0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Một số tiêu chí đánh giá văn hóa ứng xử của sinh viên Học viện Báo chí

Một phần của tài liệu VĂN HÓA ỨNG XỬ HỒ CHÍ MINH VỚI VIỆC GIÁO DỤC VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO SINH VIÊN HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN (Trang 65 -65 )

7. Kết cấu của luận văn

2.1 Một số tiêu chí đánh giá văn hóa ứng xử của sinh viên Học viện Báo chí

Báo chí- Tuyên truyền theo văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh

Giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên trong trường đại học có mục đích cơ bản là nâng cao nhận thức từ đó hình thành thái độ, niềm tin và mục đích thực tế để cổ vũ tính tích cực trong việc điều chỉnh hành vi của mỗi cá nhân để phù hợp với nhu cầu của cộng đồng. Vì vậy để đánh giá văn hóa ứng xử nói chung chúng ta cần phải xem xét cả hai mặt tinh thần và thực tiễn.

Trên thực tế, chưa có một cơ quan chức năng nào đưa ra những tiêu chí cụ thể đánh giá văn hóa ứng xử của sinh viên. Tuy nhiên căn cứ vào chương V- Luật giáo dục 2005: quy định nghĩa vụ của người học; căn cứ vào Quy chế học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy, Quy chế công tác học sinh, sinh viên( Ban hành theo QĐ số: 197 QĐ/ BC- TT ngày 17/4/2001 của Giám đốc Phân viện Báo chí và Tuyên truyền). Đặc biệt, qua việc làm rõ hệ thống luận điểm về văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh ở chương 1. Có thể phân tích một số tiêu chí đánh giá văn hóa ứng xử của sinh viên như sau:

Thứ nhất: Sinh viên phải có hiểu biết về văn hóa ứng xử

Giáo dục văn hóa ứng xử là một quá trình tác động đến tất cả các mặt nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên. Những kiến thức về văn hóa, lịch sử dân tộc mà sinh viên đã được tìm hiểu ít nhiều chứa đựng trong đó hệ thống giá trị văn hóa về ứng xử, giao tiếp; những hiểu biết về tập quán, truyền thống trong nét ứng xử của dân tộc, của mỗi vùng miền. Đó là nền tảng quan trọng cho sinh viên rèn luyện vốn văn hóa ứng xử của mình.

Mỗi sinh viên cần phải được trang bị cho mình những hiểu biết chung về nội quy, quy chế học sinh – sinh viên, quy định của nhà trường, khoa lớp. Đó là hệ thống quy định quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ của sinh viên đồng thời quy định tiêu chuẩn trong cung cách ứng xử của sinh viên, những việc sinh viên được làm và không được làm.

Luật giáo dục Việt Nam năm 2005 đã khẳng định “Mục tiêu của giáo dục

đại học là đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [54,

khoản 1 điều 39]. Như vậy việc rèn luyện đạo đức, nhân cách, ứng xử của người học là nhiệm vụ trước tiên của giáo dục đại học nói riêng và quá trình giáo dục hoàn thiện nhân cách của người học nói chung.

Thứ hai: Sinh viên cần phải có thái độ tôn trọng những nội dung văn hóa ứng xử cơ bản (quy định trong Luật giáo dục, Nội quy, quy chế của nhà trường, những phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc)

Thái độ ứng xử được xem là kết quả tổng hợp và biểu hiện năng lực của tư tưởng, đạo đức, lối sống trên cơ sở tính cách của mỗi người hay chính là kết quả và biểu hiện năng lực của nhân cách trong quá trình ứng phó và biểu hiện năng lực của nhân cách trong các tình huống giao tiếp nhất định. Có thể nói thái độ ứng xử đóng vai trò định hướng và có ý nghĩa xuyên suốt của văn hóa ứng xử.

Hình thành thái độ, niềm tin của người học đối với nội dung giáo dục là mục tiêu quan trọng cuả quá trình giáo dục nói chung và giáo dục văn hóa ứng xử nói riêng. Trên cơ sở người học có những nhận thức đúng đắn về văn hóa ứng xử và xem đó là những giá trị tích cực góp phần hoàn thiện nhân cách thì nó trở thành niềm tin thúc đẩy các cá nhân thực hiện các chuẩn mực đúng đắn trong văn hóa ứng xử. Mỗi sinh viên phải luôn có ý thức tự giác cao

độ trong việc hình thành nét ứng xử có văn hóa. Sinh viên phải có những biểu hiện như:

- Tìm hiểu, trân trọng những giá trị tốt đẹp trong truyền thống dân tộc, tập quán, phương cách ứng xử đúng đắn, phù hợp. Đồng thời phải có ý thức phát huy, phổ biến những giá trị văn hóa đó vào trong cuộc sống.

- Sinh viên phải luôn có ý thức tôn trọng, chấp hành tốt những nội quy, quy chế đã đề ra, coi đó là thước đo cho sự rèn luyện nhân cách của bản thân. Đây là nội dung quan trọng. Bởi căn cứ vào việc thực hiện những nội quy, quy chế đó mà người làm công tác giáo dục có thể đánh giá được trình độ văn hóa ứng xử của người học.

