Giải phẫu mô phân sinh hoa tự

Một phần của tài liệu Tìm hiểu sự tăng trưởng của phát hoa Đa lộc Etlingera elatior (Jack) R.M. Smith (Trang 43)

Mô phân sinh hoa tự ở ngày xuất hiện đầu tiên trên mặt đất có dạng vòm, đang

phân chia thành các vòng lá bắc, chưa xuất hiện mô phân sinh hoa. Sau đó mô phân

sinh hoa tự nới rộng và hơi phẳng, bắt đầu cho mô phân sinh hoa đầu tiên và tiếp tục hình thành các phát thể lá bắc mới (ảnh 3.8; 3.9).

Sự biến đổi này sẽ giúp mô phân sinh hoa tự hình thành mô phân sinh hoa ngày càng nhiều và cuối cùng mô phân sinh hoa tự biến đổi thành mô phân sinh hoa ở giai

đoạn “mở phát hoa sớm” (tăng trưởng hạn định) (ảnh 3.10).

Ảnh 3.7. Lát cắt ngang cuống phát hoa Đa Lộc ở giai đoạn “mở phát hoa sớm”, vị trí

cắt cách cổ phát hoa 1 cm 1200µm

Hoàng Quốc Khánh

Ảnh 3.8. Lát cắt dọc qua mô phân sinh hoa tự của phát hoa Đa Lộc ở ngày đầu tiên của

giai đoạn “nụ phát hoa” 320µm

Ảnh 3.9. Lát cắt dọc qua mô phân sinh hoa tự của phát hoa Đa Lộc 4 ngày tuổi ở giai đoạn

“nụ phát hoa” 280µm

Hoàng Quốc Khánh

3.4. Xác định cường độ hô hấp

3.4.1. Cường độ hô hấp của đỉnh ngọn của chồi hoa và chồi cây

Cường độ hô hấp của đỉnh ngọn chồi cây là thấp nhất so với các đỉnh ngọn chồi

hoa. Điều này cho thấy phát hoa Đa Lộc cần nhiều năng lượng và nguồn dinh dưỡng

hơn chồi cây Đa Lộc.

Cường độ hô hấp tăng mạnh khi phát hoa tăng trưởng theo thời gian, tăng trưởng mạnh nhất khi dần đến trạng thái “mở phát hoa sớm”. Ở cuối giai đoạn “nụ phát hoa” ta thấy có sự bộc phát hô hấp mạnh mẽ (bảng 3.4).

Ảnh 3.10. Lát cắt dọc qua mô phân sinh hoa tự của phát hoa Đa Lộc ở

giai đoạn “mở phát hoa sớm” 320µm

Hoàng Quốc Khánh

Bảng 3.4. Cường độ hô hấp của đỉnh ngọn của chồi hoa và chồi cây

Các số trung bình trong cột với các mẫu tự khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa ở mức p = 0,05.

3.4.2. Cường độ hô hấp của lá bắc

. Cường độ hô hấp của phát hoa Đa Lộc tăng dần khi phát hoa bắt đầu nở (trạng thái “mở phát hoa sớm” và “mở phát hoa muộn”). Cường độ hô hấp của lá bắc ở giai

đoạn “mở phát hoa muộn” tăng rất mạnh (mạnh nhất) (bảng 3.5). Bảng 3.5. Cường độ hô hấp của mẫu lá bắc ở vòng lá bắc thứ hai

Lá bắc ở các giai đoạn tăng

trưởng của phát hoa Đa Lộc Cường độ hô hấp (µmolO2/g/h)

Cuối nụ phát hoa 2,80 ± 1,42a

Mở phát hoa sớm 5,77 ± 1,78a

Mở phát hoa muộn 16,78 ± 1,49b

Các số trung bình trong cột với các mẫu tự khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa ở mức p = 0,05

Đỉnh ngọn Cường độ hô hấp (µmol O2/g/h)

Đỉnh ngọn của chồi cây cao 5 – 10 cm 6,51 ± 0,13c

Đỉnh ngọn của chồi hoa cao 5 – 10 cm 9,13 ± 1,36b

Đỉnh ngọn của chồi hoa cao 15 – 20 cm 9,39 ± 2,43b

Đỉnh ngọn của chồi hoa cao 25 – 30 cm 17,78 ± 4,48a

Hoàng Quốc Khánh

3.5. Sự thay đổi trọng lượng tươi và trọng lượng khô của lá bắc

Trọng lượng tươi của lá bắc tăng dần qua ba giai đoạn khác nhau của phát hoa. Trọng lương tươi của lá bắc cao nhất khi phát hoa ở giai đoạn “mở phát hoa muộn”.

