mua bán ngoại tệ liên ngân hàng: Để Chi nhánh mở rộng quan hệ TTQT, phục
vụ tốt cho hoạt động XNK hàng hoá thì việc phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là rất cần thiết.Trong thời gian tới NHNN và các đối tượng có liên quan cần thực hiện các công việc như: Cần giám sát và buộc các NHTM phải xử lý trạng thái ngoại hối của mình trong ngày bằng việc mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và mở rộng đối tượng tham gia vào thị truờng.
b. Ngân hàng Nhà nước nên thực hiện chính sách tỷ giá hối đoái thích hợp sao cho tỷ giá luôn dảm bảo có lợi cho các nhà XNK: Hiện nay, tỷ giá của các đồng ngoại tệ USD, EURO liên tục biến động đã tác động tới tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp XNK. Vì vây, ngân hàng cân có chính sách điều tiết tỷ giá thích hợp theo hướng tự do hoá với những bước đi thích hợp nhằm kích thích xuất khẩu tạo điều kiện cho DN và bảo hộ nhập khẩu trong nước.
Bước đầu tiên chi nhánh cần chú trọng tới công tác đào tạo và tái đào tạo
các thanh toán viên, tạo cơ hội cho họ cập nhật những kiến thức mới trong lĩnh vực TTQT, cử cán bộ đi học hỏi kinh nghiệm và thực tế ở nước ngoài. Mặt khác, đội ngũ cán bộ TTQT tại Chi nhánh hiện nay mới có 4 cán bộ nhưng phải xử lý khối lượng công việc lớn đề nghị Chi nhánh đào tạo thêm các cán bộ làm TTQT và cấp thiếp hơn nữa là nhanh chóng thành lập phòng TTQT để có thể chuyên sâu nghiên cứu mở rộng và phát triển nghiệp vụ TTQT tại Chi nhánh.
Bước thứ hai là chi nhánh cần nhanh chóng hoàn chỉnh bộ máy nhân sự.Chi
nhánh mới chỉ đưa mảng TTQT vào hoạt động từ cuối năm 2005,chi nhánh chưa có phòng TTQT mà chỉ đưa nó vào một bộ phận thuộc phòng quan hệ khách hàng.Điều này sẽ khiến cho các nghiệp vụ liên quan đến TTQT tại chi nhánh gặp nhiều khó khăn,them nữa việc hoạch định chính sách cũng như phối hợp chiến lược trong kinh doanh gặp nhiều cản trở.
Bước thứ ba là Chi nhánh nên đa dạng hoá các hình thức cho vay tài trợ và
có chính sách cho vay ưu đãi đối với các khách hàng có uy tín, có nguồn trả nợ bảo đảm, có doanh số và thị trường xuất nhập khẩu ổn định cũng như tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại, phù hợp đảm bảo cạnh tranh, hội nhập, mở rộng thị phần.Mở rộng hơn nữa quan hệ đại lý với các NH khác trong khu vực Đông Nam Á,Trung Quốc ……
KẾT LUẬN
Gia nhập WTO là một bước ngoặt lớn trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và có tác động tích cực tới sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Đây là thời cơ lớn cho nước ta trong hoạt động ngoại thương, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá đã có bước phát triển mạnh mẽ. Bởi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của hoạt động ngoại thương ở các nước nói chung và Việt Nam nói riêng. Sự phát triển của ngoại thương đã góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới; góp phần tăng tích luỹ nội bộ nền kinh tế nhờ sử dụng hiệu quả lợi thế so sánh trong trao đổi quốc tế; là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; nâng cao trình độ công nghệ và chuyển dịch cơ cấu ngành nghề trong nước; tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động…
Cùng với sự phát triển đó, hoạt động của các Ngân hàng thương mại trong nước ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên, hoạt động này cũng vấp phải rất nhiều khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt với các Ngân hàng liên doanh, các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài. Chi nhánh Hà nam cũng là một trong số các Ngân hàng thương mại nước ta đang đứng trước thực trạng đó. Để đứng vững duy trì và phát triển uy tín của mình trên thị trường quốc tế thì việc nâng cao chất lượng thanh toán hàng hoá theo phương thức tín dụng chứng từ là yêu cầu bức thiết với NH.
Em hy vọng với chừng mực nào đó, những nghiên cứu và giải pháp nêu trên sẽ giúp ích đối với công việc của cán bộ thanh toán quốc tế, góp phần mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Hà nam .