Khảo sát qui trình chiết

Một phần của tài liệu phương pháp sắc ký lỏng khối phổ (lc-ms ms) xác định dư lượng một số kháng sinh nhóm sulfonamides trong thịt gia súc gia cầm (Trang 53)

Từ qui trình QuEChERS ở trên, cần phải khảo sát dung môi chiết, đệm chiết và lƣợng PSA phù hợp để thu đƣợc nền mẫu sạch và hiệu suất chiết tối ƣu. Chúng tôi tiến hành khảo sát một số qui trình chiết nhƣ sau:

+ chất làm khô + đệm chiết Mẫu (5g)/ống ly tâm 50ml

+ dung môi chiết Lắc, đồng nhất

Lắc

Ly tâm, 6000v/ph, 10oC, 10 phút

Phần trên/ống nghiệm 2ml chứa PSA

Lắc

Ly tâm, 14.000v/ph, 10oC, 10 phút

Phần trên chuyển vào vial 1,8ml

54

Bảng 3.4: Các qui trình chiết dự kiến chiết các SAs

Quy trình

chiết Dung môi chiết Đệm chiết Khối lƣợng PSA

E1 15ml ACN Không 200mg

E2 10ml acid acetic 1%

trong ACN Không 200mg

E3 10ml acid acetic 1%

trong ACN 1,5g natri acetat 200mg

E4

10ml acid acetic 1% trong ACN : MeOH

(75/25)

1,5g natri acetat 200mg

Sử dụng nền mẫu thịt lợn không phát hiện SAs. Sau khi cân mẫu, thêm chuẩn hỗn hợp các SAs (để thu đƣợc nồng độ 10 ng/ml trong dịch chiết cuối cùng trƣớc khi bơm vào máy LC/MS/MS). Để yên 5 phút. Tiến hành chiết theo 4 qui trình trên, mỗi qui trình làm lặp 3 mẫu và tính hiệu suất thu hồi theo công thức sau:

100   lt tt C C H (1) Trong đó:

H: hiệu suất thu hồi (%)

Ctt: Nồng độ thực tế của mỗi SAs thu đƣợc (tính theo đƣờng chuẩn) (ng/ml) Clt: Nồng độ lý thuyết của mỗi SAs tính toán từ lƣợng chuẩn thêm vào (10 ng/ml)

Sử dụng phần mềm định lƣợng của máy, các mẫu đƣợc định dạng ở dạng mẫu “quality control” với nồng độ biết trƣớc là 10 ng/ml. Phần mềm sẽ tự động lập

55

đƣờng chuẩn, tính toán nồng độ thực trong mẫu và đƣa ra hiệu suất thu hồi theo công thức trên.

Hình 3.11: Ảnh hƣởng của quy trình chiết đến hiệu suất thu hồi của SIM Tính hiệu suất thu hồi trung bình của 3 lần làm lặp, thu đƣợc kết quả sau: Bảng 3.5: Ảnh hƣởng của qui trình chiết đến hiệu suất thu hồi các SAs

Quy trình chiết

Hiệu suất thu hồi (%)

SIM STZ SD SP SM SMX SSA SDM SCP SMM

E1 13,7 56,6 50,2 83,5 41,5 58,1 68,3 59,0 55,8 50,0 E2 39,3 105,3 100,2 100,7 96,6 109,0 98,4 103,0 97,6 94,9 E3 28,7 106,0 101,3 105,0 108,0 100,5 91,5 108,0 89,0 96,3 E4 56,7 74,7 69,0 83,6 66,1 63,5 86,0 69,4 71,4 85,1

Nhận xét: Nếu dung môi chiết chỉ là ACN thì hiệu suất chiết rất thấp (13,7 - 83,5%). Khi thêm acid acetic vào dung môi chiết, hiệu suất chiết tăng lên rõ rệt (39,3 – 109,0%). Điều này có thể giải thích: do các hợp chất nhóm SAs đều có

56

nhóm –NH2 trong phân tử. Khi thêm H+ vào trong dung môi chiết, chuyển các hợp chất này thành dạng NH3+, dễ tan trong dung dịch. Khi thêm thành phần đệm chiết (natri acetate) thì hiệu suất chiết cũng không bị ảnh hƣởng nhiều. Tuy nhiên, nếu dung môi chiết chỉ là acid acetic trong ACN thì SIM bị ảnh hƣởng nhiều nhất, hiệu suất chỉ đạt 39,3%. Khi bổ sung thêm thành phần MeOH vào trong dung môi chiết, hiệu suất chiết của tất cả các hợp chất SAs khá đồng đều, tuy vẫn còn thấp (56,7- 86,0%). Cần phải khảo sát thành phần MeOH và nồng độ acid trong dung môi chiết để thu đƣợc hiệu suất chiết cao nhất.

Một phần của tài liệu phương pháp sắc ký lỏng khối phổ (lc-ms ms) xác định dư lượng một số kháng sinh nhóm sulfonamides trong thịt gia súc gia cầm (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)