Sắc ký lỏng là quá trình tách xảy ra trên cột tách với pha tĩnh là chất rắn hoặc chất lỏng và pha động là chất lỏng (sắc ký lỏng - rắn, lỏng-lỏng). Mẫu phân tích
29
đƣợc chuyển lên cột tách dƣới dạng dung dịch. Khi tiến hành chạy sắc ký, các chất phân tích đƣợc phân bố liên tục giữa pha động và pha tĩnh. Trong hỗn hợp các chất phân tích, do cấu trúc phân tử và tính chất lí hoá của các chất khác nhau, nên khả năng tƣơng tác của chúng với pha tĩnh và pha động khác nhau, chúng di chuyển với tốc độ khác nhau và tách ra khỏi nhau [10].
2.2.1.1 Pha tĩnh trong sắc ký lỏng [3]
Trong LC, pha tĩnh (stationary phase) chính là chất nhồi cột làm nhiệm vụ tách hỗn hợp chất phân tích. Đó là những chất rắn, xốp và kích thƣớc hạt rất nhỏ, từ 3-7µm. Tuỳ theo bản chất của pha tĩnh, trong phƣơng pháp sắc ký lỏng pha liên kết thƣờng chia làm 2 loại: sắc ký pha thƣờng (NP-HPLC) và sắc ký pha đảo (RP- HPLC). Khi dùng chất nhồi cột có cỡ hạt nhỏ hơn đƣờng kính hạt 1,7 µm, chịu đƣợc áp suất cao lên tới 700 atm làm tăng độ phân giải và giảm thời gian phân tích đó là những ƣu điểm của sắc ký lỏng UPLC (Ultra Performance Liquid Chromatography).
2.2.1.2 Pha động trong sắc ký lỏng [3]
Có thể chia pha động làm hai loại: là pha động có độ phân cực cao và pha động có độ phân cực thấp.
Loại thứ nhất có thành phần chủ yếu là nƣớc, tuy nhiên để phân tích các chất hữu cơ, cần thêm các dung môi để giảm độ phân cực. Pha động loại này đƣợc dùng trong sắc ký pha ngƣợc.
Loại thứ hai là các dung môi ít phân cực nhƣ cychlorpentan, n-pentan, n- heptan, n-hexan, 2-chloropropan, cacbondisulfua (CS2), CCl4, toluene…Tuy nhiên pha động một thành phần đôi khi không đáp ứng đƣợc khả năng rửa giải, ngƣời ta thƣờng phối hợp 2 hay 3 dung môi để có đƣợc dung môi có độ phân cực từ thấp đến cao phù hợp với phép phân tích. Sự thay đổi thành phần pha động đôi khi diễn ra theo thời gian, trƣờng hợp này ngƣời ta gọi là chƣơng trình rửa giải gradient.
30
Detector là bộ phận quan trọng quyết định độ nhạy của phƣơng pháp. Đối với chất phân tích là các SAs trong cấu trúc phân tử hợp chất thơm, có các liên kết bội giữa C, H, S, O do đó có khả năng hấp thụ tia UV có thể dùng để xác định nhóm chất này. Dựa trên sự phát triển detector UV có thể so sánh phổ và định danh phổ ngƣời ta thƣờng dùng detector diod array có độ nhạy cao hơn. Ngoài ra nhóm amin bậc 1 trong phân tử có thể tạo dẫn xuất với hợp chất flourescamine cho sản phẩm phát huỳnh quang nên có thể dùng detector huỳnh quang để xác định.
Hiện nay, detector có thể cung cấp thông tin định tính, định lƣợng và cấu trúc của các chất phân tích là detector khối phổ.