Điều này cho thấy khi phát hoa bắt đầu giai đoạn “mở phát hoa sớm” rồi đến giai đoạn “mở phát hoa muộn” thì phát hoa cần hấp thu một lượng nước rất lớn để duy trì các hoạt động sinh lý và tăng sự trương nước chuẩn bị cho sự nở hoa (bảng 3.6; hình 3.3).

Trọng lượng khô của lá bắc cũng tăng dần từ giai đoạn “nụ phát hoa” đến giai

đoạn “mở phát hoa sớm” và sau đó gần như không đổi. Sự tăng trọng lượng khô ở giai

đoạn “mở phát hoa sớm” là do sự hình thành các cơ quan hoa để mô phân sinh hoa trở

thành một nụ hoa hoàn chỉnh (bảng 3.6; hình 3.3).

Bảng 3.6. Sự thay đổi trọng lượng tươi và trọng lượng khô của lá bắc qua ba giai đoạn

tăng trưởng của phát hoa Đa Lộc.

Các số trung bình trong cột với các mẫu tự khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa ở mức p = 0,05

Lá bắc ở các giai đoạn

tăng trưởng của phát hoa Trọng lượng tươi (g) Trọng lượng khô (g) Cuối nụ phát hoa 0,291 ± 0,004a 0,024 ± 0,001a Mở phát hoa sớm 0,393 ± 0,013b 0,031 ± 0,001b Mở phát hoa muộn 0,460 ± 0,027c 0,035 ± 0,002b

Hoàng Quốc Khánh 0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4 0.45 0.5

Cuối nụ phát hoa Mở phát hoa sớm Mở phát hoa muộn

Lá bắc ở các giai đoạn tăng trưởng

T rọ n g l ư n g c a l á b c ( g ) Trọng lượng tươi Trọng lượng khô

Hình 3.3. Sự thay đổi trọng lượng tươi và trọng lượng khô của lá bắc qua ba giai

đoạn tăng trưởng của phát hoa Đa Lộc

3.6. Sự thay đổi hàm lượng đường và tinh bột

Hàm lượng đường trong lá bắc ở vòng lá bắc thứ ba của phát hoa Đa Lộc giảm dần qua các giai đoạn tăng trưởng của phát hoa. Điều này phù hợp với việc hô hấp tăng

mạnh qua các giai đoạn tăng trưởng. Sự tăng hô hấp đã chuyển hóa đường thành năng lượng cần thiết cho các quá trình hình thành cơ quan hoa nên đã làm giảm hàm lượng

đường đáng kể (bảng 3.7; hình 3.4).

Hàm lượng tinh bột trong lá bắc thì tăng ở giai đoạn “mở phát hoa sớm” sau đó

lại giảm khi vào giai đoạn “mở phát hoa muộn”. Sự tăng lượng tinh bột cho thấy ở giai

đoạn “mở phát hoa sớm” phát hoa vẫn còn tích lũy tinh bột để chuẩn bị cho giai đoạn “mở phát hoa sớm” bộc phát hô hấp cần nhiều năng lượng hơn (bảng 3.8; hình 3.5).

Ở giai đoạn “mở phát hoa muộn” lượng đường và tinh bột đều giảm vì cường độ

Hoàng Quốc Khánh

Bảng 3.7. Hàm lượng đường của lá bắc của phát hoa Đa Lộc ở các giai đoạn tăng trưởng trong tự nhiên

Lá bắc ở các giai đoạn tăng

trưởng của phát hoa Hàm lượng đường (mg/l) Cuối nụ phát hoa 25,74 ± 0,44c Mở phát hoa sớm 20,33 ± 0,48b Mở phát hoa muộn 12,84 ± 0,25a

Các số trung bình trong cột với các mẫu tự khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa ở mức p = 0,05 0 5 10 15 20 25 30

