Thực trạng văn hóa ứng xử của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Một phần của tài liệu Văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh với việc giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Trang 69)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Thực trạng văn hóa ứng xử của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Tuyên truyền

2.2.1. Ưu điểm

Văn hóa ứng xử không phải là cái gì quá to lớn, trừu tượng mà nó gần gũi với mỗi sinh viên trong giao tiếp, ứng xử sinh hoạt hàng ngày. Nói đến văn hóa

ứng xử cũng là nói đến trình độ nhận thức, ứng xử, là hành vi văn hóa của sinh viên. Có thể coi văn hóa ứng xử là thước đo đúng đắn nhất để đánh giá phẩm chất đạo đức của mỗi sinh viên khi bước chân vào giảng đường đại học.

Hiểu rõ tầm quan trọng của việc giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã không ngừng hoàn thiện hệ thống nội quy, quy chế Học viện. Đây là cơ sở chính cho việc xây dựng nội dung văn hóa ứng xử của sinh viên Học viện. Bên cạnh đó, nhà trường cũng tổ chức nhiều phong trào, hoạt động thiết thực nhằm nâng cao hơn nữa văn hóa ứng xử cho sinh viên: phong trào sinh viên học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, phong trào văn hóa học đường, tổ chức thi sinh viên thanh lịch, sinh viên thân thiện với môi trường... Với những cố gắng của nhà trường và sự tự ý thức của sinh viên, văn hóa ứng xử của của sinh viên Học viên Báo chí và Tuyên truyền ngày càng được nâng cao rõ rệt, biểu hiện ở một số mặt cơ bản như sau:

Một là, Văn hóa ứng xử với bản thân của sinh viên học viện Báo chí và

Tuyên truyền biến đổi theo hướng khẳng định cái “tôi” cá nhân.

Sinh viên trước hết mang đầy đủ những đặc điểm chung của con người, mà theo Mác là "tổng hoà của các quan hệ xã hội". Nhưng họ còn mang những đặc điểm riêng: Tuổi đời còn trẻ, thường từ 18 đến 25, dễ thay đổi, ưa các hoạt động giao tiếp, có tri thức đang được đào tạo chuyên môn.

Sinh viên ngày nay vì thế dễ tiếp thu cái mới, thích cái mới, thích sự tìm tòi và sáng tạo, thích khẳng định cá tính và quyết định của riêng mình.

Sinh viên học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng không nằm ngoài quy luật phát triển đó. Khi được hỏi lí do vì sao bạn chọn ngành nghề mà mình đang theo học? Có nhiều phương án trả lời khác nhau, tuy nhiên phần lớn các bạn được hỏi đều trả lời là do mình yêu thích ngành nghề đó và sau này dễ phát huy sở trường khi bắt tay vào công việc. Điều đó cho thấy, hầu hết sinh

viên học viện Báo chí và Tuyên truyền đã có suy nghĩ và định hướng cho sự nghiệp sau này của mình. Đây là một tín hiệu đáng mừng, bởi nếu biết định hướng trước nghề nghiệp thì sinh viên sẽ sớm đề ra mục tiêu để cố gắng phấn đấu và đạt kết quả cao trong học tập. Đó cũng là bước chuẩn bị những tri thức cơ bản và kinh nghiệm làm việc cho tương lai sau này.

Một điều đáng nói nữa là sinh viên học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng thể hiện được “cái tôi” của mình trong nhịp sống sôi động hiện nay. Nhiều bạn vừa đi học vừa đi làm ngay từ những năm học đầu tiên (làm thêm bán thời gian, hoặc có khi là thành viên chính thức của một cơ quan, công ty truyền thông, cộng tác viên cho đài truyền hình, cho các tờ báo lớn… ). Trong sự phát triển của kinh tế thị trường, sinh viên Học viện đã sớm hình thành tư duy kinh tế mới, nhạy bén, năng động (nhiều bạn thích công việc có thu nhập cao, thích kinh doanh, muốn tự mình lập công ty ngay khi đang còn là sinh viên). Một điều không thể phủ nhận là khi sinh viên (nhất là sinh viên nữ) bước ra khỏi môi trường học tập, hòa nhập vào cuộc sống kinh tế xã hội, một số bạn đã bị mua chuộc trước những cám dỗ vật chất tầm thường. Tuy nhiên, phần lớn các bạn đều giữ được mình, quyết tâm thành công bằng chính tài năng và nỗ lực của bản thân. Đồng thời, các bạn cũng có cách chi tiêu hợp lý số tiền mà mình kiếm được hoặc tiền bố mẹ cung cấp cho việc ăn học. Trả lời cho lý do vì sao bạn có cách chi tiêu như vậy? Những bạn đã và đang làm thêm kiếm tiền đều có chung suy nghĩ là kiếm được đồng tiền không hề dễ dàng, vì vậy các bạn biết trân trọng giá trị sức lao động mà mình bỏ ra; những bạn được bố mẹ hỗ trợ ăn học thì nhiều người có chung suy nghĩ, bố mẹ đã phải rất vất vả để chắt chiu từng đồng nuôi mình ăn học nên phải biết thương bố mẹ mà chi tiêu cho hợp lý.

