Văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh với việc giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Trang 30)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.Văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh

1.2.1. Hồ Chí Minh – Nhà văn hóa kiệt xuất

Sinh ra trong hoàn cảnh nước nhà bị thực dân đô hộ, nhân dân chịu cảnh cơ cực, lầm than, Hồ Chí Minh sớm nung nấu ý chí quyết tâm ra đi tìm con đường cứu nước giải phóng dân tộc. Hành trang tư tưởng mang theo của người thanh niên Nguyễn Tất Thành là những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mà chủ yếu là chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân ái Việt Nam. Qua 30 năm bôn ba, hoạt động ở nhiều nước trên thế giới, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã không ngừng tìm hiểu, thâu tóm những giá trị văn hóa nhân loại làm phong phú thêm vốn văn hóa của mình.

Trong quá trình hoạt động cách mạng, kết tinh trong mình những tinh hoa của truyền thống dân tộc, thâu thái chắt lọc những giá trị đặc sắc của hai nền văn hóa Đông – Tây qua các thời kỳ lịch sử, lại được ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lê nin soi đường. Cùng với những phẩm chất cá nhân hiếm thấy, Người đã hình thành một hệ thống văn hóa mới theo quan điểm riêng của mình, phù hợp với hoàn cảnh đất nước.

Ngay từ cuộc gặp gỡ đầu tiên với Nguyễn Ái Quốc cuối năm 1923, nhà báo – nhà thơ Xô viết Ô xíp Manđenxtam với cái nhìn sắc sảo của mình, đã phát hiện ở Người có một nhân cách văn hóa của một nước thuộc địa đã bị xóa tên trên bản đồ thế giới, nhưng cũng là một đại diện văn hóa của một dân

tộc rất văn hóa. Hơn nữa, ông còn thấy một điều lớn hơn, xa hơn mà chưa ai nhìn thấy: “Dáng dấp của con người đang ngồi trước mặt tôi đây, Nguyễn Ái

Quốc, cũng đã tỏa ra một cái gì thật lịch thiệp và tế nhị… Từ Nguyễn Ái Quốc tỏ ra một thứ văn hóa, không phải văn hóa Âu châu mà có lẽ là một nền văn hóa tương lai” [33, tr. 478].

Và hơn 60 năm sau, thực tế diễn ra khá trùng hợp với lời tiên đoán tài tình ấy. Năm 1987, khi Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã đi xa, CNXH lâm vào khủng hoảng, phong trào cách mạng quốc tế đứng trước những thách thức to lớn và nhiều lãnh tụ cộng sản trên thế giới bị hạ bệ, bôi nhọ trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng, tưởng chừng như lớp bụi thời gian đã xóa nhòa đi lời tiên đoán của nhà thơ Ô xíp Manđenxtam. Nhưng thật lạ, chính trong thời điểm ấy, chúng ta lại được chứng kiến một sự kiện quan trọng: đó là sau phiên họp toàn thể của tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO), Giám đốc UNESCO khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã trịnh trọng tuyên bố, phong tặng danh hiệu anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn cho một lãnh tụ cộng sản Việt Nam. Lãnh tụ cộng sản đó không ai khác mà chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Điều đó một lần nữa khẳng định, những giá trị đích thực mà Hồ Chí Minh mang lại cho con người, cho dân tộc và nhân loại sẽ tồn tại mãi với thời gian. Và thiên tài, trí tuệ, nhân cách của Người vẫn luôn được ghi nhận dù cho thế giới có xảy ra những biến động to lớn.

Không phải ai hoạt động ở lĩnh vực văn hóa, có những sáng tạo văn hóa nhất định đều trở thành nhà văn hóa. Người ta chỉ được công nhận là nhà văn hóa khi người đó có cống hiến lớn về văn hóa, đặc biệt những cống hiến đó phải vươn tới đỉnh cao của tri thức, khoa học,… góp phần vào sự phát triển của dân tộc và nhân loại. Bởi, văn hóa hiểu theo nghĩa rộng nhất là tất cả những giá trị vì sự tiến bộ của loài người.

Hồ Chí Minh được công nhận là nhà văn hóa lớn bởi Người đã để lại dấu ấn sâu đậm và có đóng góp lớn trong tiến trình phát triển của lịch sử nhận loại thế kỷ XX.

