu như một trong số năm thành viên thường trực phủ quyết. Điều đó không những hạn chế thẩm quyền mà còn ảnh hưởng đến tính độc lập của Tòa.
Dự thảo cuối cùng phản ánh một giải pháp có tính dung hòa do đoàn đại biểu Singapore đưa ra. Theo Điều 16, trong thời hạn 12 tháng khi Hội đồng Bảo an đã thông qua một nghị quyết căn cứ theo Chương VII Hiến chương, Tòa không thể mở một cuộc điều tra. Những thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an vì thế không thể gây khó dễ cho việc điều tra của Tòa bằng việc áp dụng quyền phủ quyết (veto). Hơn nữa, Hội đồng Bảo an phải thực hiện một bước có tính khẳng định bằng việc thông qua một nghị quyết của mình nếu họ muốn ngăn chặn sự khởi đầu của việc truy tố Tòa tiến hành.
1.5.2. Đề nghị của quốc gia thành viên
Tòa cũng có quyền xét xử đối với một tội phạm được viện dẫn tại Quy chế khi một quốc gia thành viên đệ trình vụ việc lên trước Tòa phù hợp với Điều 14. Một quốc gia thành viên sẽ phải đệ trình kèm theo đó tất cả những tài liệu có liên quan đến vụ việc càng nhiều càng tốt. Kinh nghiệm từ những
29
điều ước quốc tế về nhân quyền đã cho thấy, cho đến nay cơ chế dựa trên sự yêu cầu của các quốc gia thường ít sử dụng đúng mức, bởi lẽ các quốc gia ít khi sử dụng biện pháp này vì những lý do về chính trị và ngoại giao. Do vậy, dường như hầu hết các công việc của Tòa án sẽ được thực hiện thông qua đệ trình của Hội đồng Bảo an hơn là khiếu nại của các quốc gia.
1.5.3. Điều tra độc lập của các Công tố viên
Căn cứ theo Điều 15, Công tố viên có thể mở một cuộc điều tra dựa trên những thông tin về tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa. Công tố viên sẽ phải phân tích tính nguy hiểm của những thông tin về tội phạm mà mình nhận được và vì vậy họ được trao cho quyền nhận những thông tin về tội phạm từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm các quốc gia, các cơ quan của Liên Hợp Quốc, tổ chức quốc tế liên chính phủ hoặc phi chính phủ và những nguồn đáng tin cậy khác.
Quan điểm về một Công tố viên với quyền điều tra độc lập bị phản đối mạnh mẽ bởi bốn trong số thành viên thường trực của Liên Hợp Quốc (trừ Anh) và một số quốc gia như Ấn Độ và Pakistan. Những đoàn đại biểu này đã nhấn mạnh đến khả năng lợi dụng thẩm quyền của Công tố viên và tình trạng bị xúi giục bởi những động cơ chính trị. Từ đó, Quy chế đã có nhiều điều khoản để đảm bảo quá trình truy tố này. Trên cơ sở đề xuất của Đức và Argentina, nếu kết luận rằng có những cơ sở chắc chắn để mở một cuộc điều tra, Công tố viên trước tiên phải chuyển vụ việc cùng tất cả những tài liệu có liên quan cho Hội đồng Tiền xét xử xem xét để nhận được sự đồng ý cho mở cuộc điều tra. Tòa này có nghĩa vụ xem xét rằng có những lý do xác đáng để tiến hành cụôc điều tra và vụ việc đó có thuộc thẩm quyền của Tòa hay không
30
để từ đó quyết định tiến hành cuộc điều tra. Đây có thể được coi là một bước quan trọng trong việc hình thành một Tòa án độc lập.
Trong trường hợp bộ phận Tiền xét xử từ chối trao quyền điều tra, Công tố viên vẫn có thể tiếp tục đề nghị Hội đồng xem xét lại quyết định đó nếu như họ xuất trình được những bằng chứng mới.
1.5.4. Sự đồng ý của các quốc gia thành viên
Sự đệ trình của Hội đồng Bảo an về một trường hợp vi phạm trước Tòa là không cần tính đến sự đồng ý của những quốc gia liên quan và được coi là một điều kiện tiền đề cho việc thực hiện thẩm quyền xét xử của Tòa. Đây là một quyền vốn có của Hội đồng Bảo an căn cứ theo Chương VII Hiến chương Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, Tòa sẽ không đương nhiên có thẩm quyền xét xử đối với những vụ việc do yêu cầu của một quốc gia thành viên bất kỳ hoặc dựa trên cơ sở sự điều tra độc lập của Công tố viên. Trường hợp này, Quy chế Rome yêu cầu hai quốc gia nơi hành vi phạm tội thực hiện hoặc quốc gia mà kẻ phạm tội là công dân phải là thành viên của Quy chế. Nếu hai quốc gia nói trên không phải là thành viên của Quy chế Rome thì Tòa vẫn có quyền xét xử nếu như một hoặc các quốc gia đó chấp nhận thẩm quyền của Tòa đối với một vụ việc cụ thể.
1.5.5. Sự không thừa nhận quyền xét xử của Tòa án
Theo khoản 2 Điều 19, một bị cáo hoặc một người đã nhận được giấy triệu tập của Tòa; một quốc gia có thẩm quyền tài phán đối với một vụ việc, dựa trên cơ sở cho rằng quốc gia đó đang tiến hành điều tra hay truy tố hoặc đã điều tra hay truy tố đối với vụ việc đó; hoặc một quốc gia mà không phải là thành viên của Quy chế nhưng chấp nhận thẩm quyền xét xử của Tòa có thể
31
yều cầu xem xét không chấp nhận đối với thẩm quyền xét xử của Tòa hoặc khả năng chấp nhận vụ việc của Tòa. Sự phản đối này sẽ được thực hiện trước hoặc vào lúc bắt đầu cuộc xét xử.
32
Chƣơng 2: QUAN HỆ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA ÁN HÌNH SỰ QUỐC TẾ