Cuối nụ phát hoa Mở phát hoa sớm Mở phát hoa m uộn

Lá bắc ở các giai đoạn tăng trưởng của phát hoa

H à m l ư n g đ ư n g ( m g /l )

Hình 3.4. Hàm lượng đường của lá bắc của phát hoa Đa Lộc ở các giai đoạn

Hoàng Quốc Khánh

Bảng 3.8. Hàm lượng tinh bột của lá bắc của phát hoa Đa Lộc ở các giai đoạn tăng trưởng trong tự nhiên

Lá bắc ở các giai đoạn tăng

trưởng của phát hoa Hàm lượng tinh bột (mg/l) Cuối nụ phát hoa 83,92 ± 1,44b

Mở phát hoa sớm 97,83 ± 2,38c Mở phát hoa muộn 66,42 ± 2,63a

Các số trung bình trong cột với các mẫu tự khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa ở mức p = 0,05 0 20 40 60 80 100 120

Cuối nụ phát hoa Mở phát hoa sớm Mở phát hoa muộn

Lá bắc ở các giai đoạn tăng trưởng của phát hoa

H àm l ư n g t in h b t (m g /l )

Hình 3.5. Hàm lượng tinh bột của lá bắc của phát hoa Đa Lộc ở các giai đoạn

Hoàng Quốc Khánh

3.7. Hoạt tính của các chất điều hòa tăng trưởng thực vật

Ta nhận thấy hàm lượng auxin và giberelin giảm dần qua các giai đoạn tăng trưởng của phát hoa Đa Lộc. Hàm lượng auxin và giberelin giảm đến mức thấp nhất ở giai đoạn “mở phát hoa muộn”. Auxin và giberelin phối hợp hoạt động giúp tăng chiều cao vì vậy khi hàm lượng của hai chất điều hòa này giảm thì mức độ tăng chiều cao của phát hoa cũng giảm qua các giai đoạn (bảng 3.9; hình 3.6).

Ta thấy hàm lượng AAB và zeatin tăng liên tục qua các giai đoạn tăng trưởng của phát hoa Đa Lộc. Hàm lượng AAB và zeatin tăng cao nhất ở giai đoạn “mở phát hoa muộn” (bảng 3.9; hình 3.6).

Bảng 3.9. Hoạt tính của các chất điều hòa tăng trưởng thực vật trong các phát hoa Đa

Lộc ở ba giai đoạn tăng trưởng.

Phát hoa ở các giai đoạn tăng trưởng

Hoạt tính tương

đương (mg/l) Cuối nụ phát hoa Mở phát hoa sớm Mở phát hoa muộn

AIA 0,42 ± 0,01b 0,28 ± 0,02a 0,25 ± 0,04a

AAB 0,49 ± 0,05a 0,70 ± 0,04b 1,05 ± 0,02c

GA3 0,73 ± 0,02b 0,44 ± 0,03a 0,40 ± 0,02a

Zeatin 0,05 ± 0,02a 0,22 ± 0,01b 0,26 ± 0,02c

Các số trung bình trong hàng với các mẫu tự khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa ở mức p = 0,05

Hoàng Quốc Khánh 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2

AIA AAB GA3 Zeatin

Chất điều hòa tăng trưởng thực vật

H o t n h t ư ơ n g đ ư ơ n g ( m g /l ) Cuối nụ phát hoa Mở phát hoa sớm Mở phát hoa muộn

Hình 3.6. Hoạt tính của các chất điều hòa tăng trưởng thực vật trong các phát hoa Đa Lộc ở ba giai đoạn tăng trưởng.

3.8. Sự thay đổi màu lá bắc

Bước sóng hấp thu cao nhất của dịch trích lá bắc là 560 nm

0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 380 400 420 440 460 480 500 520 540 560 580 600 620 640 660 680 700 Bước sóng (nm) O D ( 5 6 0 n m )

Hoàng Quốc Khánh

Màu của các mẫu lá bắc (kích thước 1,5 cm x 1,5 cm) ở vòng lá bắc thứ hai

được nuôi cấy trong erlen chứa nước cất giảm rõ rệt sau 5 ngày so với các nghiệm thức khác.