Lịch sử nhân loại thế kỷ XX đã khép lại, ghi nhận chiến thắng của các dân tộc bị áp bức trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, biến thế kỷ XX thành thế kỷ của các cuộc cách mạng giải phóng dân tộc trên phạm vi toàn thế giới. Trong chiến công chói lọi của các dân tộc bị áp bức đấu tranh cho hòa bình độc lập dân tộc, tự do, dân chủ và tiến bộ xã hội có đóng góp to lớn của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh đã trực tiếp chiến đấu và chiến thắng các thế lực đế quốc giàu mạnh nhất, đi đầu trong chiến thắng chủ nghĩa thực dân kiểu cũ, đánh sập một bước quan trọng chủ nghĩa thực dân mới.

Với “bản yêu sách tám điểm” gửi tới Hội nghị Vecxay, Nguyễn Ái Quốc được ghi nhận là người đã rung lên hồi chuông đầu tiên trên phạm vi toàn thế giới đòi quyền tự do, dân chủ cho nhân dân An Nam và các dân tộc thuộc địa trên thế giới; năm 1925, Nguyễn Ái Quốc xuất bản tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” tại Paris. Nói là bản án chế độ thực dân Pháp nhưng tác phẩm đó không chỉ vạch trần bộ mặt thật của thực dân Pháp mà còn mô tả: Hành hình kiểu Linson ở châu Mỹ, có chính sách thuế máu ở châu Á, có chế độ cho vay nặng lãi ở Đông Dương và hàng trăm nghìn những thủ đoạn bỉ ổi, tàn ác khác của chủ nghĩa thực dân trên các xứ sở thuộc địa… Tác phẩm kêu gọi, thức tỉnh nhân loại tiến bộ hãy đứng lên chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân để giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Với những nội dung và giá trị đó, Bản án chế độ thực dân Pháp được ghi nhận là tác phẩm chính luận xuất sắc nhất thế kỷ XX.

Nếu như năm 1925 Nguyễn Ái Quốc viết tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp thì năm 1945 chính Người lại thi hành bản án đó tại Việt Nam. Với

không chỉ là người đã cứu nước và giải phóng cho dân tộc Việt Nam mà còn là người mở đầu cho công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa trên thế giới. Đó là ba sự kiện cơ bản đã để lại dấu ấn và sự đóng góp của Hồ Chí Minh trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại.

Đây không chỉ là sự nghiệp chính trị phi thường mà còn là một sự nghiệp văn hóa cao cả. Sự nghiệp văn hóa lớn lao nhất, quan trọng nhất trong cuộc đời Hồ Chí Minh là đã huy động sức mạnh truyền thống của dân tộc kết hợp với tinh hoa văn hóa của thời đại, lãnh đạo thành công sự nghiệp giải phóng dân tộc, giành lại cho nhân dân ta quyền làm người, quyền được sống một cuộc sống xứng đáng với con người.

Sau khi giành được độc lập, với cương vị chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Hồ Chí Minh đã đánh thức tiềm năng tinh thần truyền thống Việt Nam trên cơ sở chủ nghĩa Mác – Lê nin để định hướng cho một nền văn hóa mới, một xã hội nhân cách mới. Văn hóa mới phải làm đúng vai trò của mình đó là soi đường cho quốc dân đi. Cùng với Đảng ta, từ rất sớm Hồ Chí Minh đã dày công xây dựng nền văn hóa mới ở Việt Nam, xây dựng hệ tư tưởng mới, nền giáo dục mới, xây dựng tác phong làm việc mới, phát động phong trào Đời sống mới… Người sáng tác thơ văn, viết báo để tuyên truyền, vận động nhân dân ta thực hiện đời sống mới. Chính Người là nhà sáng tạo văn hóa tài năng, nhà lãnh đạo và hoạt động văn hóa lớn.

Sự nghiệp cách mạng của nước ta dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh thắng lợi, đã trả lại địa vị xứng đáng cho nền văn hóa Việt Nam, cũng là một sự nghiệp có ý nghĩa to lớn đối với nền văn hóa thế giới, góp phần vào cuộc đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa từng bước tiến lên thanh toán chủ nghĩa thực dân, xóa đi một vết nhơ trong lịch sử và trong nền văn hóa của loài người.

