Sự cần thiết phải giáo dục văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh cho sinh viên

Một phần của tài liệu Văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh với việc giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Trang 89)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.Sự cần thiết phải giáo dục văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh cho sinh viên

hình thức, đối phó, chiếu lệ. nội dung sơ sài, không đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn, vì vậy hiệu quả giáo dục không cao.

2.3. Sự cần thiết phải giáo dục văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Bạn bè quốc tế từng đánh giá: Giữa lúc vàng thau lẫn lộn, đồng chí Hồ Chí Minh trở thành trung tâm và tượng trưng cho cuộc xung đột lớn lao đang diễn ra giữa cái cũ và cái mới, giữa chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa xã hội, … Sở dĩ bản anh hùng ca Việt Nam thu hút được lòng yêu mến của hàng trăm triệu người trên thế giới chính là vì nó được tiêu biểu bởi nhân vật phi thường đó.

Chính tấm gương văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh đã làm trong sáng thêm lương tri của dân tộc và loài người.

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ để lại cho chúng ta một di sản tư tưởng văn hóa đạo đức vô giá mà còn để lại cho chúng ta một tấm gương mẫu

mực về văn hóa ứng xử, tượng trưng cho những phẩm chất, giá trị ứng xử truyền thống cao đẹp của dân tộc Việt Nam và nhân loại. Ứng xử văn hóa của Hồ chí Minh là ứng xử của một vĩ nhân nhưng đồng thời cũng là ứng xử của một người bình thường, ai cũng có thể học theo để làm một người công dân tốt, có ích cho xã hội.

Văn hóa ứng xử từ lâu đã trở thành một vấn đề được nhiều người quan tâm. Trong nhà trường, nhất là trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay, vấn đề giao tiếp và ứng xử lại trở nên quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết . Từ xưa đến nay, ở những nơi trang trọng nhất của lớp học, giảng đường, sân trường, phòng truyền thống,... vẫn còn đó khẩu hiệu: “Tiên học lễ, hậu học văn”, “Tôn sư trọng đạo”, ... Đó là những triết lý giáo dục – cũng là triết lý văn hóa, đạo đức. Nhà trường không chỉ dạy chữ mà trước hết là dạy làm người cho các thế hệ học trò. Do đó, văn hóa ứng xử mặc dù không trở thành hệ thống môn học song nó là một trong những nội dung giáo dục quan trọng của trường đại học.

Học viện Báo chí và Tuyên truyền là nơi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giảng viên lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cán bộ phóng viên báo chí, biên tập viên xuất bản, cán bộ làm công tác tư tưởng, văn hóa và các khoa học xã hội và nhân văn khác; là cơ sở nghiên cứu khoa học phục vụ mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và phục vụ cho việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực tư tưởng, báo chí và truyền thông. Tóm lại, Học viện là nơi đào tạo đội ngũ chuyên gia hoạt động trong các lĩnh vực chính trị, văn hóa, tư tưởng. Do đó, mục tiêu đào tạo của Học viện đòi hỏi những sinh viên tốt nghiệp ra trường cần phải vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời phải có văn hóa, đạo đức, có lập trường chính trị- tư tưởng vững vàng. Từ đó có cách ứng xử linh hoạt và hợp lý trong quá trình làm việc, tác nghiệp; đảm bảo đi đúng những chủ trương chính sách

của Đảng và Nhà nước. Chính do đặc thù đào tạo của trường nên việc giáo dục văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền càng trở nên cần thiết hơn.

Học vấn là cơ sở đầu tiên để con người trở nên có văn hóa. Xong không phải cứ có học vấn là đã có văn hóa. Phải được nuôi dưỡng, rèn luyện, giáo dục theo những chuẩn mực chân- thiện- mỹ. Khi ấy con người có học vấn nói chung và sinh viên nói riêng mới trở nên có văn hóa.

