Hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu tại Chi nhánh Hà nam.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm mở rộng phát triển và hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Hà Nam (Trang 32 - 35)

Thanh toán hàng nhập khẩu là một trong những nghiệp vụ rất được Chi nhánh Hà nam quan tâm và dần hoàn thiện để nâng cao hiệu quả của hoạt động này.Mặc dù quy mô còn nhỏ bé nhưng Chi nhánh đã thực sự khẳng định được vị trí và chỗ đứng vững chắc của mình trong quá trình thực hiện nghiệp vụ này.

Để có thể thấy được những kết quả mà Chi nhánh đã đạt được trong năm qua, chúng ta hãy cùng theo dõi bảng sau:

Bảng 8 : Giá trị L/C được mở qua các năm 2007-2009(Đv : !000 USD) Số phát sinh tăng

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Số món Doanh số (1000USD) Số món Doanh số (1000USD) Số món Doanh số (1000USD)

L/C nhập khẩu 32 9.101 36 10.486 45 11.643

1.Trả ngay 32 9.101 34 8.829 40 10.865 2. Trả chậm 0 0 2 1,657 5 0.778

Năm 2007 là năm thứ hai Chi nhánh thực hiện nghiệp vụ TTQT tuy nhiên đã có một lượng đáng kể khách hàng đến giao dịch do đây là những khách hàng đã có quan hệ tiền vay, tiền gửi thường xuyên tại Ngân hàng.Cùng với sự cố gắng của đội ngũ cán bộ làm nghiệp vụ TTQT mà số lượng L/C được mở là 32 món với tổng trị giá là 9,101 triệu USD, trong đó t o à n b ộ l à L/C trả ngay. Điều này dễ hiểu vì giai đoạn 2006-2007 giai đoạn kinh tế bùng nổ mạnh,các luồng vốn qua lại giữa các doanh nghiêp và ngân hàng lưu thông nhanh chóng và dễ dàng. Mặc dù đây là nghiệp vụ mới tại Chi nhánh và đang trong thời kỳ khó khăn ngân hàng vẫn có được một doanh số giao dịch tương đối khá so với điều kiện thực tế trên địa bàn dù hình thức chưa được đa dạng và hoàn chỉnh.

Bước sang năm 2008, hoạt động thanh toán hàng hoá nhập khẩu bằng L/C gặp đôi chút khó khăn, số món L/C được mở là 36 món với tổng trị giá là 10,486 triệu USD, tăng 15,2% so với năm 2007 .Đây là con số tăng trưởng rất tốt được trong thời điểm mà cơn lốc suy thoái kinh tế đang càn quét nền kinh tế, tuy nhiên nếu nhìn vào thực tế do năm 2007 là năm thứ 2 chi nhánh mới thực hiện thanh toán L/C nên doanh số lúc đó khá thấp chỉ là 9,101 triệu USD,bên cạnh đó quy mô tỉnh nhà còn khá nhỏ.Bước sang năm 2008 nhờ chính sách marketing cũng như sự chỉ đạo sát sao,tâm huyết của ban lãnh đạo nên các các khách hàng,doanh nghiệp XNKcó nhu cầu TTQT; … đã tìm đến với Chi nhánh nhiều hơn và phần nào con số tăng 15,2% là hợp lý.Thêm nữa do trong năm 2008 Trong đó số L/C nhập khẩu trả ngay chỉ tăng được 4 món so với năm 2007 tuy nhiên doanh số lại giảm đi 3 %.Điều này có thể dễ dàng nhận thấy do suy thoái kinh tế,các doanh nghiệp có xu hướng lựa chọn L/C trả chậm hơn.Tuy vậy định mức ở CN là vẫn hợp lý.

