Với những tƣ liệu thu thập đƣợc qua nghiên cứu kiến trúc cổ ở Hoa Lƣ từ các đợt công tác từ trƣớc đến nay, có thể khẳng định gỗ là vật liệu quan trọng trong các công trình kiến trúc xây dựng ở Ccố đô Hoa Lƣ. Tuy nhiên do đặc thù là loại vật liệu hữu cơ dễ bị hƣ hỏng nên loại hình hiện vật này phát hiện không nhiều.
Ở móng tƣờng thành Đông Bắc, nối từ núi Chẽ sang núi Cột Cờ, đợt điều tra năm 1969 phát hiện những cọc gỗ lớn trên lớp đất và lá cây, cắm sâu cho móng thêm vững. Cọc có hai loại: Ccọc đơn và cọc kép: Ccọc kép gồm
60
hai cọc nối nhau bằng đà ngang có lỗ mộng. Nhiều chỗ trên những cọc đƣợc đặt nhiều cây gỗ dài theo chiều dọc hoặc chiều ngang của tƣờng thành[20: tr 40-42].
Tại Ngòi Chèm, nằm ở phía nam chùa Nhất Trụ, sát chân núi Đại Vân, hố khai quật diện tích 132m2
mở năm 1991 đã phát hiện phần móng của đoạn tƣờng thành xây ở khu vực này. Móng tƣờng nằm ở độ sâu từ 80cm đến 120cm, là bè gỗ gồm 108 cây, xếp song song sát cạnh nhau, theo hƣớng bắc nam, tạo thành mảng dài 25,6m. Bè gỗ đã bị lún sâu về phía nam (theo chiều ngang) và lún dần theo chiều dài về phía đông. Trong số 108 cây gỗ ghép làm móng bè, có tới 30 cây là những cấu kiện của công trình nào đó bị hƣ hỏng hoặc do hoả hoạn nên bị hỏng và đƣợc dùng vào việc này. Trong số các cấu kiện, có cái chạm khắc một đầu rồng khoẻ mạnh, từ bờm, đến các hàng tóc đều mềm mại, miệng nổi gờ tròn nhƣ miệng cá chép, mảng chạm khá lớn, phủ kín bề mặt cấu kiện rộng 64cm, dài 130cm, hoạ tiết khác hẳn với đầu rồng thời Lý, Trần và càng xa lạ với đầu rồng thời Lê, thời Nguyễn. Có cấu kiện giống nhƣ máng nƣớc, có rãnh ở hai bên thành, sâu 4cm, để gá lá mái. Có cái giống nhƣ kèo cầu, có cắt ngàm đặt xà rộng 22cm đến 25cm. Có cái nhƣ kẻ góc đầu to, đầu nhỏ vanh tròn, vuốt cạnh. Có cái chỉ là những thanh gỗ lim vuông thành sắc cạnh. Ngoài những kết cấu gỗ trên, phần còn lại là những cây gỗ rừng, có đƣờng kính trên dƣới 20cm. Hai bên bè móng có nhiều lỗ mộng (hoặc còn cả cọc) chạy áp sát thân tƣờng, tâm cọc phía bắc cách tâm cọc phía nam 1,9m. Các hàng cọc có nhiệm vụ chống sự xê dịch bè móng trên một địa tầng không ổn định[32: tr 116-119].
Cũng tại Ngòi Chèm, đợt điều tra năm 1991, trong hố thám sát số 1 nằm trong khu chùa Nhất Trụ, ở độ sâu 231cm đến 245cm, tìm thấy hai cấu kiện gỗ, là những thanh gỗ nhỏ hình chữ nhật có cạnh 7cm x 5cm, gần đó lại có một đoạn gỗ có lỗ đục nhƣ hình mộng cá chì, mộng dài 7cm, hai đầu
61
6,5cm, chỗ thắt nhỏ 2,5cm. Ở hố thám sát số 3 đã xuất lộ một cụm móng trụ rất kiên cố, dạng móng bè làm từ các súc gỗ có bản rộng không đều nhau từ 26cm đến 31cm, chiều dày 15cm. Các súc gỗ này hoặc có sự gia công vuông thành sắc cạnh cả bốn mặt hoặc chỉ đẽo bằng hai mặt trên, dƣới, đƣợc ghép sát nhau thành bè, chồng chất lên nhau, đan xen cứ một lớp dọc chiều nam - bắc, lại đến một lớp ngang hƣớng đông - tây. Tất cả có 4 lớp chính và một lớp phụ hƣớng đông - tây trên cùng. Nhƣ vậy 5 lớp bè gỗ với tổng chiều cao 75cm, làm nhiệm vụ đế móng. Xen giữa những bè gỗ còn có nhiều dăm gỗ chèn các khe hở cho đông đặc. Trên phần đế móng là phần móng trụ bằng đá cao 1m, cạnh dài 1,3m, đƣợc xây ghép thành khối nhƣ đã mô tả ở trên để đỡ tảng chân cột. Ở góc đông nam hố thám sát 3 còn có một móng trụ thứ hai có quy cách thiết kế và vật liệu tƣơng tự móng trụ vừa mô tả. Hai móng trụ cách nhau 2,8m. Số đo này cho thấy lòng gian của công trình kiến trúc xƣa kia khá rộng [32: tr 116-119].