Sinh viên nói chung và sinh viên học viện Báo chí nói riêng là bộ phận trí tuệ và ưu tú nhất của các thế hệ thanh niên, là nơi kết tinh tài năng, sáng tạo của tuổi trẻ. Sinh viên, hai tiếng đó luôn gợi lên một cái gì đó trong sáng, tốt đẹp. Sinh viên là lớp người đang trưởng thành, nhạy cảm, thích ứng nhanh nhưng còn thiếu từng trải và kinh nghiệm, bản lĩnh chính trị và nghề nghiệp, quan niệm sống của họ có nhiều điểm ngộ nhận. Ở họ, khuynh hướng tiếp thu trong giao lưu quốc tế trội hơn mặt kế thừa di sản truyền thống. Cái mới lạ, độc đáo được đem đồng nhất với cái đẹp và đôi khi được xem là “chuẩn” ứng xử trong giới trẻ. Họ dễ bị kích động, lôi kéo. Đây cũng là điểm nóng mà các thế lực thù địch thường nhằm vào, mưu toan lợi dụng văn hóa để thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình. Sinh viên Báo chí và Tuyên truyền- những người sau này đảm nhiệm vai trò là những người tiên phong trong việc hoạch định, định hướng thực hiện chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước nếu như không có nhận thức đầy đủ và không có cách ứng xử linh hoạt với những âm mưu của các thế lực thù địch thì càng nguy hiểm hơn cho xã hội.

Một đặc điểm rất đáng chú ý đang xuất hiện trong những sinh viên Học viện hôm nay, liên quan đến sự phát triển của công nghệ thông tin với tư cách là một cuộc cách mạng, đó là sự hình thành một môi trường ảo, hình thành một lối sống ảo. (Đặc điểm này biểu hiện chủ yếu ở những người có tri thức

như sinh viên. Với sinh viên Học viện, biểu hiện này càng rõ nét bởi tính chất nghề nghiệp sau này đòi hỏi họ phải thường xuyên tiếp xúc với các luồng tư tưởng, văn hóa mới, với thông tin và phương tiện truyền thông). Sự phát triển đó hình thành một phương pháp tư duy của thời đại công nghệ thông tin: Ngôn ngữ ngắn gọn, thậm chí bị thay thế bằng những ký hiệu mà chỉ có sinh viên mới hiểu được, viết bằng bàn phím thay vì cây bút, hạn chế sự bay bổng về mặt hình tượng trực quan. Con người vì thế sống trong một môi trường ảo, và cái hiện thực ở đây là cái hiện thực ảo, giao tiếp ảo. Điều này khiến sinh viên phát triển một cách tự do cái tôi của mình, cả mặt tốt lẫn mặt xấu bởi họ không sợ ai biết về mình trong môi trường ảo.

Vì vậy, một mặt cần tôn trọng sở thích của mỗi cá nhân, mặt khác Học viện cần chủ động định hướng các sinh hoạt ngoại khóa, đưa sinh viên tham gia tích cực vào các hoạt động tập thể có tổ chức. Nhờ đó thời gian nghỉ ngơi, giải trí, tái sáng tạo của sinh viên được hướng theo quỹ đạo lành mạnh, bổ sung và hoàn thiện mục tiêu giáo dục toàn diện nhân cách mà trong các giờ giảng chính khóa không có khà năng thực hiện.

Nhiệm vụ học tập và nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ trung tâm của sinh viên nhưng không thể thiếu được các hoạt động văn hóa lành mạnh, thiết thực và bổ ích. Thông qua các hoạt động văn hóa này, sinh viên tiếp thu được các giá trị văn hóa nhân loại trên cơ sở biết gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc, nâng cao thẩm mỹ, đạo đức nhân cách sinh viên.

Chính vì vậy, việc giáo dục văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh cho sinh viên học viện Báo chí và Tuyên truyền là một việc làm cần thiết để thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, nhân cách cho sinh viên. Trang bị cho sinh viên đầy đủ năng lực trí tuệ và khả năng ứng xử trong quá trình công tác sau này.

Một phần của tài liệu Văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh với việc giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Trang 89)