Màu của mẫu lá bắc trong môi trường ANA 1 mg/l là tốt nhất sau 5 ngày nuôi cấy. Như vậy tác dụng của auxin ngoại sinh đã đem lại hiệu quả trong việc duy trì màu sắc của lá bắc. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của auxin trong các giai đoạn tăng trưởng của phát hoa. Sự giảm auxin nội sinh đã khảo sát ở trên là một lý do khiến phát

hoa Đa Lộc mau tàn (bảng 3.10).

Bảng 3.10. Giá trị OD (560 nm) của mẫu lá bắc ở vòng lá bắc thứ hai sau 5 ngày xử lý

Nghiệm thức OD (560 nm) Trọng lượng tươi (g) Trọng lượng khô (g) Nước cất 0,025 ± 0,004 a 0,83 ± 0,01 ab 0,042 ± 0,002 a BA 5 mg/l 0,036 ± 0,003 ab 0,83 ± 0,02 ab 0,043 ± 0,001 a BA 10 mg/l 0,044 ± 0,005 bc 0,88 ± 0,02 ab 0,043 ± 0,002 a BA 20 mg/l 0.050 ± 0,002 cd 0,87 ± 0,02 ab 0,042 ± 0,002 a ANA 0,1 mg/l 0,116 ± 0,002 e 0,89 ± 0,01 bc 0,053 ± 0,002 bc ANA 1 mg/l 0,131 ± 0,030 f 0,92 ± 0,01 c 0,054 ± 0,003 c ANA 5 mg/l 0,123 ± 0,005 e 0,88 ± 0,02 bc 0,052 ± 0,003 bc GA3 5 mg/l 0,032 ± 0,006 ab 0,81 ± 0,01 a 0,041 ± 0,001 a GA3 10 mg/l 0,050 ± 0,002 cd 0,92 ± 0,01 c 0,054 ± 0,002 c GA3 20 mg/l 0,058 ± 0,005 d 0,85 ± 0,01 ab 0,046 ± 0,002 ab

Các số trung bình trong cột với các mẫu tự khác nhau khác biệt có ý nghĩa ở mức p = 0,05

Hoàng Quốc Khánh

Ảnh 3.11. Các mẫu lá bắc ở vòng lá bắc thứ hai trong môi trường nước cất sau 5 ngày

Ảnh 3.12. Các mẫu lá bắc ở vòng lá bắc thứ hai trong môi trường ANA 1 mg/l sau 5 ngày

Hoàng Quốc Khánh

3.9. Nuôi cấy invitro

Đánh giá tác động của các môi trường khác nhau trong nuôi cấy in vitro dựa vào số lá bắc héo và đường kính của phát hoa.

Trong bốn nghiệm thức thì nghiệm thức có ANA 1 mg/l cho kết quả tốt nhất với số lá bắc héo ít nhất và đường kính nhỏ nhất. Điều này một lần nữa khẳng định vai trò của auxin trong sự tăng trưởng của phát hoa (bảng 3.11; ảnh 3.13; 3.14; 3.15; 3.16). Bảng 3.11. Số lá bắc héo và đường kính của phát hoa Đa Lộc trên các môi trường khác nhau sau 30 ngày nuôi cấy.

Nghiệm thức Số lá bắc héo Đường kính của phát hoa (mm) BA 1 mg/l (đối chứng) 14,42 ± 0,65a 17,66 ± 0,32a

BA 1 mg/l + ANA 0,1 mg/l 4,33 ± 0,33b 17,47 ± 0,32a BA 1 mg/l + ANA 1 mg/l 0,34 ± 0,33c 15,47 ± 0,26b BA 1 mg/l + ANA 10 mg/l 4,23 ± 0,33b 17,43 ± 0,32a

Các số trung bình trong cột với các mẫu tự khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa ở mức p = 0,05.

Hoàng Quốc Khánh

Ảnh 3.13. Phát hoa Đa Lộc ở cuối giai đoạn “mở phát hoa muộn” sau 30 ngày nuôi cấy trên môi

trường MS có bổ sung BA 1 mg/l.