Năm 2009 doanh số thanh toán hàng hoá nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ lại có sự tăng trưởng tốt do nền kinh tế đón nhận những thông tin tốt đẹp từ dấu hiệu phục hồi kinh tế sau khủng hoảng. . Số món L/C được mở tăng 9 món với giá trị 11,643 triệu USD tăng 11,3% so với 2008 . Điều này thể hiện chi nhánh đang có các bước đi khá vững chắc trong thời gian đầu hoạt động TTQT. Tuy nhiên số món L/C trả chậm lại tăng khá nhanh.Mặc dù do suy thoái kinh tế khiến các DN lựa chọn L/C trả chậm là điều dễ hiểu tuy nhiên nó

dễ gây rủi ro cho chi nhánh sau này.

Trên thực tế, các khách hàng của ngân hàng khi kinh doanh hàng nhập khẩu thường có nhu cầu sử dụng các loại L/C không huỷ ngang, L/C không huỷ ngang có xác nhận, còn các loại hình khác vẫn chưa được sử dụng nhiều.

Một tiêu thức nữa giúp chúng ta có thể nhận thức đầy đủ hơn về tình hình thanh toán hàng hoá nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Hà nam là xem xét :

Biểu đồ 3: Thể hiển tỷ trọng thanh toán L/C nhập trên doanh số thanh toán hàng hóa nhập khẩu ,hàng hóa xuất nhập khẩu và doanh số TTQT tại BIDV Hà Nam qua 3 năm 2007-2009. (Đơn vị : Triệu USD).

Nhìn vào biểu đồ ta thấy tỷ trọng LC nhập khẩu luôn chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số thanh toán hành hóa xuất nhập khẩu và doanh số TTQT của Chi nhánh. trong 3 năm giai đoạn 2007-2009. Năm 2007 doanh số thanh toán L/C nhập khẩu đạt 9,101 triệu USD chiếm 78,42 % trong tổng doanh số thanh toán hàng NK,chiếm 55,15% trong tổng doanh số thanh toán XNK và gần 48% doanh số TTQT.Bước sang năm 2008,do suy thoái kinh tế hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu của ngân hàng đôi lúc bị chậm lại tuy nhiên kết quả vẫn tăng đều, đạt 10,486 triệu USD chiếm tới 81,63% doanh số thanh toán hàng NK ;chiếm 60% doanh số thanh toán XNK và chiếm 49,5% doanh số TTQT. Bước sang năm 2009 với sự khởi sắc trở lại của nền kinh tế tỉnh nhà thì tỷ trọng thanh toán L/C nhập khẩu vẫn chiếm tỷ trọng lớn đạt 11,643 triệu USD ;tỷ trọng chiếm 83,75% doanh số thanh toán hàng nhập, chiếm gần 61 % tổng doanh số thanh toán hàng

XNK và 51,75% doanh số TTQT. Đây là một kết quả rất tốt của chi nhánh khi mà giai đoạn 2007-2009 được nhận định là một giai đoạn hết sức khó khăn vì ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu.Kết quả đó còn cho thấy hướng đi đúng đắn của chi nhánh trong việc lựa chọn phương thức TTQT thích hợp và hiệu quả cao.

Bên cạnh đó cũng cần phải nhìn nhận thêm là tỷ giá USD/VND qua 3 năm 2007-2009 có sự biến động rất lớn nên các mức doanh số tăng lên nếu quy ra VND sẽ tăng nhiều hơn so với khi ta vẫn quy USD.

2.2.2. Thực trạng hoạt động thanh toán L/C xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Hà nam . thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Hà nam .

Do khách hàng của Ngân hàng chủ yếu là kinh doanh hàng nhập khẩu nên hoạt động thanh toán L/C xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng còn có nhiều hạn chế. Nó mới chỉ được coi là một thị trường tiềm năng để phát triển trong thời gian tới.

Mặc dù vậy, trình tự thực nghiệp vụ thanh toán hàng hoá xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ vẫn được thực hiện theo đúng quy định hiện hành của NHĐT&PTVN.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm mở rộng phát triển và hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Hà Nam (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w