Sự nghiệp văn hóa Hồ Chí Minh vì vậy là sự nghiệp có ý nghĩa thời đại, tiêu biểu cho “nền văn hóa tương lai” mà ánh sáng đã tỏa ra ở Hồ Chí Minh từ thời trai trẻ như dự báo của nhà thơ Ô xíp Manđenxtam.

Có lẽ vì thế mà anh hùng giải phóng dân tộc Ấn Độ đã từng nói: “xét theo bất cứ tiêu chuẩn nào Hồ Chí Minh cũng là nhân vật nổi bật nhất trong thời đại chúng ta” [47, tr. 132]. Ngày nay, Viện bảo tàng lịch sử sống tại Paris đã ghi tạc dòng chữ vàng nêu bật lên rằng: “Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những người đã chi phối sự phát triển của thế kỷ thứ hai mươi”

[trích theo 50, tr. 33].

Hồ Chí Minh là nhà văn hóa lớn vì Người có đóng góp cho lĩnh vực văn hóa ở nhiều vai trò.

Là một nhà cách mạng đồng thời là nhà thơ, nhà báo, nhà văn lớn,...Hồ Chí Minh đã sử dụng ngòi bút làm vũ khí sắc bén lên án chế độ thực dân đế quốc, làm phương tiện tuyên truyền, tổ chức lớp lớp quần chúng đứng lên làm cách mạng. Trong những lĩnh vực nói trên Hồ Chí Minh đạt tới thành tựu to lớn, cống hiến quan trọng vào công cuộc nâng cao ngôn ngữ dân tộc và góp phần đặt nền móng cho văn học Việt Nam hiện đại. Đồng thời đã để lại những tác phẩm có giá trị về cả nội dung và nghệ thuật.

Hồ Chí Minh thường xuyên quan tâm tới phát triển giáo dục, văn hóa, khoa học. Việt Nam là nước đầu tiên trong các nước trước đây là thuộc địa đã thanh toán một bước quan trọng nạn mù chữ ngay trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và sử dụng tiếng mẹ đẻ trong tất cả các cấp học. Những thành quả đó tạo cơ sở thuận lợi để mở mang nền giáo dục quốc dân, từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học và trên đại học. Từng bước đáp ứng yêu cầu học tập của nhân dân và đào tạo cán bộ cho công cuộc kháng chiến kiến quốc...

Tóm lại, nhãn quan văn hóa của Hồ Chí Minh thể hiện sự toàn diện và sâu sắc. Người thể hiện quan điểm của mình và đóng góp ở nhiều hoạt động khác nhau, lúc là nhà văn, nhà báo, nhà ngôn ngữ, nhà viết kịch, nhà thơ, khi lại là nhà giáo, nhà giáo dục, nhà chiến lược quân sự, lãnh đạo kháng

chiến...Di sản Việt Nam và Châu Á kết hợp với truyền thống phương Tây ở Người đã tạo nên tất cả những điều đó.

“Sự đóng góp quan trọng về nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật là kết tinh của truyền thống văn hóa hàng nghìn năm của nhân dân Việt Nam và những tư tưởng của Người là hiện thân những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc” [13, tr. 42]. Hồ Chí Minh được ghi nhận là nhà văn hóa kiệt xuất một phần cũng là vì lẽ đó.

Tiếp thu văn hóa nhân loại, Hồ Chí Minh không đối lập văn hóa phương Đông với văn hóa phương Tây, truyền thống với hiện đại mà còn tìm ra con đường kết hợp văn hóa Đông – Tây một cách hài hòa. Nhờ sự hiểu biết lịch sử văn hóa nước mình khá tường tận, đầy đủ có hệ thống, Hồ Chí Minh đã tiếp nhận văn hóa thế giới thuận lợi, có kết quả. Những yếu tố, những mặt tích cực, tiến bộ của văn hóa nhân loại từ học thuyết Mác – Lênin, học thuyết Khổng Tử đến học thuyết tôn giáo của Giê – su, chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn... đều được Người tiếp thu có chọn lọc, bổ sung nhằm phục vụ cho mục đích cách mạng, cho sự nghiệp giải phóng con người và làm giàu cho bản sắc văn hóa Việt Nam.