- Sự khác nhau về độ tuổi, môi trường sinh hoạt, hoàn cảnh gia đình… cũng có tác động đến văn hóa ứng xử của mỗi sinh viên. Bởi vậy để hình thành cho mình thái độ ứng xử đúng đắn, phù hợp thì sinh viên phải có ý thức cầu thị, tìm hiểu những nét văn hóa tốt đẹp trong cách ứng xử của bạn bè, thầy cô, mọi người xung quanh.

Hiện nay việc hình thành niềm tin hay định hướng thái độ tình cảm của sinh viên đối với việc thực hiện những chuẩn mực văn hóa ứng xử trong môi trường giảng đường chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Và một trong những yêu cầu quan trọng là làm thế nào để sinh viên hiểu và tin tưởng rằng nội dung văn hóa ứng xử là những chuẩn mực cần thiết cho quá trình hoàn thiện nhân cách người học. Đây cũng là mục tiêu quan trọng đòi hỏi sự quan tâm, sâu sát của người giáo dục, sự nỗ lực của người học và thời gian để đạt kết quả mong muốn.

Thứ ba: Sinh viên có ý thức thực hiện những nội dung văn hóa ứng xử cơ bản.

Nếu sinh viên chỉ có nhận thức, thái độ đúng đắn đối với việc thực hiện những nội quy, quy chế thì đó là những điều kiện cần nhưng chưa đủ để

khẳng định đó là một sinh viên ứng xử có văn hóa . Một tiêu chí cơ bản, cơ sở thiết yếu để đánh giá tính tích cực hoạt động xã hội của người học là mức độ biến những nội dung ứng xử vào thực tiễn.

- Đối xử đúng chuẩn mực trong quan hệ với bạn bè và thầy cô

- Có hành động thiết thực trong việc gìn giữ trang thiết bị, cơ sở vật chất trường học

Môi trường sống, sinh hoạt cũng là một yếu tố tác động đến phong cách ứng xử của mỗi sinh viên. Do đó tiêu chí đánh giá trình độ văn hóa ứng xử của sinh viên ở đây có sự khác biệt.

Đối với sinh viên nội trú: sinh viên cần phải thực hiện nghiêm túc nội quy, quy định của ký tức xá, ý thức bảo vệ môi trường, cảnh quan khu nội trú, tôn trọng cán bộ quản lý ký tức xá…

Đối với sinh viên ngoại trú: Việc quản lý sinh viên ngoại trú là một vấn đề nan giải của nhiều trường đại học hiện nay. Giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên cũng cần chú trọng tới đối tượng này. Sinh viên ở ngoài cần phải có ý thức thực hiện tốt nội quy phòng trọ, trung thực, tôn trọng mọi người xung quanh.

Trên giảng đường sinh viên cần tôn trọng mình, tôn trọng mọi người, giữ vệ sinh môi trường học tập có văn hóa, sạch sẽ, đồ ăn thức uống không đem vào lớp học, không vứt rác, khạc nhổ bừa bãi ở khu vực lớp học, trong khuôn viên nhà trường, không đi lên các thảm cỏ, bẻ cành, ngắt lá, phá hoại cảnh quan.

- Ý thức, thái độ trong học tập.

Sinh viên có ý thức chấp hành tốt quy định về giờ giấc lên lớp, những yêu cầu của giảng viên đặt ra

Trong giờ học không làm mất trật tự, làm việc riêng, không gục đầu xuống bàn, ghế để ngủ, giữ tư thế nghiêm chỉnh, khi muốn nói phải giơ tay, ra vào lớp phải xin phép giáo viên.

Trong thi cử và kiểm tra không gian lận, mang tài liệu vào phòng thi, trao đổi bài với nhau, vẽ bậy vào bài thi, có hành vi vô lễ, đe dọa giáo viên và cán bộ coi thi, thi hộ và nhờ thi hộ.

Thái độ chăm chỉ, cầu thị, luôn cố gắng hoàn thành tốt các bài tập được giao của sinh viên cũng được xem là khía cạnh đánh giá văn hóa ứng xử của người học.

- Sinh viên phải có phong cách lịch sự, văn minh

Sinh viên đến trường phải ăn mặc đúng theo quy định của nhà trường. Mặc dù hiện nay, hầu hết các trường đại học, cao đẳng đều chưa có quy định cụ thể về trang phục,nhưng sinh viên phải có nhận thức đúng đắn khi lựa chọn trang phục tới trường.

Trong cách đi lại, sinh viên phải luôn có ý thức thực hiện theo khẩu hiệu “ đi nhẹ, nói khẽ”, không chen lấn, xô đẩy, nô đùa, chạy nhảy ồn ào làm mất trật tự ảnh hưởng tới các lớp học.

Sinh viên có ý thức trau dồi tư cách hòa nhã, khiêm tốn, nói năng lễ độ, không nói tục, chửi thề, hút thuốc lá, gây gổ đánh nhau, xả rác bừa bãi.

Trong lớp học, sinh viên phải tôn trọng giảng viên, chú ý lắng nghe bài giảng, không nói chuyện, làm việc riêng, ngủ gật, sử dụng điện thoại di động.

Rèn luyện phong cách lịch sự văn minh là yếu tố quan trọng để trở thành những sinh viên gương mẫu, tiêu biểu góp phần hoàn thiện nhân cách của người học khi được giáo dục tại môi trường đại học.

Một phần của tài liệu VĂN HÓA ỨNG XỬ HỒ CHÍ MINH VỚI VIỆC GIÁO DỤC VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO SINH VIÊN HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN (Trang 65 -65 )

×