Vật liệu kiến trúc bằng đá ở Hoa Lƣ khá hiếm gặp. Đa phần đều là những tảng đá tự nhiên đƣợc sử dụng để kê, kè chân móng tƣờng thành và móng tƣờng kiến trúc trong nội thành Hoa Lƣ. Một số ít đƣợc sử dụng để kê kè thành cụm có chức năng nhƣ móng đỡ chân tảng.
Đợt đào thám sát năm 1977 - 1978, ở khu vực đền vua Đinh, trong các hố thám sát số 23, 24 và 26 diện tích 150m2 (10m x 15m) đã bắt gặp 12 khối
58
đá xếp vuông vắn có chức năng là móng chân tảng, nằm ở độ sâu 0,6m. Móng hình vuông, cạnh trung bình 1,4m, bố trí theo vị trí ô bàn cờ, khoảng cách giữa hai móng là 2,5m, xung quanh có gạch thời Bắc thuộc[17: tr 326-329]. Những trụ móng này khả năng có liên quan đến một kiến trúc khung gỗ nào đó xƣa kia.
Đợt điều tra năm 1991, trong hố thám sát số 3 nằm ở khu di tích chùa Nhất Trụ, cũng xuất lộ một số cụm móng trụ bằng đá kích cỡ từ 5cm - 20cm đƣợc xây ghép thành khối để đỡ tảng chân cột công trình [32: tr 116-119]. Dấu tích liên quan đến một di tích kiến trúc có quy mô khá lớn ở khu vực này. Trong khi nạo vét lòng sông Sào Khê, đoạn chạy trƣớc mặt đền vua Lê Đại Hành (gần nhà bia tƣởng niệm vua Lý Thái Tổ) năm 2009, đơn vị thi công đã phát hiện 04 hiện vật bằng đá. Qua nghiên cứu xem xét, các nhà khoa học đã ghi nhận đây là những hiện vật rất đặc biệt, có liên quan đến kết cấu kiến trúc của các cung điện ở Hoa Lƣ xƣa [11: tr 107-133]:
- Bệ đá: 02 tiêu bản, đƣợc làm bằng đá vôi màu xám xanh. Bệ có dáng hình tang trống, mặt bằng những chƣa đƣợc tạo nhẵn, miệng loe, thành vát, bụng thắt tạo gân nổi, chân choãi rộng, mép chân thẳng, đáy bằng. Xung quanh phía ngoài của phần trên và phần dƣới đều trang trí 16 cánh sen, cánh sen mãn khai, thon, dài, đầu cánh nhọn, vai thon. Bề mặt của bệ đá vẫn còn rõ nét chạm, chƣa có dấu vết sử dụng. Kích thƣớc: chiếc thứ nhất cao 52cm, đƣờng kính mặt 80cm; chiếc thứ hai cao 57,5cm, đƣờng kính mặt 75cm.
- Chân tảng đá: 01 tiêu bản, hình hộp vuông, dẹt, tạo tác bằng đá vôi màu xám xanh, mỗi cạnh rộng 105cm, dày 18cm, bề mặt trang trí bông sen mãn khai, gồm 16 cánh, các cánh sen đƣợc tạo tác có hình dáng và kích thƣớc tƣơng đồng với các cánh sen của 02 chiếc bệ đá nêu trên, nhuỵ sen tròn, mặt nhẵn, đƣờng kính 70cm. Rìa cạnh và mặt đáy chân tảng tạo tác đơn giản, còn rõ dấu vết gia công.
59
- Cột đá: 01 tiêu bản, có dáng hình trụ tròn, nhẵn, thân hơi phình, đầu và chân cột thon nhỏ hơn. Cột làm bằng đá vôi màu xám xanh, bị gãy đôi, dài 280cm, đƣờng kính 51cm, đầu và chân cột đều có lỗ mộng hình chữ nhật, dài 45cm - 47cm, rộng 31cm - 33cm, sâu 12cm - 13cm, có thể dùng để liên kết với xà và khoá định vị chân cột. Điều đáng chú ý là 2/3 vòng quanh thân cột có nét chạm lõm sâu (rộng 3cm - 5cm, sâu 2cm - 3cm). Có ý kiến cho rằng đây là chữ Hán hoặc nét chạm hoa văn.
Mặc dù chƣa phát hiện những tảng đá tham gia kiến trúc ở đúng vị trí của nó trong khu vực Kkinh đô Hoa Lƣ, nhƣng những phát hiện về 4 hiện vật đá nằm ở lòng sông Sào Khê cũng mang ý nghĩa khá quan trọng rằng trong các kiến trúc ở Hoa Lƣ vào thế kỷ X có sử dụng vật liệu đá.
Một đặc điểm khác là những vật liệu đá còn tồn tại đến nay đều là loại đá chất lƣợng xấu. Đa phần chỉ sử dụng trong những vị trí cần gia cố chắc chắn nhƣ móng tƣờng, móng kê chân tảng… Phải chăng ở những vị trí lộ thiên (chân tảng, bậc thềm…), những vật liệu kiến trúc bằng đá đƣợc tạo tác đẹp hơn, chất liệu đá tốt hơn và do vậy, khi giai đoạn sau xây dựng, ngƣời ta đã tận dụng lại chúng. Đây có thể là lý do nhóm vật liệu đá vắng bóng ở Hoa Lƣ ngày nay?