Nét đặc sắc nổi bật nhất của tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa dân tộc với quốc tế, giai cấp với nhân loại, truyền thống với hiện đại trên cơ sở một chủ nghĩa nhân văn tất cả vì hạnh phúc của con người, tất cả vì sự hoàn thiện của con người. Đến với văn hóa Hồ Chí Minh, mỗi người Việt Nam đều cảm thấy gần gũi nhưng lại rất mới mẻ. Gần gũi vì không xa rời truyền thống hàng ngàn năm của dân tộc, mới mẻ vì lại bắt kịp hiện đại và đi xa về tương lai. Hiện đại nhưng không tan biến vào người khác mà vẫn giữ

được bản sắc, cốt cách con người Việt Nam. Đó là điều đã làm cho Ham – bớc – xtam đi đến nhận xét: Hồ Chí Minh là một trong số các nhân vật lạ lùng nhất thời đại chúng ta. Hơi giống Găng – đi, hơi giống Lênin, hoàn toàn Việt Nam. Chắc chắn là hơn hẳn bất cứ một nhân vật nào của thế kỷ này, Người là hiện thân sinh động của cách mạng, của dân tộc và của toàn thế giới.

Phải chăng vì thế mà chỉ sau một buổi trò chuyện với Nguyễn Ái Quốc, nhà thơ xa lạ đã nhanh chóng nhận ra: “Dân tộc Việt Nam là một dân tộc giản dị và thanh lịch, chuộng nếp điều độ và ghét thói thái quá. Qua cử chỉ cao thượng và tiếng nói trầm lắng của Nguyễn Ái Quốc, tôi thấy được ngày mai, thấy được viễn cảnh trời yên bể lặng của tình hữu ái toàn thế giới bao là như đại dương” [47, tr. 146].

Có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh đã sáng tạo ra một thời đại mới, một nền văn hóa mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam, cũng là những giá trị đóng góp vào sự phát triển của văn hóa thế giới. Hồ Chí Minh là biểu tượng đầy đủ nhất sự kết tinh tinh hoa văn hóa dân tộc và trí tuệ thời đại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.2.2. Nội dung văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh.

Văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh được hình thành trong cuộc đời hoạt động cách mạng, phản ánh trí tuệ, bản lĩnh và nhân cách của Người. Hồ Chí Minh đã để lại những ấn tượng hết sức sâu sắc trong tất cả những ai đã từng được gặp Bác. Hơn thế nữa, Hồ Chí Minh còn truyền tinh thần lạc quan cho tất cả những ai sống gần Người và tiếp xúc với Người. Nhân cách lớn và cuộc đời của Người đã tạo nên được một phong cách ứng xử hết sức mẫu mực. Nó không chỉ tiêu biểu cho văn hóa ứng xử Việt Nam mà còn làm phong phú thêm giá trị văn hóa ứng xử của thời đại. Văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh đa dạng, phong phú, hấp dẫn, chứa đựng những giá trị văn hóa, đạo đức cao. Cái nét chung tạo nên tính nhất quán trong văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh là sự

chân thành, bình dị, tự nhiên từ một tâm hồn đại nhân, đại trí, đại dũng. Văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh không phải là một nghệ thuật xã giao được gò ép theo những nguyên tắc định sẵn, càng không phải là những “xảo thuật xử thế” giả dối để mua chuộc lòng người, mà nó là sự phản ánh trung thực chính bản thân con người Hồ Chí Minh – Một vĩ nhân ít ai có thể đạt tới, khó ai có thể vượt qua, nhưng ai cũng có thể học được từ tấm gương ấy để trở thành người hoàn thiện hơn.

Có thể điểm qua một số nội dung được thể hiện trong văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh như sau:

1.2.2.1. Ứng xử với mình

Điều gợi ý sâu sắc từ tư tưởng và thực tiễn sống động Hồ Chí Minh là ở chỗ văn hóa ứng xử trước hết là văn hóa tự ứng xử.

Trong ứng xử với bản thân mình, Hồ Chí Minh luôn đặt mình trong nguyên tắc ứng xử có tính bắt buộc cao, có sự thống nhất giữa lời nói với việc làm , giữa lý luận với thực tiễn, giữa quan điểm và hành động nhằm mục đích

Một phần của tài liệu Văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh với việc giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Trang 30)