Như vậy, ngoài sự năng động, nhạy bén của tuổi trẻ, hầu hết sinh viên học viện Báo chí và tuyên truyền đều biết thực hiện cần, kiệm, liêm, chính.

Một trong những chuẩn mực đạo đức cơ bản của con người Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Cách thức ứng xử với bản thân là biểu hiện nhân cách mà mỗi con người tự xác định theo các hệ chuẩn của xã hội. Với sinh viên học viện Báo chí và Tuyên truyền, nhân cách đó được biểu hiện trên ba phương diện:

Trong học tập, nghiên cứu: sinh viên luôn ý thức được ngày nay công việc phải gắn với bằng cấp, chuyên môn. Cho nên họ ý thức rất tốt mục đích của việc học: học trước hết là học nghề, học bằng cấp để đáp ứng yêu cầu công việc.

Trong giao tiếp: người sinh viên đã từng bước ý thức được truyền thống ứng xử của dân tộc. Cách ứng xử ngày càng mạnh dạn, tự tin, đúng mực trong quan hệ học tập, quan hệ với bạn bè, thầy cô…

Trong phát triển và giữ gìn nhân cách: ngày nay do “cái tôi” được khẳng định nên tính cách của sinh viên cũng nảy nở, phát triển đa dạng. Nếu các thế hệ sinh viên trước vẫn còn “cấn cá”, còn dung hòa giữa giá trị ứng xử cũ và mới, thì sinh viên hiện nay đã thể hiện nhiều tính cách mới: Tính mạnh dạn, tự tin, hành động có động cơ, mục đích rõ ràng…

Nhân cách của sinh viên giờ đây hướng vào các giá trị nhân văn. Một câu hỏi vẫn thường được đặt ra là: Sinh viên hôm nay sống có lý tưởng không? Lý tưởng ấy là gì, có sự phù hợp giữa lý tưởng của cá nhân và lý tưởng của dân tộc, của nhân loại không? Có thể khẳng định là có, nhưng đang xuất hiện những đặc điểm lý tưởng có tính thế hệ, lý tưởng gắn liền với bối cảnh đất nước và quốc tế rất cụ thể. Lý tưởng hôm nay không phải là sự lựa chọn những mục đích xa xôi, mà hướng đến những mục tiêu cụ thể, gắn liền với lợi ích cá nhân. Trong đời sống hòa bình hiện, những giá trị: yêu nước, nhân nghĩa… được thể hiện qua những tấm gương người tốt, việc tốt, học tập tốt, rèn luyện tốt.

Hai là, trong mối quan hệ ứng xử với gia đình, bạn bè, thầy cô giáo,

người lớn tuổi, nơi học đường và nơi công cộng, đã đảm bảo và phát huy được truyền thống ứng xử của dân tộc, có sự hài hòa giữa cá nhân với xã hội.

Quan hệ ứng xử trong gia đình: Sinh viên học viện Báo chí và Tuyên truyền phần lớn là những bạn từ những miền quê khác nhau lên trọ học. Rời mái trường phổ thông lên đại học đồng nghĩa với việc tạm xa mái ấm gia đình, sống cuộc sống độc lập. Chính điều kiện đó khiến cho các bạn hiểu hơn giá trị gia đình, các bạn biết thương yêu, quan tâm hơn tới các thành viên trong gia đình với những hành động nhỏ nhưng thiết thực: nhớ và mua quà tặng nhân dịp sinh nhật, các ngày lễ lớn của ông bà, bố, mẹ, anh, chị, em; biết cố gắng học tập, rèn luyện để không phụ công lao và niềm tin của cha mẹ; biết phấn đấu trở thành người con hiếu thảo… Chính các bạn là một trong những nhân tố quan trọng góp phần hình thành nên gia đình văn hóa, ông bà cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo ở mọi miền đất nước.

