Mục đích và chức năng của kiểm tra, đánh giá trong QTDH

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức bộ môn Sinh học 10 của học sinh trường trung học phổ thông Thủ Đức năm học 2010-2011 (Trang 29)

6. Phạm vi nghiên cứu

1.3.4.2.Mục đích và chức năng của kiểm tra, đánh giá trong QTDH

Mục đích và chức năng của kiểm tra, đánh giá trong QTDH đã được nhiều nhà nghiên cứu đưa ra. Cụ thể, Theo McMillan (2001), thực chất đánh giá có mối quan hệ hợp thành với tất cả các khía cạnh của việc ra quyết định và giảng dạy của GV. Theo Ariansian (1996), kiểm tra đánh giá nhằm các mục đích như tạo sự bình ổn trong lớp

28

học, lên kế hoạch và tiến hành giảng dạy, phân loại HS, phản hồi và khích lệ, Chuẩn đoán các vấn đề của HS, phán đoán giá trị, xếp loại học tập và mức tiến bộ. Sau một QTDH, GV cần đánh giá để có những nhận định về hiệu quả học tập của HS, xác định mức độ mà HS đạt được các mục tiêu học tập trên cơ sở đó xếp loại học tập của HS và mức độ tiến bộ. Như vậy, kiểm tra và đánh giá trong lớp học là nhằm hướng đến việc tạo ra một môi trường học tập hiệu quả, kích thích được động cơ của người học và người dạy cùng nỗ lực để đạt được các mục tiêu của QTDH.

Theo Trần Thị Tuyết Oanh (2009), đánh giá trong lớp học thể hiện các chức năng cơ bản có ý nghĩa quan trọng đối với QTDH gồm chức năng định hướng, chức năng hỗ trợ, chức năng xác nhận.

Về chức năng định hướng, quá trình kiểm tra, đánh giá giúp GV dự báo trước khả năng của các HS từ đó định hướng cho việc lập kế hoạch, chuẩn bị nội dung, phương pháp giảng dạy thích hợp. Khi kết thúc một QTDH hoạt động đánh giá không chỉ có ý nghĩa xác định kết quả mà còn giúp cho việc định hướng cho một QTDH tiếp theo.

Về chức năng hỗ trợ, quá trình đánh giá giúp cung cấp những thông tin chuẩn đoán về mặt mạnh, yếu, nguyên nhân, hạn chế của HS và GV trong quá trình thực hiện mục tiêu dạy học từ điều chỉnh để hỗ trợ việc học tập hiệu quả. Kết quả điểm số của bài kiểm tra đôi khi không quan trọng bằng việc GV chỉ ra được những thiếu sót trong bài làm đó và hỗ trợ HS khắc phục những thiếu sót đó và hoàn thiện quá trình học tập của bản thân. Đánh giá nhằm chuẩn đoán hỗ trợ cho quá trình học tập được tiến hành thường xuyên để cung cấp cho HS những tín hiệu ngược và giúp HS điều chỉnh cách học cho phù hợp.

Về chức năng xác nhận, quá trình đánh giá nhằm xác định mức độ mà người học đạt được các mục tiêu học tập, làm căn cứ cho những quyết định phù hợp. Đánh giá xác nhận cung cấp những số liệu để thừa nhận hay bác bỏ sự hoàn thành hay chưa hoàn thành khóa học, chương trình học hoặc môn học để đi đến quyết định là cấp chứng chỉ, cấp bằng, hoặc cho lên lớp,…Điều này đòi hỏi phải thiết lập một ngưỡng trình độ tối thiểu và xác định vị trí của người học với ngưỡng này và đòi hỏi

29

người học phải đạt được mức độ tối thiểu các mục tiêu đã xác định. Do vậy, một ngưỡng trình độ tối thiểu đưa ra là quan trọng. Đánh giá xác nhận cũng có thể nhằm xếp loại người học theo những mục đích xác định, nhằm phân biệt trình độ khác nhau giữa các HS để xếp hạng hay tuyển chọn. Công cụ để đánh giá xác nhận là bài kiểm tra, thi xác định trình độ. Chúng được tiến hành sau một giai đoạn học tập. Đánh giá này mang tính tổng hợp. Do vậy, việc chọn mẫu nội dung đánh giá phải đặc trưng cho kiến thức của cả quá trình học tập nhất định, việc đánh giá cần lập kế hoạch và tiến hành theo một quy trình hợp lí.

Kiểm tra đánh giá KQHT ở cấp THPT hiện nay chủ yếu nhằm xác nhận KQHT, chức năng định hướng và hỗ trợ rất hạn chế. Vì vậy không kích thích được động cơ học tập đúng đắn của HS mà dẫn đến hiện tượng gian lận, đối phó trong các kỳ thi, bài kiểm tra.

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức bộ môn Sinh học 10 của học sinh trường trung học phổ thông Thủ Đức năm học 2010-2011 (Trang 29)