Thành quả đạt được.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm mở rộng phát triển và hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Hà Nam (Trang 41 - 43)

Với phương châm “nhanh chóng, chính xác, an toàn”, sau hơn 4 năm thực hiện hoạt động TTQT tại Chi nhánh Hà Nam đã thu được những kết quả đáng khích lệ.Qua 5 năm liền thì có tới 4 năm chi nhánh đứng đầu khu vực các tỉnh đồng bằng sông Hồng .

- Hoạt động thanh toán hàng hoá XNK theo phương thức tín dụng chứng từ chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu của hoạt động thanh toán hàng hoá XNK tại Chi nhánh do nghiệp vụ thanh toán ngày càng rút ngắn về thời gian, độ chính xác an toàn cao, đạt được sự tín nhiệm của khách hàng. Mặt khác, trong thời gian qua chưa xảy ra một trường hợp nào bị từ chối thanh toán do bộ chứng từ có lỗi hay có tranh chấp xảy ra.Hay có thể nói, CN hoàn toàn có uy tín tốt trong TTQT. Để làm được điều này bên cạnh đội ngũ cán bộ công nhân viên làm TTQT đều có trình độ tốt, thông thạo tiếng Anh, sử dụng tốt mạng Swift với các Ngân hàng trên thế giới. Phong cách giao dịch với khách hàng tận tình, văn minh, lịch sự, sẵn sàng hướng dẫn khách hàng giải quyết mọi vướng mắc trong khâu dự thảo,ký hợp đồng hay tư vấn cho khách hàng về các điều khoản trong thư tín dụng sao cho có lợi cho khách hàng nhất.Thêm nữa biểu phí dịch vụ của BIDV luôn ưu đãi hơn các so vớiNgân hàng khác trên địa bàn.

B. Hạn chế và nguyên nhân.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua Chi nhánh Hà nam - Ngân hàng ĐT&PT VN vẫn còn nhiều hạn chế làm kìm hãm tốc độ tăng trưởng của hoạt động thanh toán hàng xuất nhập khẩu qua Ngân hàng.Từ số liệu thực tế cho thấy kinh doanh thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh chưa mở rộng diện phục vụ. Số lượng khách hàng đến tham gia thanh toán tại Ngân hàng chưa nhiều, số lượng khách hàng thanh toán hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ còn ít.

chậm nhịp độ TTQT.Các nghiệp vụ liên quan đến TTQT còn đơn điệu và ít,chưa đa dạng.

*Nguyên nhân khách quan.

- Môi trường pháp lý : Cho đến nay,chính sách của Nhà nước và các văn bản

của các ngành chưa đồng bộ và chưa phù hợp chưa đáp ứng kịp thời hoăc đầy đủ với tình hình phát triển của công tác thanh toán.CN cũng chưa có một văn bả nào làm chuẩn mực cho các hoạt động TTQT.

Trong thời kỳ mở cửa sự lợi dụng kẽ hở của hành lang pháp lý và cán bộ kém năng lực, nhiều doanh nghiệp vay vốn Ngân hàng sử dụng trái mục đích, đồng thời không trả được nợ Ngân hàng dẫn đến các Ngân hàng không dám đầu tư, hoạt động TTQT chưa phát triển mạnh.

- Sự cạnh tranh của Ngân hàng khác: Tỉnh Hà Nam là một tỉnh nhỏ, kinh tế

chưa phát triển, trên địa bàn có nhiều NHTMCP và NHTMQD hoạt động nên sự cạnh tranh giữa các ngân hàng diễn ra ngày càng quyết liệt. Các ngân hàng khi cho vay đều có điều kiện ràng buộc người vay thanh toán qua họ.Như vậy, với số lượng đông đảo các ngân hàng trên địa bàn chật hẹp, việc chia sẻ khách hàng, phân tán nghiệp vụ là điều không thể tránh khỏi. Chính ví vậy,Chi nhánh gặp những khó khăn trong việc thu hút, tăng trưởng khách hàng.

-Sự hiểu biết của khách hàng: Với KH trên địa bàn Hà Nam,việc hiểu rõ về

các giấy tờ liên quan đên TTQT còn quá khó và lâu dài.

- Ngân hàng luôn đối phó với những hành vi lừa đảo: Là một trung gian

thanh toán nên Ngân hàng luôn phải đối đầu với các hành vi lừa đảo có thể xuất phát từ ngươì xuất khẩu, người nhập khẩu hoặc người vận chuyển..

*Nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất: Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng số lượng khách hàng mà

b ộ p h ậ n T T Q T thu hút không nhiều. Công tác Marketing chưa được vận dụng một cách triệt để trong hoạt động thanh toán của Chi nhánh . Mặt khác tuy đã ứng dụng Marketing vào quá trình cung ứng dịch vụ Thanh toán quốc tế nhưng chưa thực sự chuyên nghiệp và đến nay Chi nhánh vẫn chưa có bộ phận Marketing riêng.

Hơn nữa, hoạt đông thanh toán hàng xuất khẩu chưa thực sự được quan tâm đúng mức.Thực tế cho thấy,thanh toán hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ còn ít so với thanh toán hàng nhập khẩu.Hầu hết khách hàng của ngân hàng đều là những doanh nghiệp kinh doanh hàng nhập khẩu hoặc một số khách hàng có kinh doanh cả hàng hoá xuất khẩu nhưng lại thanh toán hàng xuất

ở ngân hàng khác, do vậy không thúc đẩy hoạt động Thanh toán quốc tế.

-Thứ hai: sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng, ban, đặc biệt là giữa phòng

Quan hệ khách hàng và bộ phận thanh toán quốc tế trong công tác tìm hiểu khách hàng chưa kịp thời nên thông tin còn chậm. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động của bộ phận Thanh toán quốc tế tại Chi nhánh .Nếu thực hiện được điều này công tác thanh toán L/C nói riêng sẽ tiết kiệm được rất nhiều về cả thời gian và nhân sự,đồng thời giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra.

-Thứ ba: Mặc dù ngân hàng đã thường xuyên nâng cao trình độ chuyên

môn cho đội ngũ cán bộ bằng việc tạo điều kiện đi khảo sát và trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ với các chi nhánh thực hiện Thanh toán quốc tế trong hệ thống cũng như học tập nghiệp vụ ngân hàng hiện đại tại các ngân hàng đại lý nhưng trình độ nghiệp vụ của cán bộ chưa cao.

-Thứ tư: hạn chế về cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc: Mặc dù trụ sở Chi

nhánh đủ điều kiện và tiên nghi tốt, tuy nhiên, chưa có phòng TTQT riêng. Điều này gây cho khách hàng tâm lý chưa thoải mái trong giao dịch tại ngân hàng và ảnh hưởng tới điều kiện làm việc của cán bộ ngân hàng. Mặt khác, trang thiết bị của ngân hàng dù đã được trang bị khá hiện đại song vẫn còn nhiều hạn chế, điều này làm chậm tiến trình giao dịch với khách hàng.

- Thứ năm:Vướng mắc về yếu tố địa bàn quy mô còn bé cho nên việc muốn

phát triển dịch vụ TTQT một cách đa dạng trở nên bất khả thi hơn bao giờ hết.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm mở rộng phát triển và hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Hà Nam (Trang 41 - 43)