Quan hệ ứng xử với bạn bè: Không chỉ dừng lại ở việc thăm hỏi nhau, ngày nay quan hệ ứng xử với bạn bè của sinh viên được thể hiện qua việc học nhóm, làm việc nhóm, tác nghiệp nhóm… Tức là quan hệ ứng xử với bạn bè không còn là mức độ xã giao bề ngoài mà hướng vào những mục đích thiết thực hơn nhằm giúp đỡ nhau cùng học tập, cùng tiến bộ.

Quan hệ ứng xử với thầy cô giáo: Trước tiên, ta nhận thấy nội dung ứng xử với thầy cô giáo là nội dung quan trọng nhất trong hệ ứng xử của sinh viên. Điều này cũng tất yếu xuất phát từ truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của dân tộc ta. Đây là một nét đẹp văn hóa của người Việt tồn tại từ hàng ngàn năm nay. Tục ngữ, ca dao Việt Nam ghi nhận: “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”, “Không thầy đố mày làm nên”, “Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”... Những câu ca dao, tục ngữ trên đã khẳng định vai trò quan trọng của người thầy trong xã hội. Và dù ở nhiều cấp độ khác nhau, nhiều

thời kỳ khác nhau nhưng người thầy giáo ở bất cứ thời nào cũng được xã hội tôn vinh và kính trọng.

Sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng khẳng định đây là nội dung ứng xử quan trọng nhất. Đó là nét đẹp truyền thống dân tộc nhưng cũng là nhận thức của mỗi người về vai trò của thầy cô, cũng như của các cán bộ, công nhân viên nhà trường trong quá trình học tập, rèn luyện của bản thân.

Hiện nay, quan hệ thầy - trò trong nhà trường đang thay đổi theo hướng mới, đó là sự thân thiện, cởi mở, bình đẳng và không còn mang một khoảng cách quá lớn trong tâm lý giao tiếp. Sự cởi mở về tâm lý này cũng là những tín hiệu góp một phần tích cực cho việc người học thoải mái hơn khi tiếp thu các kiến thức.

Theo số liệu thống kê của phòng công tác chính trị sinh viên khi tổng kết phong trào “văn hóa học đường” Học viện, có 75.1% sinh viên cho rằng các bạn cùng lớp có thái độ tôn trọng thầy, cô giáo của mình; 24.8% cho rằng rất tôn trọng và 0,01% cho rằng không tôn trọng. Như vậy, có thể thấy gần

như tất cả sinh viên Học viện đều có chung thái độ tôn trọng thầy, cô giáo. Đây là một dấu hiệu chứng tỏ sinh viên đã có hiểu biết và có văn hóa trong ứng xử với thầy, cô giáo. Điều này xuất phát từ ý thức của mỗi sinh viên nhưng cũng có thể do đặc trưng giáo dục – đào tạo của Học viện. Học viện Báo chí và Tuyên truyền bên cạnh chức năng là một trường đào tạo nghề thì còn mang đặc trưng của trường Đảng, là nôi đào tạo cán bộ lý luận, tư tưởng, văn hóa, báo chí cho Đảng và Nhà nước. Do đó, Học viện rất chú trọng đến việc rèn luyện phẩm chất đạo đức, phẩm chất chính trị cho sinh viên.

Văn hóa ứng xử của sinh viên còn được thể hiện trong mối quan hệ giữa sinh viên và cán bộ, công nhân viên nhà trường. Cán bộ, công nhân viên nhà trường (cán bộ phục vụ điện đài, tài vụ, ăn uống, vệ sinh…) là những người góp phần vào các hoạt động của trường học, giúp các hoạt động đó vận hành liên tục và hiệu quả. Không chỉ như vậy, trong mối tương quan với giáo

dục văn hóa ứng xử cho sinh viên, họ đồng thời cũng đóng vai trò chủ thể giáo dục. Một bác bảo vệ nhắc nhở sinh viên cho xe gọn gàng, đúng hàng lối; một nhân viên vệ sinh nhắc nhở sinh viên không vứt rác bừa bãi và tắt đèn khi tan học; cán bộ thư viện yêu cầu sinh viên xếp sách báo đúng vị trí…Tất cả những hành vi nhắc nhở trên đều mang tính giáo dục văn hóa ứng xử sâu sắc, thể hiện ở việc giáo dục tính kỉ luật, sự ứng xử đối với môi trường xung quanh, với cơ sở vật chất nhà trường…, từ đó góp phần thay đổi thái độ và điều chỉnh hành vi ứng xử của sinh viên.