Đợt khai quật năm 2009 tại hố đào 09.HL.HI đã tìm thấy hai hàng cọc gỗ nằm trong lớp gia cố móng ở độ sâu 0,5m, theo trục bắc - nam, dài 9,5m đến 11m, rộng 1,5m. Lớp gia cố gồm các lớp chạt, đất sét và lá cây lèn chặt tạo thành dạng bè lớn ở chân móng. Hai hàng cọc gỗ xuyên qua các lớp gia cố cắm sâu xuống phía dƣới, nằm cách nhau 1,5m chạy song song theo trục bắc - nam, có xu hƣớng phát triển tiếp và chếch về phía đông bắc. Hàng cọc phía tây đóng liền sát với nhau, dài 9,5m. Phía đông các cọc gỗ đóng thƣa hơn, dài
11m (Bản ảnh 26; 27.2). Đáng chú ý, bên cạnh hàng cọc, xuất lộ cây gỗ dài
hơn 5m, đƣờng kính 0,2m - 0,3m, nằm nghiêng chếch theo hƣớng đông bắc đè trực tiếp lên các lớp gia cố, có lỗ mộng liên kết đã chứng tỏ đây là một cấu kiện kiến trúc (?) (Bản ảnh 27.1; Bản vẽ 10). Với kích thƣớc và dấu vết kỹ thuật nêu trên, nhiều khả năng đây là một thanh xà ngang (vì nóc). Về phía vách tây nam hố đào còn có một cấu kiện gỗ khác dài 1,76m; đƣờng kính
62
0,55m, một đầu có mộng liên kết, một đầu vót nhọn (chỉ còn một phần nhỏ).
Với kích thƣớc và dấu vết kỹ thuật nêu trên, rất thể đây là cột của kiến trúc nhà sàn. Ngoài ra ở các hố 14 và 15 cũng thấy xuất hiện nhiều thanh gỗ sử dụng để kè móng (Bản ảnh 28; 29).
2.5. TIỂU KẾT
Chƣơng 2 đã trình bày toàn bộ hệ thống những loại vật liệu kiến trúc tham gia vào xây dựng kiến trúc ở Ccố đô Hoa Lƣ. Hệ thống vật liệu này bao gồm các loại chất liệu gạch, ngói, đất nung, đá và gỗ.
Trong tất cả các loại vật liệu kiến trúc, gạch là loại hình hiện vật có số lƣợng nhiều nhất, tham gia vào nhiều vị trí kiến trúc từ chân móng thành, tƣờng thành, tƣờng bao kiến trúc, lát nền hoặc lát thềm sân kiến trúc. Về loại hình, gạch có nhiều loại: gạch hình khối chữ nhật xây tƣờng có chữ hoặc không có chữ, gạch hình múi bƣởi, gạch lát nền hình khối vuông có trang trí. Gạch hình chữ nhật có chữ “Đại Việt quốc quân thành chuyên” với một số khác biệt nhỏ trong khuôn in là loại hình chủ yếu, vài viên có chữ “Giang Tây quân”, cá biệt có viên có in chữ “Bình” ở mặt sau. Gạch lát nền hình khối chữ nhật có hai dạng mô típ trang trí chính là trang trí hoa sen và trang trí hình đôi phƣợng vờn nhau.
Ngói có số lƣợng nhiều thứ hai trong số hiện vật phát hiện đƣợc ở Hoa Lƣ. Bao gồm các loại: Nngói bò nóc, ngói ống, ngói mũi. Trong đó nhóm ngói ống có chức năng lợp diềm mái phần đầu có trang trí các mô típ hoa văn hình cánh sen đẹp, tinh tế.
Đồ đất nung và đồ đá có số lƣợng ít. Đồ đất nung chủ yếu là vật liệu trang trí kiến trúc, đều vỡ mảnh. Đồ đá chất liệu xấu, đa phần là đá tự nhiên tham gia vào các vị trí kè móng tƣờng thành hoặc gia cố chân cột. Cũng tìm thấy một số hiện vật có liên quan đến kết cấu kiến trúc của các cung điện ở Hoa Lƣ xƣa nhƣ bệ đá, chân tảng…
63
Vật liệu kiến trúc bằng gỗ chỉ tìm thấy ở những vị trí gia cố móng tƣờng nhƣng qua những dấu vết kỹ thuật còn lại có thể thấy đây là những cấu kiện kiến trúc bị hỏng đƣợc ngƣời xƣa tận dụng vào việc khác.
Những vật liệu kiến trúc đã trình bày, cùng những dấu tích hiện còn ở Hoa Lƣ thấy đƣợc qua các đợt khai quật, điều tra khảo cổ, cho biết Hoa Lƣ xƣa đã có những công trình kiến trúc quy mô, bề thế.
64
CHƢƠNG 3
VẬT LIỆU KIẾN TRÚC KHU TRUNG TÂM DI TÍCH CỐ ĐÔ HOA LƢ, ĐẶC TRƢNG, NIÊN ĐẠI VÀ CÁC MỐI QUAN HỆ