Ảnh 3.14. Phát hoa Đa Lộc ở giai đoạn “mở phát hoa muộn” sau 30 ngày nuôi cấy trên môi trường

MS có bổ sung BA 1 mg/l và ANA 0,1 mg/l. 17,66 mm

Hoàng Quốc Khánh

Ảnh 3.15. Phát hoa Đa Lộc ở đầu giai đoạn “mở phát hoa muộn” sau 30 ngày nuôi cấy trên môi trường MS

có bổ sung BA 1 mg/l và ANA 1 mg/l.

Ảnh 3.16. Phát hoa Đa Lộc ở giai đoạn “mở phát hoa muộn” sau 30 ngày nuôi cấy trên môi trường MS có

bổ sung BA 1 mg/l và ANA 10 mg/l. 15,47 mm

Hoàng Quốc Khánh

3.10. Xử lý chất điều hòa tăng trưởng thực vật trên những phát hoa Đa Lộc trong

tự nhiên ở cuối giai đoạn “nụ phát hoa”

Sau khi xử lý ANA 1 mg/l lên phát hoa Đa Lộc trong tự nhiên ở cuối giai đoạn “nụ phát hoa”, ta nhận thấy sau 28 ngày số lá bắc héo là ít nhất so với các nghiệm thức khác. Biểu hiện héo của phát hoa là các lá bắc không còn đứng thẳng mà mềm rũ, các viền lá bắc bắt đầu chuyển sang màu tím (bảng 3.12; ảnh 3.18).

Việc xử lý GA3 10 mg/l và BA 10 mg/l cũng cho kết quả tốt hơn so với phun

nước cất với số lá bắc héo ít hơn (bảng 3.12; ảnh 3.19; 3.20; 3.21; 3.22).

Bảng 3.12. Số lá bắc của phát hoa Đa Lộc trong tự nhiên ở cuối giai đoạn “nụ phát hoa” bị héo sau 28 ngày được xử lý chất điều hòa tăng trưởng thực vật và phun nước cất

Nghiệm thức Số lá bắc héo sau 28 ngày xử lý

Nước cất (đối chứng) 22,53 ± 1,23a

ANA 1 mg/l 0,45 ± 0,33c

GA3 10 mg/l 3,67 ± 0,66b

BA 10 mg/l 3,25 ± 0,56b

Các số trung bình trong cột với các mẫu tự khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa ở mức p = 0,05.

Hoàng Quốc Khánh

Ảnh 3.17. Phát hoa Đa Lộc ở cuối giai đoạn “nụ phát hoa” được xử lý ANA 1 mg/l vào lúc ban đầu

Ảnh 3.18. Phát hoa Đa Lộc ở cuối giai đoạn “nụ phát hoa” được xử lý ANA 1 mg/l sau 28 ngày

Hoàng Quốc Khánh

Ảnh 3.19. Phát hoa Đa Lộc ở cuối giai đoạn “nụ phát hoa” được xử lý GA3 10 mg/l vào lúc ban đầu

Ảnh 3.20. Phát hoa Đa Lộc ở cuối giai đoạn “nụ phát hoa” được xử lý GA3 10 mg/l sau 28 ngày

Hoàng Quốc Khánh

Ảnh 3.21. Phát hoa Đa Lộc ở cuối giai đoạn “nụ phát hoa” được xử lý BA 10 mg/l vào lúc ban đầu

Ảnh 3.22. Phát hoa Đa Lộc ở cuối giai đoạn “nụ phát hoa” được xử lý BA 10 mg/l sau 28 ngày

Hoàng Quốc Khánh

Ảnh 3.23. Phát hoa Đa Lộc ở cuối giai đoạn “nụ phát hoa” được phun nước cất vào lúc ban đầu

Ảnh 3.24. Phát hoa Đa Lộc ở cuối giai đoạn “nụ phát hoa” được phun nước cất sau 28 ngày

Hoàng Quốc Khánh

3.11. Xử lý chất điều hòa tăng trưởng thực vật trên phát hoa Đa Lộc trên đơn vị

trồng trong chậu ở cuối giai đoạn “nụ phát hoa”

Sau khi xử lý ANA 1 mg/l trên phát hoa Đa Lộc trên đơn vị trồng trong chậu có

đường kính bầu đất 30 – 40 cm và có cây mẹ cao 140 - 150 cm ở cuối giai đoạn “nụ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu sự tăng trưởng của phát hoa Đa lộc Etlingera elatior (Jack) R.M. Smith (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)