Với sinh viên Học viện, phần lớn các bạn đều thể hiện sự tôn trọng với cán bộ, nhân viên làm việc trong trường. Thái độ đó xuất phát từ chính sự tôn trọng công việc của những cán bộ này, đồng thời đây cũng là sự tôn trọng đối với những người lớn tuổi hơn mình của sinh viên.

Trong ứng xử nơi công cộng, sinh viên Báo chí và Tuyên truyền đã có nhiều biểu hiện tích cực (tuân thủ pháp luật, quy định của nhà nước…); đã giảm thiểu rõ rệt mức độ vi phạm giao thông của sinh viên Học viện, tại các nơi sinh hoạt tập thể công cộng: công viên, nhà ga, bến tàu, xe buýt… sinh viên đã biết nhường ghế, biết giúp đỡ người già, trẻ em qua đường, không gây mất trật tự, huyên náo nơi công cộng, không hút thuốc là ở những nơi quy định cấm hút thuốc…

Ba là, trong quan hệ ứng xử với công việc có nhiều chuyển biến tích

cực theo hướng thiết thực và đạt hiệu quả cao.

Học tập và rèn luyện là nghĩa vụ và là nhiệm vụ chủ yếu, quan trọng nhất của mỗi sinh viên. Bởi tri thức, kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình học tập rèn luyện chính là cơ sở để sinh viên hình thành thái độ đúng đắn trước mọi vấn đề, từ đó có hành động phù hợp. Đồng thời, tri thức đó cũng là nền tảng cho nghề nghiệp của họ sau khi ra trường

Trong ứng xử với công việc, sinh viên hiện nay hiểu rất rõ mục đích của việc học tập, rèn luyện trong môi trường đại học là một trải nghiệm vô cùng quan trọng để có thể trưởng thành và đáp ứng được yêu cầu công việc sau này. Vì vậy, ngay từ năm học thứ nhất, nhiều bạn đã đề ra được mục tiêu phấn đấu để đạt được kết quả cao trong học tập. Hơn thế nữa, để có thể đạt được mục tiêu đề ra, sinh viên đã sử dụng nhiều phương pháp học tập mới. Sinh viên ngày nay học tập không theo kiểu học thuộc mà học hiểu, các bạn chú ý hơn tới việc hiểu và nắm vững cốt lõi, bản chất của vấn đề, trên cơ sở đó phát triển và áp dụng vấn đề để giải thích các hiện tượng thực tế trong đời sống xã hội. Mặt khác, các bạn đã biết sử dụng các phương tiện khác để hỗ trợ cho việc học tập, nghiên cứu vấn đề (sách báo, internet…). Qua đó, các bài học được nghiên cứu kĩ lưỡng và hiểu theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu.

Một đặc điểm nổi bật của học viện Báo chí và Tuyên truyền đó là ngoài vấn đề giáo dục nghề nghiệp chuyên môn, đây còn là một trong những cái nôi lý tưởng cho sự trưởng thành thực sự của những đoàn viên- sinh viên. Đoàn thanh niên Học viện là một trong những cơ sở đoàn vững mạnh và dẫn đầu trong các phong trào thi đua của khối trường Đại học –Cao đẳng thuộc Thành đoàn Hà Nội. Đoàn trường đã tổ chức nhiều hoạt động: Phong trào hiến máu nhân đạo, tiếp sức mùa thi, mùa hè xanh, về nguồn, chăm sóc trẻ em mồ côi, người già neo đơn… với rất nhiều phong trào thiết thực và bổ ích được tổ chức hàng năm, hàng trăm đoàn viên- sinh viên háo hức tham gia. Và hầu hết các bạn đều thừa nhận rằng, qua những hoạt động ngoại khóa này, các bạn trưởng thành hơn rất nhiều, biết trân trọng cuộc sống, sống có lý tưởng hơn và biết hướng tới các giá trị nhân văn trong sinh hoạt, học tập và cả trong quá trình giao tiếp, ứng xử.

Biểu hiện cơ bản và tổng quát nội dung văn hóa ứng xử của sinh viên với công việc nói riêng và văn hóa ứng xử nói chung đó là việc học tập nội

quy, quy chế. Nội quy, quy chế Học viện được cụ thể hóa bằng các quy định trong học tập, rèn luyện, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, quy chế khen thưởng, xử lý kỉ luật…Đây là những quy định bắt buộc đối với sinh viên, nó quy định những gì sinh viên được phép làm và những gì không được phép,

Một phần của tài liệu Văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh với việc giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)